Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: TUOR ĐÊM VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM “TINH HOA ĐẠO HỌC”
ID: 600061
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Lời giới thiệu: Chương trình trải nghiệm đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám với chủ đề "Tinh hoa đạo học"sẽ chính thức phục vụ khách tham quan từ 19 giờ - 22 giờ, bắt đầu từ ngày 1/11/2023. Tour đêm Văn Miếu – Quốc Tử Giám mang đến cho du khách những trải nghiệm mới, khác biệt so với việc tham quan di tích ban ngày. Cả không gian di tích được thay đổi bởi hệ thống ánh sáng và công nghệ 3D Mapping tạo nên một diện mạo mới, lung linh, huyền ảo và mang lại nhiều cảm xúc cho khách. Những công trình đặc trưng của di tích như Khuê Văn Các, vườn bia Tiến sỹ, giếng Thiên Quang, khu Bái đường… được khai thác hiệu quả trong việc chuyển tải những giá trị, ý nghĩa của đạo học. Khu vực Khuê Văn Các cũng sẽ trở thành nơi trình diễn âm nhạc truyền thống. Đặc biệt, show trình chiếu Mapping 3D theo chủ đề “Tinh hoa đạo học” tại khu Thái học giúp cho khách tham quan khám phá những giá trị tinh túy nhất trong đạo học của người Việt. Tất cả cùng hòa quyện tạo nên một bữa tiệc của ánh sáng, âm thanh và cảm xúc. Theo Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu cho biết, công nghệ trình chiếu mapping 3D không làm ảnh hưởng tới không gian trên mái nhà sân Thái học hay cảnh quan Văn Miếu nhưng làm nổi bật lên vẻ đẹp kiến trúc, truyền tải những giá trị văn hóa, lịch sử quý giá. Theo chuyên gia nghiên cứu về lịch sử, Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện có hai chức năng kép, vừa là khu di tích, vừa là trung tâm đổi mới sáng tạo của Hà Nội. Văn Miếu - Quốc Tử Giám xuất hiện đầy ấn tượng trong mắt du khách nhờ sự đổi mới, sáng tạo, tận dụng thế mạnh của công nghệ số. Đây là một mô hình hợp tác hiệu quả giữa những nhà làm công nghệ và những nhà làm di sản văn hóa, là điển hình trong hợp tác công tư. Chú thích ảnh bài: Tour đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám "Tinh hoa đạo học", giá vé, thời gian, địa điểm 1. Mong muốn mang đến cho khách tham quan một diện mạo mới hoàn toàn của khu di tích, tạo nên những trải nghiệm mới, những cảm xúc khác biệt so với các nội dung tham quan và khám phá ban ngày, Chương trình trải nghiệm đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám với chủ đề "Tinh hoa đạo học" sẽ chính thức phục vụ khách tham quan từ 19 giờ - 22 giờ, bắt đầu từ ngày 1/11/2023. 2. Chương trình Trải nghiệm đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, mọi di tích kiến trúc và không gian di sản đều trở nên ấn tượng hơn, lung linh hơn thường ngày, song vẫn giữ được nét thâm trầm, tinh tế. 3. Nhằm phát huy giá trị di sản,một sản phẩm du lịch có sự ứng dụng công nghệ hiện đại khoa học và nghệ thuật đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng và du khách. 4. Các hạng mục đều mở ra một không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám vừa quen, vừa lạ. 5. Bốn từ “Tinh Hoa Đạo Học” xếp thành hàng dọc thể hiện thông điệp rằng trục đường chính dẫn vào Văn Miếu - Quốc Tử Giám chính là con đường dẫn đến tinh hoa đạo học của người Việt. 6. Viền quanh thành giếng là một dải đèn led với hai gam màu trang nhã in bóng xuống mặt nước tạo nên những cảm xúc vô cùng đặc biệt nổi bật hình ảnh đôi cá chép chầu bình móc. 7. Khu Đại thành hay còn gọi là khu Bái đường là không gian trưng bày Quốc Tử Giám - ngôi trường đầu tiên của nền quốc học Việt Nam. Lịch sử hình thành và phát triển của cái nôi đào tạo nhân tài cho đất nước trong suốt gần 800 năm dưới thời phong kiến được thể hiện với phong cách thiết kế mang hơi thở đương đại, in đậm dấu ấn của các giá trị truyền thống đã rèn đúc nên hàng ngàn danh nhân cho đất Việt. 8. Điểm nhấn của tour đêm nằm ở phần sân Thái Học là Show 3D mapping “Tinh hoa đạo học” lấy cảm hứng từ những yếu tố đặc thù tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Mặt tiền của nhà Tiền đường trên sân Thái học biến thành một màn hình khổng lồ giúp cho khách tham quan khám phá những giá trị tinh túy nhất trong đạo học của người Việt. 9. Các hình thức trải nghiệm, tương tác hứa hẹn mang đến cho khách tham quan những cảm xúc đặc biệt như: Học với thầy đồ, tập làm nho sinh, tham quan trưng bày, trải nghiệm thực tế ảo Viết chữ. 10. Các hạng mục được chăm chút một cách tỉ mỉ mang lại cho khách tham quan một buổi tối khám phá trọn vẹn những giá trị đặc trưng không chỉ của riêng khu di tích quốc gia đặc biệt này mà còn cảm nhận được những giá trị nền tảng của đạo học Việt Nam.

1 Vote


Tác phẩm: Rối chầu chùa Cổ Lễ
ID: 599650
Tác giả: Phạm Quốc Dũng
Lời giới thiệu: Múa Chầu rối là mô phỏng những sinh linh được Hoàng hậu nước Lương sinh ra bị ruồng bỏ được Đức Phật Như Lai độ trì và Đức Thánh Tổ cứu vớt. Các vẻ mặt của đầu rối có khóc, cười, trách móc. Có tất cả 9 đầu rối, mỗi nghệ nhân khi múa chầu tay dâng hai đầu rối, chân nhảy theo nhịp 5 bước viết lên chữ Khẩu. Khi chân nhảy theo nhịp thì tay dâng đầu rối được đưa vòng từ ngoài vào trước ngực. Có 3 động tác, mỗi động tác được thực hiện 3 hồi. Sau đó hai nghệ nhân chầu rối chuyển vị trí cho nhau tiếp tục thực hiện 3 hồi các động tác 1-2-3. Cuối cùng hai nghệ nhân giáp lưng xoay vòng thể hiện sự vui mừng biết ơn Đức Phật Như Lai độ trì và Đức Thánh Tổ cứu sinh. Mỗi cặp đôi nhảy chầu rối đều có các động tác và nhịp điệu giống nhau, đều thể hiện sự sung sướng, vui mừng khi được cứu sinh và được tắm mát trong dòng sông thanh tịnh của phép Phật nhiệm màu. Cùng với đó, múa ông Tràng thường là do Hội trưởng (anh trưởng) đảm nhận, như trên đã mô tả có 2 cặp đôi với 8 đầu Rối đã xuất hiện còn lại múa ông Tràng nghệ nhân nhảy Chầu một mình với 1 đầu Rối. Động tác chân nhảy vẫn theo nhịp 5 nhưng được thực hiện 5 lần động tác giống nhau vì chỉ có một đầu Rối lên tay dâng lên xuống trước ngực, nhịp điệu nhảy Ông Tràng chậm rãi khoan thai điềm tĩnh đúng với tác phong anh trưởng. Sau 5 lần nhảy Chầu thì Ông Tràng theo nhịp trống điều khiển tiến lên, dùng chân viết lên từng nét của các chữ nho: Đầu tiên là Chữ Vạn (Vạn Năng) biểu tượng của Nhà Phật, sau đó là Chữ Thánh cung Vạn Tuế - Thiên hạ Thái bình.

0 Votes


Tác phẩm: lễ Phong phẩm Phó cả sư (Lễ Pok Tapah)
ID: 590169
Tác giả: Nguyễn Văn Anh
Lời giới thiệu: Đây là những hình ảnh Lễ Pok Tapah (Phong phẩm Phó Cả sư) của sư cả chức sắc Huỳnh Cạn thôn Phan Hiệp - huyện Bắc Bình, nghi lễ này ghi nhận một bước trưởng thành của một tu sĩ người Chăm Bà-la-môn giáo. Đây là một nghi lễ phong phú, nhiều màu sắc rực rỡ. Có rất nhiều nghi thức được thực hiện trong nhiều ngày, quy tụ nhiều con người để làm nên một cuộc lễ. Và cũng thật khó để chụp lại những hình ảnh này. Trải qua nhiều năm tháng, nhiều biến động thăng trầm trong lịch sử, cùng với những tác động bất lợi của các nền văn hóa khác trong cuộc sống hiện tại, nhưng họ âm thầm, miệt mài gìn giữ màu sắc của tổ tiên, hình như (theo tôi) không sót một ly nào. Nhìn những hình ảnh bạn sẽ thấy rõ những nghi lễ của họ thật độc đáo, đầy bản sắc dân tộc Chăm và có nhiều nét nghệ thuật trong đó nữa. Ai chứng kiến những nghi lễ của họ, mới hiểu được chiều sâu, cũng như nội lực của nền văn hóa Chămpa. Cũng phải nói thêm rằng, để duy trì nền tảng văn hóa tổ tiên để lại, mọi người cũng phải ghi nhận sự gánh chịu của đồng bào, tuy rằng cuộc sống của họ vẫn còn nghèo khó. Mình tin rằng văn hóa Champa sẽ trường tồn theo năm tháng, cũng giống như những ngôi tháp Chăm đẹp đẽ và cổ kính kéo dài từ Quảng bình đến Phú Hài – Phan Thiết vậy. Những ngôi tháp Chăm sừng sững, hiên ngang giữa bầu trời đã chứng minh rõ nét nhất cho sự bất diệt của nền văn hóa Champa.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tiếp