Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Sin Suối Hồ - nơi hạnh phúc khi đạo hòa đời
ID: 589298
Tác giả: Nguyễn Tất Sơn
Lời giới thiệu: Bản Sin Suối Hồ (xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) là nơi có 149 hộ gia đình đồng bào Mông với hơn 650 nhân khẩu, trong đó có hơn 500 người theo đạo Tin Lành. Đây là địa điểm du lịch hấp dẫn nhất của tỉnh Lai Châu. Năm 2023, tại diễn đàn Hội chợ Du lịch quốc tế ở Indonesia, điểm bản Sin Suối Hồ được vinh danh là điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn nhất ASEAN năm 2022. Nói đến sự đổi thay của Sin Suối Hồ nhiều người thường nhắc đến những cụm từ như: “kì tích Sin Suối Hồ”, “phép lạ Sin Suối Hồ”, hay “chuyện lạ ở bản nghiện Sin Suối Hồ”… bởi trước đây Sin Suối Hồ là bản đói nghèo, chuyên trồng cây thuốc phiện và khoảng hơn 90% dân bản là người nghiện. Thuốc phiện đã làm cuộc sống của người dân trở lên mờ mịt, đói rách, khốn khổ, bệnh tật và nhiều tệ nạn khác. Với những nỗ lực trong việc tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và đoàn kết vươn lên phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là trong việc đóng góp công sức xây dựng bản Sin Suối Hồ trở thành bản du lịch cộng đồng nổi tiếng nhất ASEAN, năm 2023 mục sư Hảng A Xà vinh dự là một trong 75 gương điển hình tiên tiến toàn quốc được Thủ tướng tặng bằng khen. Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, từ năm 2012, nhờ phong trào xây dựng nông thôn mới mà những con đường vào bản Sin Suối Hồ đã được đổ bê tông, các chuồng bò, chuồng lợn, nhà vệ sinh cũng được di dời ra xa nơi ở giúp cho những ngôi nhà của đồng bào dân tộc Mông trở nên gọn gàng, sạch sẽ và vệ sinh hơn trước, cùng với đó người dân còn phát triển thêm nghề trồng địa lan, đào, mận… để phát triển kinh tế nên bản làng giờ đây trông sạch đẹp, trù phú hơn xưa. Đáng chú ý, nhiều người dân trong bản còn đi học tập kiến thức về làm du lịch để mở mô hình du lịch cộng đồng, phục vụ phát triển kinh tế gia đình và du lịch ở địa phương. Với những nỗ lực không ngừng, năm 2015, UBND tỉnh Lai Châu đã công nhận bản Sin Suối Hồ là bản du lịch cộng đồng. Kể từ đây dân bản Sin Suối Hồ có thêm cơ sở và động lực để theo đuổi nghề làm du lịch và trồng địa lan để phát triển kinh tế, nhờ đó tính sơ qua mỗi năm tất cả các hộ làm mô hình này cũng thu về hàng tỉ đồng. Bản Sin Suối Hồ nói chung và điểm nhóm Tin Lành Sin Suối Hồ nói riêng trong thời gian qua đã được Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm. Điến hình như việc Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Tôn giáo tỉnh và chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện hướng dẫn người dân làm các thủ tục đăng kí sinh hoạt tôn giáo. Và vào những dịp lễ trọng của giáo dân, chính quyền các cấp luôn tới chúc mừng, khích lệ và động viên các tín hữu trong điểm nhóm./.

0 Votes


Tác phẩm: BỘI THU MÙA LƯỚI CÁ MAI CÁ TRÍCH
ID: 593442
Tác giả: Nguyễn Văn Khởi
Lời giới thiệu: Khi những cơn gió mùa Tây Nam mang theo hơi nước thổi vào đất liền báo hiệu mùa mưa đến cũng là lúc ngư dân đánh bắt gần bờ ở Bà Rịa - Vũng Tàu bước vào mùa đánh bắt cá mai - cá trích... Theo các ngư dân mùa cá mai, cá trích ở Bà Rịa Vũng Tàu kéo dài từ tháng 03 đến tháng 09 hàng năm, nhưng thời điểm rộ nhất là tháng 6, tháng 7 và tháng 8 âm lịch và ngư trường có cá mai, cá trích chỉ cách gần bờ khoảng 10 đến 12 hải lý. Vào thời gian này, chỉ mất khoảng 2-3 giờ mỗi chiếc thuyền với 3-4 lao động, có thể kéo được hàng trăm kg cá mai, cá trích, thuyền nào ít thì cũng được vài chục kg. Thời gian đánh bắt cá mai, cá trích thường từ khoảng 3 giờ sáng đến khi mặt trời nhô lên khỏi biển cũng là lúc đoàn thuyền vào bờ. Quang cảnh bãi biển trở nên nhộn nhịp, chỗ kéo thuyền, chỗ rũ lưới, nhặt cá, chỗ mua bán... Cá đánh bắt lên được bán tại chỗ cho khách du lịch và các thương lái. Khách du lịch ghé thăm TP. Vũng Tàu trong thời gian này hoặc các khu du lịch ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu như bãi biển Phước Hải (Đất Đỏ), bãi biển Bình Châu (Xuyên Mộc) hoặc Bãi Biển cạnh Dinh Cô (Long Hải), Bãi Sau và Bãi Trước TP Vũng Tàu ... du khách được thăm quan, trải nghiệm và hòa vào nhịp sống sinh hoạt của Ngư dân nơi đây cùng những tia nắng Ban Mai rực rỡ đón chào một ngày mới đang bắt đầu.

1 Vote


Tác phẩm: HÀ NỘI -- ĐẾN ĐỂ YÊU
ID: 600049
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Lời giới thiệu: Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2023 với chủ đề “Hà Nội - Đến để yêu” được tổ chức mới đây tại phố đi bộ Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng. Theo lãnh đạo Sở Du lịch Hà Nội, Hà Nội vốn được mệnh danh là mảnh đất trăm nghề, có khu phố cổ, có hệ thống di tích lịch sử cách mạng cùng kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú… Những vốn quý này đều chứa đựng rất nhiều chất liệu văn hóa, những câu chuyện hay để truyền tải một cách mạnh mẽ thông qua từng sản phẩm. Với khoảng 1.350 làng nghề, lớn nhất cả nước hiện nay, Hà Nội có nguồn tài nguyên phong phú và cơ hội lớn để phát triển ngành công nghiệp sản xuất quà tặng hấp dẫn, đa dạng, đầy bản sắc văn hóa và mang tính đặc trưng của Thủ đô. Chú thích ảnh bài: HÀ NỘI – ĐẾN ĐỂ YÊU 1. Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2023 là sự kiện được tổ chức thường niên nhằm thúc đẩy, hỗ trợ các nghệ nhân, làng nghề trong việc sản xuất các sản phẩm quà tặng phục vụ khách du lịch, đồng thời kết nối làng nghề, đơn vị sản xuất quà tặng với các đơn vị lữ hành, đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch để gia tăng mức tiêu thụ sản phẩm quà tặng góp phần phát triển kinh tế du lịch. 2. Lễ hội còn là dịp để tăng cường kết nối du lịch, văn hóa và con người từ các hoạt động có trong sự kiện, qua đó gia tăng nhu cầu đi và trải nghiệm, khuyến khích phát triển du lịch. 3. Các sản phẩm truyền thống mang đậm nét văn hóa được nhiều người dân đón nhận và yêu thích. 4. "Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2023" quy tụ nhiều điểm nhấn như: Lễ khai mạc diễn ra tối ngày 3 /11 tại cổng Công viên Thống Nhất; triển lãm ảnh "Hẹn Yêu Hà Nội"; chuỗi hoạt động mang đậm văn hoá, truyền thống Hà Nội, như trò chơi dân gian, ô ăn quan, nhảy sạp, cà kheo, diễu hành xích lô, biểu diễn trống hội, đặc biệt là màn trình diễn điệu múa cổ đất Thăng Long "con đĩ đánh bồng"… 5. Nhảy đồng diễn Tâm hồn Việt với thông điệp “ Hà Nội đến để yêu”. 6. Trình diễn đường phố đi cà kheo đầy sắc màu khiến cho đường phố thêm phần náo nhiệt. 7. Nón lá thể hiện sự gần gũi và thân thuộc là biểu trưng cho nền văn hóa Việt Nam, được trang trí thêm thông điệp “ Hà Nội đến để yêu”. 8. Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội, đã thu hút du khách trong nước và quốc tế đến tham quan và trải nghiệm. 9. Lễ hội đã nhận được nhiều phản hồi tích cực của du khách và nhân dân Thủ đô đối với chương trình.

1 Vote


Tác phẩm: Những người khiếm thị yêu chạy
ID: 589276
Tác giả: Nguyễn Tất Sơn
Lời giới thiệu: Vốn dĩ người khiếm thị đi lại thường rất khó khăn nhưng thực tế họ có thể chạy, thậm chí tham gia các giải marathon ở cự ly hàng chục km với thành tích mà nhiều người mắt sáng chắc hẳn rất ao ước. Đó là câu chuyện có thực tại Câu lạc bộ (CLB) người khiếm thị yêu chạy “Blind Runners”, đã truyền cảm hứng cho nhiều người trong xã hội để vươn lên, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Nhận thấy nhiều người khiếm thị có mong muốn chạy bộ nhưng không có điều kiện, vận động viên (VĐV) khiếm thị Quốc gia Vũ Tiến Mạnh cùng những người bạn đã thành lập CLB “Blind Runners” để đưa bộ môn chạy đến với họ, giúp họ hòa vào “những làn chạy” của người mắt sáng và đã truyền cảm hứng, tạo ra sự lan tỏa trong xã hội. Từ những suy nghĩ đó, tháng 7 năm 2023, CLB “Blind Runners” chính thức được thành lập dưới sự bảo trợ của Hội người mù Việt Nam. Trải qua gần 1 năm hoạt động, CLB đã có 41 thành viên (gồm 26 người khiếm thị và 15 tình nguyện viên dẫn đường) trở thành ngôi nhà chung để các thành viên chia sẻ những buồn vui, giúp đỡ nhau cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Điều đặc biệt, với những nỗ lực tập luyện, các thành viên trong CLB đều có thể hoàn thành cự ly chạy 10km trở lên. Trong đó, có đến 3 thành viên khiếm thị đã gây tiếng vang khi tham gia các giải chạy trong nước và xuất sắc hoàn thành cự ly full Marathon 42km. Đây là cự ly mà nhiều người bình thường tham gia chạy marathon đều mơ ước đạt được./.

0 Votes


Tác phẩm: Hạnh phúc là được làm mẹ và được sống với đam mê
ID: 604319
Tác giả: Hoàng Tất Thắng
Lời giới thiệu: Tuệ Lan là một diễn viên múa và huấn luyện đào tạo diễn viên múa. Hiên nay dù đang mang thai tháng thứ 5 nhưng hàng ngày cô vẫn tập luyện và hướng dẫn các học sinh tập luyện để chuẩn bị thi đầu vào của học viện múa Việt Nam. Tôi đã nhiều lần chứng kiến Tuệ Lan tập luyện và vận động, tôi đã tự hỏi “tại sao cô ấy làm như vậy”. Tuệ Lan nói: Tôi là một diễn viên múa và tôi chỉ cố gắng gần gũi với con mình trong niềm đam mê của tôi. Đối với tôi, điều này không khác việc đi bộ hay bơi dưới nước khi mang thai. Không chỉ thực hiện niềm đam mê cháy bỏng của mình, Tuệ Lan còn truyền cảm hứng tập luyện cho những người khác bằng sự tâm huyết trong từng điệu múa. Cô cho biết: "Tất cả các bài tập này thực sự đã giúp tôi giữ được vóc dáng khi mang thai và sau khi sinh". Tôi yêu thích múa, và luôn muốn vận động trong lúc mang thai đó là một cảm giác tuyệt vời như thể bạn giải phóng hoàn toàn cơ thể mình, để cơ thể được làm những điều nó muốn. Tôi thực sự nghĩ rằng nó giúp tôi gần gũi hơn với con mình Tuệ Lan đã thật sự được trải nghiệm khoảng thời gian hạnh phúc khi thực hiện cùng lúc hai niềm đam mê của mình: trở thành một người mẹ và được gắn bó với múa.

0 Votes


Tác phẩm: Phong vị của Tết
ID: 599991
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Lời giới thiệu: Tết đến, bỏ lại sau lưng bao điều không vui, cuộc sống còn bao điều buồn nhiều hơn vui, hãy để cả nhà sum họp, quây quần bên mâm cỗ tất niên đậm đà cái tình, cái nghĩa ngày cuối năm… Phong tục ngày Tết mang nét đẹp truyền thống. Dù bao thế hệ trôi qua, những người con đất Việt vẫn luôn mong gìn giữ và phát huy nét đẹp của cội nguồn. Dù xã hội có phát triển hiện đại thì những phong tục cổ truyền đậm nét vẫn được gìn giữ và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chú thích ảnh bài: Phong vị của Tết . 1. Gần Tết, không khí của những ngày cuối năm, mọi người trong gia đình được cùng nhau bận rộn chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, chăm từng nụ hoa cho nở đúng mùng 1 Tết và những tiếng cười đùa quanh nồi bánh chưng đêm 30. Những khoảnh khắc ấy có lẽ là những gam màu tuyệt vời nhất cho bức tranh sum họp và hạnh phúc gia đình. 2. Tết cổ truyền của người Việt bao đời nay gắn với nồi bánh chưng, bánh tét. Không ít gia đình vẫn còn duy trì thói quen gói bánh với mong muốn gìn giữ hương vị truyền thống Tết Việt. 3. Gói bánh chưng là hoạt động quen thuộc trong các gia đình Việt mỗi khi Tết cận kề.Lá dong rửa sạch, rửa kỹ, trước khi cho vào khuôn gói lại lấy khăn tay sạch lau khô một lượt nữa. Bà thì chỉ định rõ số lượng thịt, đỗ xanh, gạo trong từng chiếc bánh. Ông gói vun lên xoắn lại cho lạt mềm nhưng buộc chặt chiếc bánh xanh màu lá dong, đượm mùi gạo nếp và đỗ xanh. 4. Tết là dịp để những đứa trẻ được bố mẹ đưa về quê thăm ông bà của mình. Được thỏa thích vui chơi, gói bánh chưng cùng gia đình, được bố mẹ mua quần áo mới, xúng xính đi chúc Tết ông bà, họ hàng, còn được nhận tiền mừng tuổi. 5. Những nồi bánh chưng đỏ lửa. Mọi người trong gia đình từ lớn tới nhỏ quây quần bên bếp lửa bập bùng khiến không khí ngày Tết ngày càng ấm áp thêm. 6. Tục chúc Tết, mừng tuổi đầu năm cũng là một mỹ tục xuất hiện từ lâu đời. Dân gian có câu: Mồng một Tết mẹ, Tết cha, Mồng hai Tết vợ, mồng ba Tết thầy. Đó là thể hiện nét đẹp văn hóa của người Việt. Sáng mồng Một Tết, mọi người trong gia đình mặc quần áo mới, tề tựu đông đủ để thực hiện nghi lễ chúc Tết và mừng tuổi. Con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ, chúc mạnh khỏe, sống lâu. Ông bà, cha mẹ chúc con cháu làm ăn tấn tới, học hành giỏi giang.

0 Votes


Tác phẩm: “MỘC BẢN THANH LIẾU – HÀNH TRÌNH HỒI SINH MỘT LÀNG NGHỀ”
ID: 600038
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Lời giới thiệu: Nghề in khắc gỗ (in mộc bản) thôn Thanh Liễu (phường Tân Hưng, thành phố Hải Dương) đã tồn tại hơn 500 năm. Theo thời gian, nghề in ở đây dần mai một và hiện chỉ còn ít hộ giữ được nghề truyền thống. “Mộc bản Thanh Liễu - Hành trình hồi sinh một làng nghề” không chỉ là đề tài trình diễn, giới thiệu di sản làng nghề, mà còn là một chuyên đề giao lưu, chia sẻ bao gồm các workshop thực hành, thảo luận, kết nối đầu tư với nhiều hoạt động phong phú diễn ra trong suốt tháng 6 tại Hà Nội do phường Bách Nghệ và các nghệ nhân làng Thanh Liễu thực hiện. Chú thích ảnh bài: “MỘC BẢN THANH LIỄU – HÀNH TRÌNH HỒI SINH MỘT LÀNG NGHỀ” 1. Các nghệ nhân đã chia sẻ quá trình tâm huyết giữ nghề in khắc gỗ, đồng thời tổ chức một số hoạt động, như: Triển lãm ảnh về mộc bản Thanh Liễu, trải nghiệm tự tay in mộc bản, pha trà sen, thưởng thức ca trù… 2. Chia sẻ tại sự kiện, anh Nguyễn Công Đạt (nghệ nhân khắc mộc bản làng Thanh Liễu) nói: “Mộc bản Thanh Liễu - Hành trình hồi sinh một làng nghề” nhằm nỗ lực bảo tồn di sản, đồng thời sẽ tạo cơ hội để phát triển và đổi mới cho làng nghề Thanh Liễu. Chúng tôi mong muốn nghề mộc bản sẽ tiếp tục phát triển và được nhiều người đón nhận hơn trong tương lai”. 3. Giấy in mộc bản là giấy dó, giấy xuyến lăn bằng mực Tàu. Người thợ dán giấy lên bản khắc đã hoàn chỉnh rồi lăn đều tay. Ở mỗi công đoạn, người thợ phải cẩn thận đặt hết tâm trí và sự khéo léo mới đem về thành quả là bản in rõ nét và có “sức đề kháng” bền bỉ với thời gian. 4. “Mỗi bản khắc gỗ, một nghệ nhân phải mất trung bình từ 3 đến 5 ngày mới hoàn thiện. Tuy nhiên cũng có những bản khắc gỗ mất khá nhiều thời gian, tới vài tháng tùy vào độ dài ngắn, câu chữ, chủ đề, chi tiết... Có những bản khắc gỗ mà yêu cầu con chữ bé như con kiến, có những chi tiết mảnh đòi hỏi trình độ, kinh nghiệm và thời gian dài mới có thể hoàn thiện”, nghệ nhân Nguyễn Công Tráng cho hay. 5. Mộc bản Thanh Liễu còn đặc biệt ở chỗ là sự tỉ mỉ trong từng nét chạm trổ, những đường vát nhọn được khắc rất mảnh nên khi được in ra giấy sẽ có một nét đẹp rất riêng mà các công nghệ khắc, in ấn hiện đại như CNC, laser... khó có thể làm được. 6. Một bản khắc tạo hình Đức Trì Quốc Thiên Vương. Được biết, những bản khắc "siêu chi tiết" này cần ít nhất 10 ngày đến nửa tháng để hoàn thành cắt gọt từng đường nét 7. Người dân, du khách được trải nghiệm các công đoạn thực hành. Đây là cách để các nghệ nhân truyền lửa trong việc giữ gìn, bảo tồn giá trị làng nghề cũng như lan tỏa văn hóa truyền thống Việt Nam trong nhịp sống đương đại. 8. Công chúng tham quan, trải nghiệm gian trưng bày dụng cụ in mộc bản. 9. Nhiều bộ kinh sách đã được khắc in ấn tại đây, trong đó phải kể đến bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” đồ sộ đã được những nghệ nhân làng Hồng Lục (Thanh Liễu) và làng Liễu Tràng vâng lệnh vua khắc đầy đủ lần đầu tiên vào năm Chính Hòa thứ 18 (1697). Hiện, mộc bản đang được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV (Đà Lạt). 10. Hiện nay đã có một số người trở lại với nghề in khắc mộc bản, Thanh Liễu cũng là “trường dạy nghề” cho những ai đam mê. Tuy nhiên, muốn làm nghề khắc ván in phải học việc trung bình ba năm mới có thể thành thợ. Người thợ phải biết chữ Hán, hiểu luật viết, nhận dạng các chữ in ngược. Bởi sự khó ấy nên từ xưa, nghề in khắc mộc bản đều nằm trong phạm vi gia đình dòng họ theo hướng cha truyền con nối.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tiếp