Tác phẩm GÓI BÁNH CHƯNG TRONG NGÔI NHÀ DI SẢN CỦA HÀ NỘI

#image_title

- Tác giả: Trần Đức Hạnh


- Ngày tham dự: 27/08/2024

- Mã bài dự thi: 600026

- Link tác phẩm dự thi: https://happy.vietnam.vn/contest/gallery-contest-2024/submission/600026

- Tác phẩm: "GÓI BÁNH CHƯNG TRONG NGÔI NHÀ DI SẢN CỦA HÀ NỘI" - Chụp tại: Hà Nội- Đơn vị: Cá nhân

Lời giới thiệu: Không khí ấm áp, Tết sum vầy cùng gói bánh chưng dịp Tết Nguyên đán được tái hiện tại ngôi nhà di sản 87 Mã Mây (quận Hoàn Kiếm) thu hút đông đảo người dân và du khách quốc tế tham gia. Chú thích ảnh bài: Gói bánh chưng trong ngôi nhà di sản của Hà Nội 1. Mỗi dịp Tết đến xuân về, chiếc bánh chưng xanh không chỉ nhắc nhở mỗi người về một sản vật biểu trưng cho văn hóa dân tộc, mà còn khiến mỗi người dân đất Việt trân quý hơn một phong tục đẹp và lâu đời trong Tết cổ truyền Việt. 2. Nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa Mừng Đảng - Mừng Xuân với chủ đề “Tết Việt – Tết Phố 2024”,sáng 4/2/2024 (24 tháng Chạp), tại Ngôi nhà Di sản (87 phố Mã Mây, Hoàn Kiếm, Hà Nội), Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp CLB Đình làng Việt tổ chức không gian gói, luộc bánh chưng đón Tết cổ truyền như cách của người "Hà Nội xưa". 3. Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội mong muốn truyền tải đến nhân dân, du khách một số nét đặc trưng của ngày Tết truyền thống tại khu phố cổ Hà Nội. Bánh chưng làm từ những nguyên liệu gần gũi với đời sống người nông dân như gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh, hành, hạt tiêu, lá dong, lạt giang... 4. Bánh chưng được gói bằng tay, không dùng khuôn gói bánh. Trong xã hội hiện đại nhiều phong tục truyền thống dần bị mai một, nhưng một tập quán xa xưa vẫn được người Việt lưu giữ tới nay là tục gói bánh chưng dâng cúng tổ tiên ngày Tết Nguyên đán. 5. Tục gói bánh chưng, bánh tét ngày Tết đã trở thành nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Bánh chưng, bánh tét dùng để cúng lễ thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên và nói lên ước mơ mọi người, mọi nhà về một năm mới sung túc, an lành, hạnh phúc. 6. Nhắc đến bánh chưng, bánh giầy, bánh tét là nhắc đến những phong tục, truyền thống thờ cúng tổ tiên, cảm ơn trời đất cho một năm mùa màng bội thu bằng những món ăn được làm từ nếp, xuất phát từ nền văn hóa lúa nước, nông nghiệp lâu đời. Mỗi dịp Tết đến xuân về, chỉ cần thoáng nghe mùi nếp lan toả từ những chiếc bánh chưng, đòn bánh tét là những người con xa quê bỗng thấy rưng rưng nhớ về nguồn cội, ông bà cha mẹ. Đêm giao thừa, cả gia đình quây quần bên nhau xếp lá, gói bánh, nấu bánh… đã trở thành một hình ảnh thân thương, không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền. 7. Ông Nguyễn Xuân Nguyên (quận Tây Hồ) chia sẻ: “Rất lâu rồi tôi chưa được tự tay gói bánh chưng. Tôi thấy xúc động khi tham gia hoạt động này, bởi nó gợi lại những ký ức xưa cùng gia đình quây quần bên nồi bánh chưng ngày Tết”. 8. Du khách đến đây sẽ được cảm nhận không gian Tết của một gia đình Hà Nội xưa với mâm cỗ Tất niên, cảnh quây quần bên nồi bánh chưng, thưởng thức các món ăn đặc sản Tết của Hà Thành... 9. Những làn khói nghi ngút bốc lên từ nồi luộc bánh chưng, cùng mùi hương của lá dong, gạo nếp. Cứ như thế, năm nào cũng vậy, Tết đã cận kề.


Số lượt bình chọn: 0 Votes

To vote, please sign in or register.

0 Comments