Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: LĂNG ÔNG-DỰNG NÊU ĐÓN TẾT-NÉT ĐẸP VĂN HÓA CỔ TRUYỀN DUY NHẤT CÒN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ID: 36004
Tác giả: Kiều Anh Dũng
Lời giới thiệu: Theo quan niệm của người dân Việt từ bao đời nay,cây nêu được dựng vào dịp Tết Nguyên Đán mang ý nghĩa rất thiêng liêng,tránh những xui xẻo & mang lại một năm mới may mắn cho gia chủ. Gần đây, người ta dường như có xu hướng tối giản đi những tập tục ngày Tết.Những phong tục cổ truyền đã không còn xuất hiện nhiều ở các thành phố lớn,nơi nhịp sống luôn vội vã từng ngày.Đặc biệt phải nhắc tới phong tục dựng cây nêu-một hình ảnh có tính biểu tượng gắn liền với TẾT NGUYÊN ĐÁN Nghi lễ dựng cây nêu được thực hiện theo đúng truyền thống từ lâu đời trong văn hóa của người dân nước Việt.Đó là dùng cây tre già,lóng tre đều và còn nguyên lá tươi trên ngọn,được treo cờ hội ngay ngắn bên dưới lá tre,trang trí thêm lồng đèn tạo màu sắc,lá phướn mang câu chữ với ý nghĩa chúc mừng năm mới cùng những vật dụng trang trí tạo âm thanh như chuông ... Hiện tại ở Thành phố Hồ Chí Minh chỉ còn một nơi duy nhất thực hiện nghi lễ Dựng Nêu đón Tết đó là Lăng Đức Thượng Công Tả Quân Lê Văn Duyệt vào ngày 30 (29)tháng chạp hàng năm trong sân sau lối vào cổng Tam Quan. Nghi lễ DỰNG NÊU được thực hiện và duy trì hơn 200 năm qua của Ban trị sự,Chính quyền địa phương cùng người dân cả nước,đặc biệt là cộng đồng người Việt gốc Hoa Thành phố khi mỗi dịp Tết đến Xuân về.Đây là một nét văn hóa có ý nghĩa trong đời sống tâm thức của người Việt từ xa xưa

0 Votes


Tác phẩm: Hành trình mới
ID: 605903
Tác giả: Huỳnh Lưu Bảo Trân
Lời giới thiệu: Thời khắc tốt nghiệp lớp 12 thật vô cùng quý giá. Thời khắc ấy, chắc hẳn niềm hạnh phúc sẽ dâng trào trong lòng của mỗi một bạn học sinh. Hạnh phúc vì những nổ lực miệt mài của 12 năm đèn sách cũng đã được đền đáp, chúng ta đã tốt nghiệp phổ thông. Hạnh phúc vì từ đây sẽ bắt đầu hành trình mới, đến với cánh cổng đại học để bồi đắp hành trang 4 năm chuẩn bị bước vào đời. Chặn đường mới này, chúng ta sẽ đi trên chính đôi chân của mình, tự chúng ta nuôi sống bản thân, nỗi lo cơm áo gạo tiền để nuôi nấng chúng nên người sẽ không còn đè lên vai của bố mẹ nữa mà chính chúng ta sẽ quay trở lại phụ giúp gia đình. Niềm hạnh phúc ấy không chỉ của riêng mỗi đứa học sinh mà còn là niềm hạnh phúc của bậc phụ huynh, bởi niềm vui của con chính là niềm hạnh phúc lớn nhất của bố mẹ. Và khi đã làm bố mẹ thì mọi điều mà họ chỉ vì mục tiêu lớn nhất là chăm sóc và dạy dỗ con, giúp con từng bước trưởng thành và khôn lớn. Hơn thế nữa, niềm hạnh phúc ấy còn là niềm hạnh phúc của cả một đất nước, học vấn của chúng ta không chỉ nuôi sống bản thân, gia đình, mà còn giúp ích cho xã hội, chúng ta đem kiến thức ấy phục vụ cho đất nước, cho sự phát triển phồn vinh của dân tộc.

1 Vote


Tác phẩm: TUOR ĐÊM VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM “TINH HOA ĐẠO HỌC”
ID: 600061
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Lời giới thiệu: Chương trình trải nghiệm đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám với chủ đề "Tinh hoa đạo học"sẽ chính thức phục vụ khách tham quan từ 19 giờ - 22 giờ, bắt đầu từ ngày 1/11/2023. Tour đêm Văn Miếu – Quốc Tử Giám mang đến cho du khách những trải nghiệm mới, khác biệt so với việc tham quan di tích ban ngày. Cả không gian di tích được thay đổi bởi hệ thống ánh sáng và công nghệ 3D Mapping tạo nên một diện mạo mới, lung linh, huyền ảo và mang lại nhiều cảm xúc cho khách. Những công trình đặc trưng của di tích như Khuê Văn Các, vườn bia Tiến sỹ, giếng Thiên Quang, khu Bái đường… được khai thác hiệu quả trong việc chuyển tải những giá trị, ý nghĩa của đạo học. Khu vực Khuê Văn Các cũng sẽ trở thành nơi trình diễn âm nhạc truyền thống. Đặc biệt, show trình chiếu Mapping 3D theo chủ đề “Tinh hoa đạo học” tại khu Thái học giúp cho khách tham quan khám phá những giá trị tinh túy nhất trong đạo học của người Việt. Tất cả cùng hòa quyện tạo nên một bữa tiệc của ánh sáng, âm thanh và cảm xúc. Theo Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu cho biết, công nghệ trình chiếu mapping 3D không làm ảnh hưởng tới không gian trên mái nhà sân Thái học hay cảnh quan Văn Miếu nhưng làm nổi bật lên vẻ đẹp kiến trúc, truyền tải những giá trị văn hóa, lịch sử quý giá. Theo chuyên gia nghiên cứu về lịch sử, Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện có hai chức năng kép, vừa là khu di tích, vừa là trung tâm đổi mới sáng tạo của Hà Nội. Văn Miếu - Quốc Tử Giám xuất hiện đầy ấn tượng trong mắt du khách nhờ sự đổi mới, sáng tạo, tận dụng thế mạnh của công nghệ số. Đây là một mô hình hợp tác hiệu quả giữa những nhà làm công nghệ và những nhà làm di sản văn hóa, là điển hình trong hợp tác công tư. Chú thích ảnh bài: Tour đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám "Tinh hoa đạo học", giá vé, thời gian, địa điểm 1. Mong muốn mang đến cho khách tham quan một diện mạo mới hoàn toàn của khu di tích, tạo nên những trải nghiệm mới, những cảm xúc khác biệt so với các nội dung tham quan và khám phá ban ngày, Chương trình trải nghiệm đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám với chủ đề "Tinh hoa đạo học" sẽ chính thức phục vụ khách tham quan từ 19 giờ - 22 giờ, bắt đầu từ ngày 1/11/2023. 2. Chương trình Trải nghiệm đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, mọi di tích kiến trúc và không gian di sản đều trở nên ấn tượng hơn, lung linh hơn thường ngày, song vẫn giữ được nét thâm trầm, tinh tế. 3. Nhằm phát huy giá trị di sản,một sản phẩm du lịch có sự ứng dụng công nghệ hiện đại khoa học và nghệ thuật đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng và du khách. 4. Các hạng mục đều mở ra một không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám vừa quen, vừa lạ. 5. Bốn từ “Tinh Hoa Đạo Học” xếp thành hàng dọc thể hiện thông điệp rằng trục đường chính dẫn vào Văn Miếu - Quốc Tử Giám chính là con đường dẫn đến tinh hoa đạo học của người Việt. 6. Viền quanh thành giếng là một dải đèn led với hai gam màu trang nhã in bóng xuống mặt nước tạo nên những cảm xúc vô cùng đặc biệt nổi bật hình ảnh đôi cá chép chầu bình móc. 7. Khu Đại thành hay còn gọi là khu Bái đường là không gian trưng bày Quốc Tử Giám - ngôi trường đầu tiên của nền quốc học Việt Nam. Lịch sử hình thành và phát triển của cái nôi đào tạo nhân tài cho đất nước trong suốt gần 800 năm dưới thời phong kiến được thể hiện với phong cách thiết kế mang hơi thở đương đại, in đậm dấu ấn của các giá trị truyền thống đã rèn đúc nên hàng ngàn danh nhân cho đất Việt. 8. Điểm nhấn của tour đêm nằm ở phần sân Thái Học là Show 3D mapping “Tinh hoa đạo học” lấy cảm hứng từ những yếu tố đặc thù tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Mặt tiền của nhà Tiền đường trên sân Thái học biến thành một màn hình khổng lồ giúp cho khách tham quan khám phá những giá trị tinh túy nhất trong đạo học của người Việt. 9. Các hình thức trải nghiệm, tương tác hứa hẹn mang đến cho khách tham quan những cảm xúc đặc biệt như: Học với thầy đồ, tập làm nho sinh, tham quan trưng bày, trải nghiệm thực tế ảo Viết chữ. 10. Các hạng mục được chăm chút một cách tỉ mỉ mang lại cho khách tham quan một buổi tối khám phá trọn vẹn những giá trị đặc trưng không chỉ của riêng khu di tích quốc gia đặc biệt này mà còn cảm nhận được những giá trị nền tảng của đạo học Việt Nam.

1 Vote


Tác phẩm: Người thổi hồn vào tò he
ID: 599983
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Lời giới thiệu: Tò he là đồ chơi dân gian thuần chất thôn quê đã đi vào đời sống tinh thần của biết bao thế hệ người dân đất Việt. Theo những người còn lưu giữ nghề tại làng Xuân La, nghề nặn tò he xuất hiện khoảng 400-500 năm trước.Trước đây, nặn tò he là một nét văn hoá dân gian ở các vùng quê Việt Nam, đặc biệt là Bắc Bộ. Ban đầu, tò he là sản phẩm để cúng lễ nên thường có hình thù các con vật. Cũng vì thế mà tò he trước đây còn có tên gọi khác là "đồ chơi chim cò". Chú thích ảnh bài: NGƯỜI THỔI HỒN VÀO TÒ HE 1. Nghệ nhân Đặng Văn Hậu, thôn Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội đã dành hơn 20 năm để học hỏi, nghiên cứu và cải tiến các sản phẩm tò he. 2. Nguyên liệu làm tò he là gạo nếp, gạo tẻ đem trộn đều, ngâm nước, sau đó đem xay hoặc giã thành bột; gạo nếp thì dễ làm và chất lượng sản phẩm tốt hơn. Bột thành phẩm được nhào kỹ đến khi không dính tay rồi mới nắm thành những nắm nhỏ, đem luộc chín. Nghệ nhân tò he Đặng Văn Hậu ở thôn Xuân La cho biết, quan trọng là kỹ thuật luộc bột và làm bột phải theo thời tiết. Mùa đông thì làm bột dẻo hơn mùa hè. 3. Nghệ nhân nặn tò he sẽ đem "đấu" màu và nặn hình. Màu sắc dùng để nhuộm bột cũng lấy từ nước màu có nguồn gốc thiên nhiên, từ các loại lá cây, rau củ ăn được. Chẳng hạn như màu đỏ từ quả gấc, màu đen từ cây nhọ nồi, màu xanh từ lá trầu không, lá riềng. Cần phải qua nhiều công đoạn công phu, đặc biệt khâu làm bột, thì mới làm ra được sản phẩm tò he bóng mượt và màu sắc tươi đẹp. 4. Không chỉ giữ lửa nghề truyền thống của làng tò he Xuân La, với tài năng và niềm đam mê, nghệ nhân trẻ Đặng Văn Hậu còn đưa nghề nặn những con giống bằng bột đến với đông đảo người dân và du khách trong và ngoài nước. 5. Đối với trẻ em cũng như người lớn, trong nước và quốc tế thì mọi người có thể giữ gìn những món đồ chơi đấy trong khoảng thời gian rất dài, có thể tồn tại được đến 3 năm và đồng thời là nghệ nhân Đặng Văn Hậu cũng đang tạo ra một bộ kit tò he. Đó là một bộ mà có thể tham gia vào quá trình tạo ra các sản phẩm đó và từ đó là sẽ kích thích sự sáng tạo của những người chơi, đặc biệt là trẻ em.” 6. Một số vùng tại miền Bắc, người ta còn gọi là "con bánh" vì bên cạnh hình thù các con vật, người ta còn nặn bột thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi... tạo thành mâm cỗ để đi chùa dâng cúng. Về sau, sản phẩm được gắn vào một chiếc kèn ống, ở đầu kèn có quét chút mạch nha, khi thổi phát ra âm thanh "tò te" thế nên có lẽ người ta gọi là "tò te", sau này nói trại thành "tò he".

1 Vote


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tiếp