Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Sin Suối Hồ - nơi hạnh phúc khi đạo hòa đời
ID: 589298
Tác giả: Nguyễn Tất Sơn
Lời giới thiệu: Bản Sin Suối Hồ (xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) là nơi có 149 hộ gia đình đồng bào Mông với hơn 650 nhân khẩu, trong đó có hơn 500 người theo đạo Tin Lành. Đây là địa điểm du lịch hấp dẫn nhất của tỉnh Lai Châu. Năm 2023, tại diễn đàn Hội chợ Du lịch quốc tế ở Indonesia, điểm bản Sin Suối Hồ được vinh danh là điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn nhất ASEAN năm 2022. Nói đến sự đổi thay của Sin Suối Hồ nhiều người thường nhắc đến những cụm từ như: “kì tích Sin Suối Hồ”, “phép lạ Sin Suối Hồ”, hay “chuyện lạ ở bản nghiện Sin Suối Hồ”… bởi trước đây Sin Suối Hồ là bản đói nghèo, chuyên trồng cây thuốc phiện và khoảng hơn 90% dân bản là người nghiện. Thuốc phiện đã làm cuộc sống của người dân trở lên mờ mịt, đói rách, khốn khổ, bệnh tật và nhiều tệ nạn khác. Với những nỗ lực trong việc tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và đoàn kết vươn lên phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là trong việc đóng góp công sức xây dựng bản Sin Suối Hồ trở thành bản du lịch cộng đồng nổi tiếng nhất ASEAN, năm 2023 mục sư Hảng A Xà vinh dự là một trong 75 gương điển hình tiên tiến toàn quốc được Thủ tướng tặng bằng khen. Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, từ năm 2012, nhờ phong trào xây dựng nông thôn mới mà những con đường vào bản Sin Suối Hồ đã được đổ bê tông, các chuồng bò, chuồng lợn, nhà vệ sinh cũng được di dời ra xa nơi ở giúp cho những ngôi nhà của đồng bào dân tộc Mông trở nên gọn gàng, sạch sẽ và vệ sinh hơn trước, cùng với đó người dân còn phát triển thêm nghề trồng địa lan, đào, mận… để phát triển kinh tế nên bản làng giờ đây trông sạch đẹp, trù phú hơn xưa. Đáng chú ý, nhiều người dân trong bản còn đi học tập kiến thức về làm du lịch để mở mô hình du lịch cộng đồng, phục vụ phát triển kinh tế gia đình và du lịch ở địa phương. Với những nỗ lực không ngừng, năm 2015, UBND tỉnh Lai Châu đã công nhận bản Sin Suối Hồ là bản du lịch cộng đồng. Kể từ đây dân bản Sin Suối Hồ có thêm cơ sở và động lực để theo đuổi nghề làm du lịch và trồng địa lan để phát triển kinh tế, nhờ đó tính sơ qua mỗi năm tất cả các hộ làm mô hình này cũng thu về hàng tỉ đồng. Bản Sin Suối Hồ nói chung và điểm nhóm Tin Lành Sin Suối Hồ nói riêng trong thời gian qua đã được Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm. Điến hình như việc Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Tôn giáo tỉnh và chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện hướng dẫn người dân làm các thủ tục đăng kí sinh hoạt tôn giáo. Và vào những dịp lễ trọng của giáo dân, chính quyền các cấp luôn tới chúc mừng, khích lệ và động viên các tín hữu trong điểm nhóm./.

0 Votes


Tác phẩm: Ngang trời rực rỡ
ID: 603365
Tác giả: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Lời giới thiệu: Ngang trời rực rỡ... ----------------------------------------------------------------------- Đồi Ba Quáng... Việt Nam ta được trời đất ban tặng cho biết bao khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp khiến bạn bè quốc tế phải say đắm trước vẻ đẹp của đất nước hình chữ S. Từ Bắc xuống Nam, mỗi một vùng miền đều mang trong mình những nét đẹp riêng biệt. Nếu miền Nam có vẻ đẹp của sông nước thì khi đi du lịch miền Bắc bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những đồi núi cao mênh mông. Và trong bài viết này, Ba Quáng (Vinh Quý) có view triệu đô tuyệt đẹp miền Bắc. Nhắc đến săn mây chắc hẳn du khách sẽ nghĩ ngay đến Đà Lạt. Nhưng chẳng cần đi Đà Lạt nữa, tại đồi cỏ Ba Quáng bạn cũng sẽ có cơ hội trải nghiệm thú vui săn mây, ngắm nhìn những đám mây trắng bồng bềnh trôi nhẹ lưng chừng đồi. Thời điểm để bạn có thể nhìn thấy mây nhiều là vào sáng sớm bình minh vừa ló rạng. Bạn có thể di chuyển đến đồi thông Vinh Quý nằm cạnh đồi cỏ cháy để có thể ngắm mây rõ hơn. Lúc này những tia nắng sớm chiếu xuyên qua những màn mây tạo nên một khung cảnh vô cùng thơ mộng, huyền ảo không thua gì thiên đường săn mây Đà Lạt. Ngựa và người Tày... Từ xa xưa, với người dân tộc Tày ở tỉnh ta, ngựa không chỉ gắn bó mật thiết trong đời sống mà còn đi vào tục ngữ mang giá trị giáo dục sâu sắc. Chuyện kể rằng, ở châu Tư Lang xưa (nay là huyện Trùng Khánh) có Thổ quan Hoàng Nghệ bắt được A Thai - Phó tướng quân Nguyên Mông đem dâng vua Trần (theo Đại Việt sử ký toàn thư quyển II, trang 62). Thổ quan Hoàng Nghệ có con ngựa trắng như tuyết rất đẹp, nhưng lại là con ngựa cái nên ai cũng chê cười vì quan cưỡi ngựa cái, trái với thời đó, các quan lại phải cưỡi ngựa đực to, đẹp. Nhưng con ngựa trắng của Hoàng Nghệ đẹp khác thường, tinh khôn, chỉ cần cưỡi lên lưng, nói nhỏ vào tai là nó tự biết đường đi không cần cầm cương điều khiển. Hiện nay cuộc sống hiện đại, ngựa không còn là “đầu cơ nghiệp” của đồng bào vùng cao, nhưng tại các bản làng vùng cao người Tày, Nùng vẫn duy trì nuôi ngựa. Bởi với đồng bào, ngựa là con vật quan trọng trong đời sống sinh hoạt và sản xuất. Ngựa theo chân người xuống núi, chở nông sản xuống các phiên chợ để trao đổi. Tại một số diểm, khu du lịch, ngựa được sử dụng để du khách trải nghiệm, trở thành một dịch vụ du lịch khá hấp dẫn.

0 Votes


Tác phẩm: Văn hoá truyền thống của cộng đồng dân tộc vùng Tây Nguyên khoe sắc
ID: 607950
Tác giả: Trần Văn Huấn
Lời giới thiệu: Bộ ảnh được thực hiện tại Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I diễn ra từ ngày 29.11 đến 1.12.2023 tại thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Bộ ảnh thể hiện sinh động, chân thức và toàn diện nét văn hoá truyền thống đặc sắc của các dân tộc bản địa sinh sống lâu đời trên đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ. Các sinh hoạt hàng ngày, lễ hội truyền thống, truyền dạy di sản văn hóa cho các thế hệ trẻ, bảo tồn nghề truyền thống, giới thiệu ẩm thực phong phú luôn được cộng đồng các dân tộc bảo tồn, dìn giữ và phát huy, là điểm nhấn để gắn kết cộng đồng, mang đến những trải nghiệm phong phú về đời văn hóa tinh thần, thu hút du khách đến khám phá, trải nghiệm, được hoà mình vào với không gian của lễ hội. Ngày hội được đón Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã đến dự, ân cần thăm hỏi, động viên, giao lưu với các nghệ nhân tham gia Ngày hội. Thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong việc bảo tồn, dìn giữ và phát huy bản săc, giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc, đời sống tinh thần của người dân.

1 Vote


Tác phẩm: Một thời hồn nhiên
ID: 592241
Tác giả: Đội Truyền thông - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
Lời giới thiệu: Nhớ chiều nào tung tăng bên cánh đồng bát ngát trào dâng, ôi nhớ lắm cái vẻ mộc mạc, bình dị của thôn quê, nhớ lắm cái màu vàng úa của mùa lúa chín vàng nuôi ta khôn lớn, nhớ lắm cái bọn trẻ thơ ngày ấy tíu tít, vi vu cùng cánh diều năm nào. Ta nói, tiếng cười, tiếng hò reo của bọn trẻ vang lên rộn ràng khắp cánh đồng, làm tan biến những mệt mỏi và lo toan trong cuộc sống. Những đứa trẻ hồn nhiên, tay nắm chặt dây diều, mắt hướng lên bầu trời với niềm hân hoan. Đối với người trưởng thành, cánh diều có thể đơn thuần là một trò chơi, nhưng với bọn trẻ lúc bấy giờ đó là biểu tượng của sự tự do, sự khát khao để vươn lên trong cuộc sống. Remembering carefree afternoons in the vast fields, oh how we miss the simplicity and rustic charm of the countryside, the golden hue of ripe rice fields that raised us, and the children who used to play joyfully with their kites. The sound of their laughter and cheers echoed across the fields, melting away the fatigue and worries of life. These innocent children, holding the kite strings tightly, eyes fixed on the sky with joy. For adults, kites might just be a game, but for children back then, it symbolized freedom and the aspiration to rise in life.

5 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tiếp