Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Tây Nguyên huyền bí
ID: 608595
Tác giả: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Lời giới thiệu: Tây Nguyên huyền bí Tây Nguyên, vùng đất cao nguyên hùng vĩ nằm ở miền Trung Việt Nam, không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn ẩn chứa nhiều huyền bí trong văn hóa và phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số nơi đây. Cảnh sắc thiên nhiên Tây Nguyên là nơi giao thoa giữa núi rừng, thác nước và những cánh đồng cà phê bạt ngàn. Những ngọn núi trùng điệp, dòng sông trong xanh và những thác nước ào ạt như thác Draynur, thác Yang Bay tạo nên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ. Không chỉ có vậy, Tây Nguyên còn nổi tiếng với các hồ nước như hồ T’nưng hay hồ Lắk, nơi du khách có thể tham gia vào các hoạt động du lịch sinh thái thú vị. Văn hóa phong phú Tây Nguyên là nơi sinh sống của nhiều dân tộc như Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Xê Đăng, mỗi dân tộc mang trong mình những truyền thuyết, phong tục tập quán độc đáo. Nét đặc trưng văn hóa Tây Nguyên không thể không nhắc đến những lễ hội như lễ hội cồng chiêng, lễ hội mừng mùa màng, hay các nghi thức cúng bái linh hồn. Những điệu múa, tiếng cồng chiêng vang vọng trong không gian núi rừng tạo nên âm thanh huyền bí, khiến người nghe cảm nhận được sự kết nối giữa con người với thiên nhiên. Ẩm thực độc đáo Ẩm thực Tây Nguyên cũng mang đậm bản sắc văn hóa của vùng đất này. Các món ăn như cơm lam, gà nướng, và rượu cần không chỉ ngon mà còn chứa đựng những câu chuyện về cuộc sống của người dân nơi đây. Rượu cần, một loại rượu truyền thống, thường được sử dụng trong các buổi lễ hội, tạo nên không khí giao lưu thân mật giữa bạn bè và gia đình. Tây Nguyên không chỉ là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên, mà còn là nơi để khám phá những giá trị văn hóa độc đáo và huyền bí. Một chuyến đi đến Tây Nguyên chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm khó quên và những kỷ niệm đẹp về vùng đất này.

0 Votes


Tác phẩm: Những Cô Gái Mường Thu Hoạch Chè
ID: 601483
Tác giả: HÀ VĂN LUẬN
Lời giới thiệu: Đồi chè Long Cốc nằm tại Xã Long Cốc,huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, nằm cách Hà Nội khoảng 125 km, và khoảng 70 km từ trung tâm thành phố Việt Trì. Những “ốc đảo chè” khiến Long Cốc được mệnh danh là “vịnh Hạ Long vùng trung du”. Đồi chè long cốc có diện tích gần 700 ha chè,và được trồng từ năm 1999_2001 do chính những bàn tay khéo léo của những công nhân và người dân bản địa nơi đây tạo nên, Mỗi đồi chè rộng khoảng 1 ha và tương ứng có khoảng 700 quả đồi bát úp lớn nhỏ khác nhau trải dài đến tận chân trời và tạo thành bức tranh huyền ảo.đồi chè long cốc vào những buổi sáng lúc ẩn lúc hiện trong sương.và ngắm hoàng hôn đồi chè móng ngựa vào buổi chiều.ngoài ra khi đến với long cốc các bạn sẽ được thưởng thức những món ăn đặc sản dân tộc của người mường bản địa nơi đây,chắc chắn sẽ là một trải nghiệm khó quên khi đến Long Cốc Long Cốc được đánh giá là một trong những đồi chè đẹp nhất Việt Nam, có tiềm năng phát triển du lịch. Trong những năm qua, lượng du khách thập phương và quốc tế về tham quan, khám phá trải nghiệm đồi chè Long Cốc ngày càng tăng. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu của du khách du lịch nên tôi nhận thấy tiềm năng phát triển của đồi chè Long Giờ đã số người công nhân đã sử dụng máy cẳt chè để tăng năng suất và sản lượng,tuy nhiên để những loại chè uống thì những có gái dân tộc Mường phải hái bằng tay để chọn lọc những búp chè đều nhau để cho ra sản phẩm khi xao khô sẽ đạt chất lượng nhất ,

0 Votes


Tác phẩm: Một thời hồn nhiên
ID: 592241
Tác giả: Đội Truyền thông - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
Lời giới thiệu: Nhớ chiều nào tung tăng bên cánh đồng bát ngát trào dâng, ôi nhớ lắm cái vẻ mộc mạc, bình dị của thôn quê, nhớ lắm cái màu vàng úa của mùa lúa chín vàng nuôi ta khôn lớn, nhớ lắm cái bọn trẻ thơ ngày ấy tíu tít, vi vu cùng cánh diều năm nào. Ta nói, tiếng cười, tiếng hò reo của bọn trẻ vang lên rộn ràng khắp cánh đồng, làm tan biến những mệt mỏi và lo toan trong cuộc sống. Những đứa trẻ hồn nhiên, tay nắm chặt dây diều, mắt hướng lên bầu trời với niềm hân hoan. Đối với người trưởng thành, cánh diều có thể đơn thuần là một trò chơi, nhưng với bọn trẻ lúc bấy giờ đó là biểu tượng của sự tự do, sự khát khao để vươn lên trong cuộc sống. Remembering carefree afternoons in the vast fields, oh how we miss the simplicity and rustic charm of the countryside, the golden hue of ripe rice fields that raised us, and the children who used to play joyfully with their kites. The sound of their laughter and cheers echoed across the fields, melting away the fatigue and worries of life. These innocent children, holding the kite strings tightly, eyes fixed on the sky with joy. For adults, kites might just be a game, but for children back then, it symbolized freedom and the aspiration to rise in life.

5 Votes


Tác phẩm: TÁI HIỆN PHỐ NGHỀ ĐÔNG NAM DƯỢC LÃN ÔNG
ID: 600003
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Lời giới thiệu: Phố Lãn Ông là nơi tập trung của nghề đông y, kinh doanh thuốc y học cổ truyền, là tuyến phố có nhiều hộ kinh doanh về Đông Nam dược tồn tại hàng trăm năm. Bằng việc tái hiện không gian hoạt động của phố nghề truyền thống này, trưng bày giới thiệu phố nghề Đông Nam dược Lãn Ông góp phần bảo tồn các giá trị di sản, phát huy các giá trị nghề truyền thống của Thăng Long - Hà Nội. Phố Lãn Ông là một con phố có tiếng tại Hà Nội, với lịch sử lâu đời và nghề truyền thống chính là kinh doanh thuốc đông y với gần 100 cửa hàng thuốc đông y trên tuyến phố dài khoảng 200m. Đây cũng là một trong số ít các con phố trong 36 phố phường Hà Nội giữ được nghề truyền thống theo tên gọi của nó sau hàng trăm năm lịch sử. Giờ đây, phố Lãn Ông đã trở thành thương hiệu chợ thuốc đông y nổi tiếng tại Thủ đô Hà Nội, là điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch trong và nước ngoài. Chú thích ảnh bài: TÁI HIỆN PHỐ NGHỀ ĐÔNG NAM DƯỢC LÃN ÔNG 1. Trưng bày diễn ra tại Hội quán Phúc Kiến – 40 Lãn Ông, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. 2. Trưng bày nhằm giới thiệu về lịch sử hình thành tuyến phố, những kết quả, thành tựu phát triển dược liệu và các sản phẩm y dược cổ truyền trong nước và tiềm năng thế mạnh của y dược cổ truyền trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. 3. Thông qua đó cũng tái hiện không gian hoạt động của phố nghề đông y truyền thống qua việc trưng bày tranh ảnh, tư liệu về lịch sử phố nghề đông nam dược 4. Các gian hàng giới thiệu sản phẩm dược liệu, các bài thuốc quý, trình diễn bắt mạch, xoa bóp, bấm huyệt, tư vấn sức khỏe cho nhân dân. 5. Nhiều người dân có nhu cầu khám chữa bệnh, điều trị bằng những vị thuốc Đông nam dược cũng đã tới với sự kiện để được bắt mạch, kê đơn và tư vấn miễn phí. 6. Một số sách, ấn phẩm, tài liệu nghề thuốc Đông Nam Dược. 7. Một số dụng cụ, phương tiện dùng để bào chế thuốc Đông Nam Dược. 8. Trưng bày không chỉ là dịp giới thiệu tới công chúng, du khách trong và ngoài nước biết đến các giá trị đặc sắc của nghề mà còn là những đóng góp thiết thực trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng, về bảo tồn, phát huy các giá trị nghề truyền thống. 9. Phố Lãn Ông không chỉ là nơi chuyên doanh thuốc Đông Nam dược mà còn là nơi thu hút đông đảo nhân dân Thủ đô, du khách trong và ngoài nước tham quan, góp phần phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ của quận Hoàn Kiếm nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung. 10. Ban Tổ chức cho biết, hoạt động trưng bày giới thiệu nghề Đông Nam dược Lãn Ông sẽ là hoạt động dài hạn, diễn ra vào các ngày thứ 7, Chủ nhật hằng tuần.

1 Vote


Tác phẩm: Văn hoá truyền thống của cộng đồng dân tộc vùng Tây Nguyên khoe sắc
ID: 607950
Tác giả: Trần Văn Huấn
Lời giới thiệu: Bộ ảnh được thực hiện tại Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I diễn ra từ ngày 29.11 đến 1.12.2023 tại thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Bộ ảnh thể hiện sinh động, chân thức và toàn diện nét văn hoá truyền thống đặc sắc của các dân tộc bản địa sinh sống lâu đời trên đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ. Các sinh hoạt hàng ngày, lễ hội truyền thống, truyền dạy di sản văn hóa cho các thế hệ trẻ, bảo tồn nghề truyền thống, giới thiệu ẩm thực phong phú luôn được cộng đồng các dân tộc bảo tồn, dìn giữ và phát huy, là điểm nhấn để gắn kết cộng đồng, mang đến những trải nghiệm phong phú về đời văn hóa tinh thần, thu hút du khách đến khám phá, trải nghiệm, được hoà mình vào với không gian của lễ hội. Ngày hội được đón Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã đến dự, ân cần thăm hỏi, động viên, giao lưu với các nghệ nhân tham gia Ngày hội. Thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong việc bảo tồn, dìn giữ và phát huy bản săc, giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc, đời sống tinh thần của người dân.

1 Vote


Tác phẩm: Người thổi hồn vào tò he
ID: 599983
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Lời giới thiệu: Tò he là đồ chơi dân gian thuần chất thôn quê đã đi vào đời sống tinh thần của biết bao thế hệ người dân đất Việt. Theo những người còn lưu giữ nghề tại làng Xuân La, nghề nặn tò he xuất hiện khoảng 400-500 năm trước.Trước đây, nặn tò he là một nét văn hoá dân gian ở các vùng quê Việt Nam, đặc biệt là Bắc Bộ. Ban đầu, tò he là sản phẩm để cúng lễ nên thường có hình thù các con vật. Cũng vì thế mà tò he trước đây còn có tên gọi khác là "đồ chơi chim cò". Chú thích ảnh bài: NGƯỜI THỔI HỒN VÀO TÒ HE 1. Nghệ nhân Đặng Văn Hậu, thôn Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội đã dành hơn 20 năm để học hỏi, nghiên cứu và cải tiến các sản phẩm tò he. 2. Nguyên liệu làm tò he là gạo nếp, gạo tẻ đem trộn đều, ngâm nước, sau đó đem xay hoặc giã thành bột; gạo nếp thì dễ làm và chất lượng sản phẩm tốt hơn. Bột thành phẩm được nhào kỹ đến khi không dính tay rồi mới nắm thành những nắm nhỏ, đem luộc chín. Nghệ nhân tò he Đặng Văn Hậu ở thôn Xuân La cho biết, quan trọng là kỹ thuật luộc bột và làm bột phải theo thời tiết. Mùa đông thì làm bột dẻo hơn mùa hè. 3. Nghệ nhân nặn tò he sẽ đem "đấu" màu và nặn hình. Màu sắc dùng để nhuộm bột cũng lấy từ nước màu có nguồn gốc thiên nhiên, từ các loại lá cây, rau củ ăn được. Chẳng hạn như màu đỏ từ quả gấc, màu đen từ cây nhọ nồi, màu xanh từ lá trầu không, lá riềng. Cần phải qua nhiều công đoạn công phu, đặc biệt khâu làm bột, thì mới làm ra được sản phẩm tò he bóng mượt và màu sắc tươi đẹp. 4. Không chỉ giữ lửa nghề truyền thống của làng tò he Xuân La, với tài năng và niềm đam mê, nghệ nhân trẻ Đặng Văn Hậu còn đưa nghề nặn những con giống bằng bột đến với đông đảo người dân và du khách trong và ngoài nước. 5. Đối với trẻ em cũng như người lớn, trong nước và quốc tế thì mọi người có thể giữ gìn những món đồ chơi đấy trong khoảng thời gian rất dài, có thể tồn tại được đến 3 năm và đồng thời là nghệ nhân Đặng Văn Hậu cũng đang tạo ra một bộ kit tò he. Đó là một bộ mà có thể tham gia vào quá trình tạo ra các sản phẩm đó và từ đó là sẽ kích thích sự sáng tạo của những người chơi, đặc biệt là trẻ em.” 6. Một số vùng tại miền Bắc, người ta còn gọi là "con bánh" vì bên cạnh hình thù các con vật, người ta còn nặn bột thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi... tạo thành mâm cỗ để đi chùa dâng cúng. Về sau, sản phẩm được gắn vào một chiếc kèn ống, ở đầu kèn có quét chút mạch nha, khi thổi phát ra âm thanh "tò te" thế nên có lẽ người ta gọi là "tò te", sau này nói trại thành "tò he".

1 Vote


Tác phẩm: GƯƠNG SÁNG CỦA LÀNG Ở VÙNG BIÊN
ID: 599702
Tác giả: Huy Đằng Phạm
Lời giới thiệu: GƯƠNG SÁNG CỦA LÀNG Ở VÙNG BIÊN Nằm trên vùng đất được gọi là ngã ba biên giới (Việt Nam – Lào – Campuchia) ở cực bắc Tây Nguyên, Ông được phong là Nghệ Nhậ ưu Tú, người đã có công lưu giữ và truyền dạy các loại nhạc cụ của cộng đồng Dân tộc Giẻ (Jié)Triêng cho các thế hệ con em…Gần đây Ông còn được nhận danh hiệu “Gương sáng pháp luật” do báo Pháp Luật trao tặng. Ông là Già làng A Brol Vẽ (sinh 1945) sống tại Làng Đắk Răng, xã Đắk Dục, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. A Brol Vẽ là một già làng uy tín, là một nghệ nhân sử dụng và chế tác được các loại nhạc cụ của Dân tộc mình, như “Đinh Tút” (nhạc cụ đặc trưng của người Giẻ Triêng), “Khèn”, “Tơ Rưng”… để truyền dạy cho các thế hệ sau… Ông còn sưu tập, chế tác làm cho mình một phòng trưng bày các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc Giẻ Triêng trong khuôn viên nhà mình. Ông cũng là người kết nối các chủ trương chính sách của chính quyền đến với bà con dân tộc trong địa phương… như việc giỏ rác (tre nứa) ở các hộ gia đình, và môi trường chung quang nơi sinh sống của cộng đồng làng

0 Votes


Tác phẩm: Một thời hồn nhiên
ID: 592280
Tác giả: Đội Truyền thông - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
Lời giới thiệu: Nhớ chiều nào tung tăng bên cánh đồng bát ngát trào dâng, ôi nhớ lắm cái vẻ mộc mạc, bình dị của thôn quê, nhớ lắm cái màu vàng úa của mùa lúa chín vàng nuôi ta khôn lớn, nhớ lắm cái bọn trẻ thơ ngày ấy tíu tít, vi vu cùng cánh diều năm nào. Ta nói, tiếng cười, tiếng hò reo của bọn trẻ vang lên rộn ràng khắp cánh đồng, làm tan biến những mệt mỏi và lo toan trong cuộc sống. Những đứa trẻ hồn nhiên, tay nắm chặt dây diều, mắt hướng lên bầu trời với niềm hân hoan. Đối với người trưởng thành, cánh diều có thể đơn thuần là một trò chơi, nhưng với bọn trẻ lúc bấy giờ đó là biểu tượng của sự tự do, sự khát khao để vươn lên trong cuộc sống. Remembering carefree afternoons in the vast fields, oh how we miss the simplicity and rustic charm of the countryside, the golden hue of ripe rice fields that raised us, and the children who used to play joyfully with their kites. The sound of their laughter and cheers echoed across the fields, melting away the fatigue and worries of life. These innocent children, holding the kite strings tightly, eyes fixed on the sky with joy. For adults, kites might just be a game, but for children back then, it symbolized freedom and the aspiration to rise in life.

3 Votes


Tác phẩm: Rối chầu chùa Cổ Lễ
ID: 599650
Tác giả: Phạm Quốc Dũng
Lời giới thiệu: Múa Chầu rối là mô phỏng những sinh linh được Hoàng hậu nước Lương sinh ra bị ruồng bỏ được Đức Phật Như Lai độ trì và Đức Thánh Tổ cứu vớt. Các vẻ mặt của đầu rối có khóc, cười, trách móc. Có tất cả 9 đầu rối, mỗi nghệ nhân khi múa chầu tay dâng hai đầu rối, chân nhảy theo nhịp 5 bước viết lên chữ Khẩu. Khi chân nhảy theo nhịp thì tay dâng đầu rối được đưa vòng từ ngoài vào trước ngực. Có 3 động tác, mỗi động tác được thực hiện 3 hồi. Sau đó hai nghệ nhân chầu rối chuyển vị trí cho nhau tiếp tục thực hiện 3 hồi các động tác 1-2-3. Cuối cùng hai nghệ nhân giáp lưng xoay vòng thể hiện sự vui mừng biết ơn Đức Phật Như Lai độ trì và Đức Thánh Tổ cứu sinh. Mỗi cặp đôi nhảy chầu rối đều có các động tác và nhịp điệu giống nhau, đều thể hiện sự sung sướng, vui mừng khi được cứu sinh và được tắm mát trong dòng sông thanh tịnh của phép Phật nhiệm màu. Cùng với đó, múa ông Tràng thường là do Hội trưởng (anh trưởng) đảm nhận, như trên đã mô tả có 2 cặp đôi với 8 đầu Rối đã xuất hiện còn lại múa ông Tràng nghệ nhân nhảy Chầu một mình với 1 đầu Rối. Động tác chân nhảy vẫn theo nhịp 5 nhưng được thực hiện 5 lần động tác giống nhau vì chỉ có một đầu Rối lên tay dâng lên xuống trước ngực, nhịp điệu nhảy Ông Tràng chậm rãi khoan thai điềm tĩnh đúng với tác phong anh trưởng. Sau 5 lần nhảy Chầu thì Ông Tràng theo nhịp trống điều khiển tiến lên, dùng chân viết lên từng nét của các chữ nho: Đầu tiên là Chữ Vạn (Vạn Năng) biểu tượng của Nhà Phật, sau đó là Chữ Thánh cung Vạn Tuế - Thiên hạ Thái bình.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tiếp