Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Người thổi hồn vào tò he
ID: 599983
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Lời giới thiệu: Tò he là đồ chơi dân gian thuần chất thôn quê đã đi vào đời sống tinh thần của biết bao thế hệ người dân đất Việt. Theo những người còn lưu giữ nghề tại làng Xuân La, nghề nặn tò he xuất hiện khoảng 400-500 năm trước.Trước đây, nặn tò he là một nét văn hoá dân gian ở các vùng quê Việt Nam, đặc biệt là Bắc Bộ. Ban đầu, tò he là sản phẩm để cúng lễ nên thường có hình thù các con vật. Cũng vì thế mà tò he trước đây còn có tên gọi khác là "đồ chơi chim cò". Chú thích ảnh bài: NGƯỜI THỔI HỒN VÀO TÒ HE 1. Nghệ nhân Đặng Văn Hậu, thôn Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội đã dành hơn 20 năm để học hỏi, nghiên cứu và cải tiến các sản phẩm tò he. 2. Nguyên liệu làm tò he là gạo nếp, gạo tẻ đem trộn đều, ngâm nước, sau đó đem xay hoặc giã thành bột; gạo nếp thì dễ làm và chất lượng sản phẩm tốt hơn. Bột thành phẩm được nhào kỹ đến khi không dính tay rồi mới nắm thành những nắm nhỏ, đem luộc chín. Nghệ nhân tò he Đặng Văn Hậu ở thôn Xuân La cho biết, quan trọng là kỹ thuật luộc bột và làm bột phải theo thời tiết. Mùa đông thì làm bột dẻo hơn mùa hè. 3. Nghệ nhân nặn tò he sẽ đem "đấu" màu và nặn hình. Màu sắc dùng để nhuộm bột cũng lấy từ nước màu có nguồn gốc thiên nhiên, từ các loại lá cây, rau củ ăn được. Chẳng hạn như màu đỏ từ quả gấc, màu đen từ cây nhọ nồi, màu xanh từ lá trầu không, lá riềng. Cần phải qua nhiều công đoạn công phu, đặc biệt khâu làm bột, thì mới làm ra được sản phẩm tò he bóng mượt và màu sắc tươi đẹp. 4. Không chỉ giữ lửa nghề truyền thống của làng tò he Xuân La, với tài năng và niềm đam mê, nghệ nhân trẻ Đặng Văn Hậu còn đưa nghề nặn những con giống bằng bột đến với đông đảo người dân và du khách trong và ngoài nước. 5. Đối với trẻ em cũng như người lớn, trong nước và quốc tế thì mọi người có thể giữ gìn những món đồ chơi đấy trong khoảng thời gian rất dài, có thể tồn tại được đến 3 năm và đồng thời là nghệ nhân Đặng Văn Hậu cũng đang tạo ra một bộ kit tò he. Đó là một bộ mà có thể tham gia vào quá trình tạo ra các sản phẩm đó và từ đó là sẽ kích thích sự sáng tạo của những người chơi, đặc biệt là trẻ em.” 6. Một số vùng tại miền Bắc, người ta còn gọi là "con bánh" vì bên cạnh hình thù các con vật, người ta còn nặn bột thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi... tạo thành mâm cỗ để đi chùa dâng cúng. Về sau, sản phẩm được gắn vào một chiếc kèn ống, ở đầu kèn có quét chút mạch nha, khi thổi phát ra âm thanh "tò te" thế nên có lẽ người ta gọi là "tò te", sau này nói trại thành "tò he".

1 Vote


Tác phẩm: Nghề làm bánh hỏi truyền thống ở Bình Thuận
ID: 589986
Tác giả: Nguyễn Văn Anh
Lời giới thiệu: Trong những món đặc sản Phan Thiết, bánh hỏi lòng heo nổi bật như một biểu tượng. Món ngon này không chỉ củng cố vị thế trên bản đồ ẩm thực Việt mà còn trở thành biểu tượng ẩm thực độc đáo của Bình Thuận. Một đĩa bánh hỏi, lòng heo, thêm chút rau sống và chén nước mắm hấp dẫn là bạn đã có thể trải nghiệm hương vị đặc trưng của vùng đất này. Chỉ từ những nguyên liệu đơn giản như lòng heo, gạo, bánh tráng mỏng, nước mắm và rau sống, món ăn này trở nên ngon lành và quyến rũ. Gạo được ngâm qua đêm, sau đó thải nước và xả cho đến khi tạo ra từng sợi bánh trắng tinh. Quá trình chế biến lòng heo đầy khó khăn, đòi hỏi đủ cả cật, gan, tim, phèo non, thịt ba chỉ… để tạo nên sự kết hợp hoàn hảo. Sau khi luộc chín, ngay lập tức thả vào thau nước đá để giữ nguyên độ ngọt và giòn của thịt. Đặc biệt, chén nước chấm cốt me là điểm độc đáo không thể thiếu cho bánh hỏi lòng heo ở Phan Thiết, thay vì mắm thông thường, hỗn hợp tỏi ớt xay nhuyễn, đường, nước cốt me và chút muối tạo nên vị ngọt chua tinh tế. Kết hợp tuyệt vời giữa vị béo của dầu dừa, ngọt của gạo, bùi của gan heo, thịt ba chỉ và lòng non luộc chín mềm, cùng hương thơm của rau hẹ, tạo nên hương vị thơm ngon đặc trưng của món bánh hỏi lòng heo Bình Thuận.

0 Votes


Tác phẩm: TUOR ĐÊM VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM “TINH HOA ĐẠO HỌC”
ID: 600061
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Lời giới thiệu: Chương trình trải nghiệm đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám với chủ đề "Tinh hoa đạo học"sẽ chính thức phục vụ khách tham quan từ 19 giờ - 22 giờ, bắt đầu từ ngày 1/11/2023. Tour đêm Văn Miếu – Quốc Tử Giám mang đến cho du khách những trải nghiệm mới, khác biệt so với việc tham quan di tích ban ngày. Cả không gian di tích được thay đổi bởi hệ thống ánh sáng và công nghệ 3D Mapping tạo nên một diện mạo mới, lung linh, huyền ảo và mang lại nhiều cảm xúc cho khách. Những công trình đặc trưng của di tích như Khuê Văn Các, vườn bia Tiến sỹ, giếng Thiên Quang, khu Bái đường… được khai thác hiệu quả trong việc chuyển tải những giá trị, ý nghĩa của đạo học. Khu vực Khuê Văn Các cũng sẽ trở thành nơi trình diễn âm nhạc truyền thống. Đặc biệt, show trình chiếu Mapping 3D theo chủ đề “Tinh hoa đạo học” tại khu Thái học giúp cho khách tham quan khám phá những giá trị tinh túy nhất trong đạo học của người Việt. Tất cả cùng hòa quyện tạo nên một bữa tiệc của ánh sáng, âm thanh và cảm xúc. Theo Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu cho biết, công nghệ trình chiếu mapping 3D không làm ảnh hưởng tới không gian trên mái nhà sân Thái học hay cảnh quan Văn Miếu nhưng làm nổi bật lên vẻ đẹp kiến trúc, truyền tải những giá trị văn hóa, lịch sử quý giá. Theo chuyên gia nghiên cứu về lịch sử, Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện có hai chức năng kép, vừa là khu di tích, vừa là trung tâm đổi mới sáng tạo của Hà Nội. Văn Miếu - Quốc Tử Giám xuất hiện đầy ấn tượng trong mắt du khách nhờ sự đổi mới, sáng tạo, tận dụng thế mạnh của công nghệ số. Đây là một mô hình hợp tác hiệu quả giữa những nhà làm công nghệ và những nhà làm di sản văn hóa, là điển hình trong hợp tác công tư. Chú thích ảnh bài: Tour đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám "Tinh hoa đạo học", giá vé, thời gian, địa điểm 1. Mong muốn mang đến cho khách tham quan một diện mạo mới hoàn toàn của khu di tích, tạo nên những trải nghiệm mới, những cảm xúc khác biệt so với các nội dung tham quan và khám phá ban ngày, Chương trình trải nghiệm đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám với chủ đề "Tinh hoa đạo học" sẽ chính thức phục vụ khách tham quan từ 19 giờ - 22 giờ, bắt đầu từ ngày 1/11/2023. 2. Chương trình Trải nghiệm đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, mọi di tích kiến trúc và không gian di sản đều trở nên ấn tượng hơn, lung linh hơn thường ngày, song vẫn giữ được nét thâm trầm, tinh tế. 3. Nhằm phát huy giá trị di sản,một sản phẩm du lịch có sự ứng dụng công nghệ hiện đại khoa học và nghệ thuật đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng và du khách. 4. Các hạng mục đều mở ra một không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám vừa quen, vừa lạ. 5. Bốn từ “Tinh Hoa Đạo Học” xếp thành hàng dọc thể hiện thông điệp rằng trục đường chính dẫn vào Văn Miếu - Quốc Tử Giám chính là con đường dẫn đến tinh hoa đạo học của người Việt. 6. Viền quanh thành giếng là một dải đèn led với hai gam màu trang nhã in bóng xuống mặt nước tạo nên những cảm xúc vô cùng đặc biệt nổi bật hình ảnh đôi cá chép chầu bình móc. 7. Khu Đại thành hay còn gọi là khu Bái đường là không gian trưng bày Quốc Tử Giám - ngôi trường đầu tiên của nền quốc học Việt Nam. Lịch sử hình thành và phát triển của cái nôi đào tạo nhân tài cho đất nước trong suốt gần 800 năm dưới thời phong kiến được thể hiện với phong cách thiết kế mang hơi thở đương đại, in đậm dấu ấn của các giá trị truyền thống đã rèn đúc nên hàng ngàn danh nhân cho đất Việt. 8. Điểm nhấn của tour đêm nằm ở phần sân Thái Học là Show 3D mapping “Tinh hoa đạo học” lấy cảm hứng từ những yếu tố đặc thù tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Mặt tiền của nhà Tiền đường trên sân Thái học biến thành một màn hình khổng lồ giúp cho khách tham quan khám phá những giá trị tinh túy nhất trong đạo học của người Việt. 9. Các hình thức trải nghiệm, tương tác hứa hẹn mang đến cho khách tham quan những cảm xúc đặc biệt như: Học với thầy đồ, tập làm nho sinh, tham quan trưng bày, trải nghiệm thực tế ảo Viết chữ. 10. Các hạng mục được chăm chút một cách tỉ mỉ mang lại cho khách tham quan một buổi tối khám phá trọn vẹn những giá trị đặc trưng không chỉ của riêng khu di tích quốc gia đặc biệt này mà còn cảm nhận được những giá trị nền tảng của đạo học Việt Nam.

1 Vote


Tác phẩm: Văn hoá truyền thống của cộng đồng dân tộc vùng Tây Nguyên khoe sắc
ID: 607950
Tác giả: Trần Văn Huấn
Lời giới thiệu: Bộ ảnh được thực hiện tại Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I diễn ra từ ngày 29.11 đến 1.12.2023 tại thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Bộ ảnh thể hiện sinh động, chân thức và toàn diện nét văn hoá truyền thống đặc sắc của các dân tộc bản địa sinh sống lâu đời trên đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ. Các sinh hoạt hàng ngày, lễ hội truyền thống, truyền dạy di sản văn hóa cho các thế hệ trẻ, bảo tồn nghề truyền thống, giới thiệu ẩm thực phong phú luôn được cộng đồng các dân tộc bảo tồn, dìn giữ và phát huy, là điểm nhấn để gắn kết cộng đồng, mang đến những trải nghiệm phong phú về đời văn hóa tinh thần, thu hút du khách đến khám phá, trải nghiệm, được hoà mình vào với không gian của lễ hội. Ngày hội được đón Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã đến dự, ân cần thăm hỏi, động viên, giao lưu với các nghệ nhân tham gia Ngày hội. Thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong việc bảo tồn, dìn giữ và phát huy bản săc, giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc, đời sống tinh thần của người dân.

1 Vote


Tác phẩm: NHỮNG CHIẾN BINH KHIẾM THỊ CÂU LẠC BỘ CHẠY BLIND RUNNER
ID: 600015
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Lời giới thiệu: Vũ Tiến Mạnh đã thành lập CLB chạy cho người khiếm thị mang tên “Blind Runner”, với mong muốn không chỉ tạo ra một sân chơi thể thao mà còn là nơi giúp người khiếm thị có cơ hội vun đắp niềm vui sống. Vũ Tiến Mạnh (24 tuổi, Phú Thọ) là vận động viên chạy bộ chuyên nghiệp, tại ASEAN Para Games 12 diễn ra ở Campuchia, Mạnh đem về cho đoàn Việt Nam 3 huy chương bạc các nội dung 800m, 1.500m và tiếp sức. Nhận thấy nhiều người khiếm thị có mong muốn chạy bộ nhưng không có điều kiện, Vũ Tiến Mạnh đã thành lập CLB chạy cho người khiếm thị mang tên “Blind Runner”, với mong muốn không chỉ tạo ra một sân chơi thể thao mà còn là nơi giúp những người khiếm thị có cơ hội được giao lưu, vun đắp niềm vui sống. Chú thích ảnh bài: NHỮNG CHIẾN BINH KHIẾM THỊ CÂU LẠC BỘ CHẠY BLIND RUNNER 1. CLB Blind Runners không chỉ là nơi luyện tập, giao lưu thỏa sức đam mê chạy bộ mà còn tiếp thêm động lực giúp người khiếm thị chinh phục bản thân, vượt thoát khỏi cộng đồng khiếm thị, tự tin hòa nhập, giao tiếp với mọi người. 2. Với mong muốn phá bỏ rào cản định kiến xã hội về người khiếm thị, Blind Runners đã hoạt động như một ngôi nhà thực thụ, nơi không còn khoảng cách giữa các thành viên. 3. CLB Blind Runners của Tiến Mạnh và các cộng sự lấy khẩu hiệu “không gì là không thể”.Đến nay, CLB đã lên tới 30 thành viên, chia làm 2 nhóm mới tham gia và chạy đã lâu. Các nhóm này tập luyện theo chương trình giáo án do Mạnh soạn thảo. 4. Không còn đôi mắt, việc chạy bộ của những người khiếm thị có nhiều điểm đặc biệt. Mỗi người sẽ có một bạn đồng hành mắt sáng để dẫn đường. Các cặp chạy sẽ được kết nối bằng một sợi dây ở tay. 5. Thông qua sợi dây này, chân chạy khiếm thị sẽ kiểm soát được tốc độ theo người dẫn đường cũng như điều hướng cho phù hợp với đường chạy. 6. “Chạy trong bóng tối, đôi tai của người khiếm thị sẽ hoạt động 200% công suất. Chúng tôi sẽ lắng nghe guồng chân của các chân chạy khác để điều chỉnh guồng chân của mình. Bên cạnh đó, đôi tai cũng thay đôi mắt nắm bắt các thông tin quan trọng khác qua âm báo trên đồng hồ chạy hoặc trao đổi của người dẫn đường”, anh Mạnh chia sẻ. 7. Cứ mỗi sáng chủ nhật, ở công viên Bách Thảo (TP. Hà Nội), anh Vũ Tiến Mạnh và những người bạn của mình lại bắt đầu khởi động, luyện tập tại đây. 8. Sau thời gian tập luyện đến nay, gần như tất cả thành viên trong câu lạc bộ đều đã có thể chạy 10km trở lên. Điều đặc biệt với họ, không chỉ là quãng đường chạy được, mà còn đầy ắp sự tự tin, lạc quan. 9. “Ban đầu tôi chỉ chạy được 50m, sau đó cự ly tăng lên được 100m. Thành tích cứ nhích dần và đến hiện tại tôi đã chạy được 10km. Chạy giúp sức khỏe của tôi được cải thiện và hơn cả tôi được gặp, giao lưu với những người giống mình”, anh Hồ Minh Quang, Thành viên câu lạc bộ Blind Runner chia sẻ. 10. Với thông điệp “Không bỏ cuộc, tin vào chính mình, câu lạc bộ chạy cho người khiếm thị Blind Runner đang từng ngày lan tỏa những giá trị sống tích cực, lạc quan đến cộng đồng người yếu thế trong xã hội, giúp họ rèn luyện thể chất khoẻ mạnh, xây dựng lối sống lành mạnh, vui vẻ.

0 Votes


Tác phẩm: Một thời hồn nhiên
ID: 592280
Tác giả: Đội Truyền thông - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
Lời giới thiệu: Nhớ chiều nào tung tăng bên cánh đồng bát ngát trào dâng, ôi nhớ lắm cái vẻ mộc mạc, bình dị của thôn quê, nhớ lắm cái màu vàng úa của mùa lúa chín vàng nuôi ta khôn lớn, nhớ lắm cái bọn trẻ thơ ngày ấy tíu tít, vi vu cùng cánh diều năm nào. Ta nói, tiếng cười, tiếng hò reo của bọn trẻ vang lên rộn ràng khắp cánh đồng, làm tan biến những mệt mỏi và lo toan trong cuộc sống. Những đứa trẻ hồn nhiên, tay nắm chặt dây diều, mắt hướng lên bầu trời với niềm hân hoan. Đối với người trưởng thành, cánh diều có thể đơn thuần là một trò chơi, nhưng với bọn trẻ lúc bấy giờ đó là biểu tượng của sự tự do, sự khát khao để vươn lên trong cuộc sống. Remembering carefree afternoons in the vast fields, oh how we miss the simplicity and rustic charm of the countryside, the golden hue of ripe rice fields that raised us, and the children who used to play joyfully with their kites. The sound of their laughter and cheers echoed across the fields, melting away the fatigue and worries of life. These innocent children, holding the kite strings tightly, eyes fixed on the sky with joy. For adults, kites might just be a game, but for children back then, it symbolized freedom and the aspiration to rise in life.

3 Votes


Tác phẩm: Chung tay vì một môi trường xanh , sạch , đẹp.
ID: 600136
Tác giả: Nguyễn Mạnh Cường
Lời giới thiệu: Sáng ngày 21 và ngày 22/7/2024 tại kênh rạch Gia và kênh rạch Ghe Máy các bạn tình nguyện viên đã tham gia hưởng ứng ngày Chủ nhật xanh , làm sạch kênh rạch khơi thông dòng chảy tại đoạn sông Vàm Thuật hướng về đường Vườn Lài thuộc Kênh Tham Lương quận 12 , hai con kênh rạch đen đầy cỏ , lục bình và nhiều loại rác thải khác các bạn không quản ngại thời tiết nắng mưa bất chợt đã nhiệt tình hăng hái tham gia xử lý rác tích cực làm cho không khí sáng hôm nay rất hiệu quả và sôi nổi . Các bạn chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và trang bị đồ bảo hộ lao động cần thiết , lội xuống dòng kênh nước đen để cắt những mảng cỏ , vớt rác sinh hoạt , chai nhựa , túi nilon , cắt bỏ lục bình dưới lòng kênh . Với khối lượng công việc nhiều nhưng các bạn thanh niên ai cũng đều vui vẻ nở nụ cười trên môi . Mặc cho lục bình dày đặc trên mặt sông , các bạn chiến sĩ tình nguyện vẫn ra sức kéo từng mảng lớn vào bờ , thu gom vào giỏ lớn , rồi cùng nhau đưa ra điểm tập kết. Những chiến sĩ tình nguyện hôm nay đã góp sức trẻ và sự nhiệt huyết của tuổi trẻ để bảo vệ môi trường , làm đẹp cảnh quan cho đường phố . Bên cạnh đó việc làm của các bạn đã góp phần tuyên truyền đến người dân về ý thức giữ gìn môi trường , giúp cho môi trường ngày càng sạch đẹp.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tiếp