Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Những chuyến bay cứu trợ vào vùng lũ tỉnh Cao Bằng
ID: 607188
Tác giả: Nguyễn Thế Thắng
Lời giới thiệu: thực hiện chỉ đạo của Bộ QP, 2 tổ bay trực thăng Mi-17 của Trung đoàn 916, Sư đoàn 371 đã cất cánh từ Sân bay Gia Lâm (Hà Nội) lên huyện Nguyên Bình và huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng để thực hiện nhiệm vụ tiếp tế hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu cho nhân dân bị nước lũ cô lập do ảnh hưởng của bão số 3. Khắc phục thời tiết nhiễu động sau bão, 2 tổ bay đã hạ cánh an toàn xuống sân vận động huyện Nguyên Bình và Bảo Lâm, chở theo 4 tấn hàng hoá thiết yếu hỗ trợ nhân dân 2 huyện đã bị cô lập nhiều ngày trong nước lũ. Ngay sau khi bốc xong hàng, máy bay nhanh chóng cơ động ra khỏi vùng lũ đề phòng những cơn mưa giông của hoàn lưu bão còn rất mạnh. Bà con đứng chật xung quanh sân vận động vẫy tay chào mãi không thôi ... bộ ảnh này được chụp thực tế trong 2 chuyến bay tìm kiếm cứu nạn và hỗ trợ thiên tai tại 2 huyện Nguyên Bình và Bảo Lâm thuộc tỉnh Cao Bằng, gồm có : Anh bìa ; ảnh số 2 : tổ bay thảo luận phương án tiếp cận vùng bị lũ cô lâp ; ảnh số 3 : khẩn trương chuyển hàng cứu trợ lên máy bay ; ảnh 4 : vùng bị lũ cô lập nhìn từ máy bay ; ảnh số 5 : máy bay mil 171 mang theo 2 tấn hàng cứu trợ hạ cánh an toàn xuống svđ huyện Nguyên Bình ; ảnh số 6 : niềm vui của cán bộ chiến sĩ huyện Bảo Lâm khi có hàng cứu trợ đến trẻ em vùng lũ ; ảnh số 7 : bà con và các em học sinh đứng kín xung quanh svđ chờ hàng cứu trợ ; ảnh số 8 : MTTQ huyện Bảo Lâm chụp ảnh chia tay đoàn công tác ; ảnh số 9 : phút chia tay ngắn ngủi mà xúc động tại svđ huyện Nguyên Bình, mb phải cất cánh ngay vì cơn giông đang ập tới ; ảnh số 10 : đoàn cứu trợ tính toán phương án tiếp cận không hạ cánh mà thả hàng trực tiếp từ máy bay ...

0 Votes


Tác phẩm: NỤ CƯỜI CỦA EM
ID: 35778
Tác giả: Phạm Thị Cẩm Ly
Lời giới thiệu: Chụp được bức hình này cũng là một điều may mắn với tôi, bắt được khoảnh khắc của cô bé bán vé số tươi cười khi được nhận quà từ quán cà phê. Em vui khi nhận được món quà mà chưa bao giờ được, ước ao một lần được cầm trên tay một bông hoa xinh xắn có ly trà sữa kế bên. Em bé trông khoảng tám, chín tuổi với dáng vẻ mảnh khảnh, với làn da đen nhẻm. Em mặc chiếc thun hồng có vẻ đã qua sử dụng nhiều lần. Khuôn mặt của em lúc nào cũng tươi vui, đôi mắt sáng với một chút sự thông minh. Chụp xong cho em, tôi có tâm sự với em một số chuyện. Tôi hỏi em:”Em có đi học không?”. Em bảo:”Em có, nhưng không trong trường”. Tôi thắc mắc liền hỏi:”Vậy em đi học ở đâu ha?”. Em tươi cười với tôi và trả lời lại:”Em học ở nhà dòng và được các sơ dạy miễn phí”. Nghe xong tôi lặng người khoảng 2 - 3 phút, tôi không như em, tôi được đến trường, có bạn có bè, học xong là vội vàng đi về nằm chơi chờ đến giờ cơm thôi. Trái hoàn toàn với em bé đó, em chỉ đến nhà dòng, ít bạn bè, ít sự quan tâm, học xong là vội vã đi bán vé số kiếm tiền về cho mẹ. Em bé phải đi khắp quán mời mọi người mua vé số, 1 ngày em cầm khoảng 200 tờ vé 1 tờ vé số chỉ lời được 2 -3 ngàn đồng thôi. Em luôn muốn bán xong rồi về sớm, em mong sẽ được dùng tiền mua đồ chơi, mua đồ ăn vặt mà em thích, nhưng cuộc đời của em không cho phép. Em phải bươn chải, cạnh tranh bán từng tờ từng tờ một, gom góp để phụ mẹ kiếm tiền nuôi sống gia đình. Hôm 1/6 tui may mắn gặp em, tặng em 1 giỏ hoa kèm ly trà sữa và chụp cho em 1 bức hình ưng ý như vậy, mong sao trong tương lai em sẽ góp ích sức nhỏ nhoi của mình để cải thiện cuộc sống hơn. Mong rằng cuộc sống sẽ đối xử với em nhẹ nhàng hơn một phần nào đó. Tôi thương em vì nụ cười đó, nụ cười hồn nhiên của một đứa trẻ lên 8 lên 9, nụ cười của 1 đứa trẻ phải va chạm vào đời. Tôi cảm thấy lòng mình tràn đầy niềm vui và sự hạnh phúc khi thấy em bé tươi tắn hẳn do chính tôi chụp được. Rồi em nói với tôi: “Em cảm ơn chị nhiều lắm, quà xinh lắm ạ hihi”, câu nói của em đã khiến em cảm thấy xúc động và xém bật khóc. Mong sao cho em sẽ có cuộc sống tốt hơn bây giờ, được vui chơi, được học hành đàng hoàng, có bạn bè vui đùa. Thương em!

4 Votes


Tác phẩm: GÓI BÁNH CHƯNG TRONG NGÔI NHÀ DI SẢN CỦA HÀ NỘI
ID: 600026
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Lời giới thiệu: Không khí ấm áp, Tết sum vầy cùng gói bánh chưng dịp Tết Nguyên đán được tái hiện tại ngôi nhà di sản 87 Mã Mây (quận Hoàn Kiếm) thu hút đông đảo người dân và du khách quốc tế tham gia. Chú thích ảnh bài: Gói bánh chưng trong ngôi nhà di sản của Hà Nội 1. Mỗi dịp Tết đến xuân về, chiếc bánh chưng xanh không chỉ nhắc nhở mỗi người về một sản vật biểu trưng cho văn hóa dân tộc, mà còn khiến mỗi người dân đất Việt trân quý hơn một phong tục đẹp và lâu đời trong Tết cổ truyền Việt. 2. Nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa Mừng Đảng - Mừng Xuân với chủ đề “Tết Việt – Tết Phố 2024”,sáng 4/2/2024 (24 tháng Chạp), tại Ngôi nhà Di sản (87 phố Mã Mây, Hoàn Kiếm, Hà Nội), Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp CLB Đình làng Việt tổ chức không gian gói, luộc bánh chưng đón Tết cổ truyền như cách của người "Hà Nội xưa". 3. Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội mong muốn truyền tải đến nhân dân, du khách một số nét đặc trưng của ngày Tết truyền thống tại khu phố cổ Hà Nội. Bánh chưng làm từ những nguyên liệu gần gũi với đời sống người nông dân như gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh, hành, hạt tiêu, lá dong, lạt giang... 4. Bánh chưng được gói bằng tay, không dùng khuôn gói bánh. Trong xã hội hiện đại nhiều phong tục truyền thống dần bị mai một, nhưng một tập quán xa xưa vẫn được người Việt lưu giữ tới nay là tục gói bánh chưng dâng cúng tổ tiên ngày Tết Nguyên đán. 5. Tục gói bánh chưng, bánh tét ngày Tết đã trở thành nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Bánh chưng, bánh tét dùng để cúng lễ thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên và nói lên ước mơ mọi người, mọi nhà về một năm mới sung túc, an lành, hạnh phúc. 6. Nhắc đến bánh chưng, bánh giầy, bánh tét là nhắc đến những phong tục, truyền thống thờ cúng tổ tiên, cảm ơn trời đất cho một năm mùa màng bội thu bằng những món ăn được làm từ nếp, xuất phát từ nền văn hóa lúa nước, nông nghiệp lâu đời. Mỗi dịp Tết đến xuân về, chỉ cần thoáng nghe mùi nếp lan toả từ những chiếc bánh chưng, đòn bánh tét là những người con xa quê bỗng thấy rưng rưng nhớ về nguồn cội, ông bà cha mẹ. Đêm giao thừa, cả gia đình quây quần bên nhau xếp lá, gói bánh, nấu bánh… đã trở thành một hình ảnh thân thương, không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền. 7. Ông Nguyễn Xuân Nguyên (quận Tây Hồ) chia sẻ: “Rất lâu rồi tôi chưa được tự tay gói bánh chưng. Tôi thấy xúc động khi tham gia hoạt động này, bởi nó gợi lại những ký ức xưa cùng gia đình quây quần bên nồi bánh chưng ngày Tết”. 8. Du khách đến đây sẽ được cảm nhận không gian Tết của một gia đình Hà Nội xưa với mâm cỗ Tất niên, cảnh quây quần bên nồi bánh chưng, thưởng thức các món ăn đặc sản Tết của Hà Thành... 9. Những làn khói nghi ngút bốc lên từ nồi luộc bánh chưng, cùng mùi hương của lá dong, gạo nếp. Cứ như thế, năm nào cũng vậy, Tết đã cận kề.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tiếp