Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Ngày Hội Toàn Dân Bảo Vệ An Ninh Tổ Quốc
ID: 596705
Tác giả: Nguyễn Nhất Tư
Lời giới thiệu: Tại Quảng Nam diễn ra nhiều phong trào Toàn Dân bảo vệ An Ninh Tổ Quốc. Một trong những hoạt động đó, có kỷ niệm ngày truyền thống lực lượng Công An Nhân Dân (19/8/1945- 19/8/2024). Tổ chức "Ngày Hội Toàn Dân Bảo Vệ An Ninh Tổ Quốc". Quảng Nam là địa phương có môn thể thao đua thuyền truyền thống được Bà Con Nhân Dân chọn lựa tham gia thể dục thể thao mỗi ngày, và được Chính Quyền quan tâm. Đua thuyền truyền thống là món ăn tinh thần của Bà Con Nhân Dân vùng sông nước Việt Nam với địa hình có nhiều sông suối và có bờ biển kéo dài. Giúp Nhân Dân rèn luyện được sức khoẻ phòng chống Tội Phạm, tệ nạn xã hội, xây dựng phong trào Toàn Dân bảo vệ an ninh Tổ Quốc. Bên cạnh đó tổ chức môn đua thuyền truyền thống còn có tác dụng giúp Nhân Dân vùng thiên tai, phòng chống lũ lụt hiệu quả. Gia tăng tinh thần đoàn kết Dân Tộc, tạo ra được nhiều niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống. Ngày nay trong những dịp kỷ niệm những ngày trọng đại của đất nước. Bộ môn đua thuyền truyền thống, được chọn để tổ chức cho Bà Con Nhân Dân tham gia vui chơi để quảng bá hình ảnh đẹp của đất nước Việt Nam.

0 Votes


Tác phẩm: Phong vị của Tết
ID: 599991
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Lời giới thiệu: Tết đến, bỏ lại sau lưng bao điều không vui, cuộc sống còn bao điều buồn nhiều hơn vui, hãy để cả nhà sum họp, quây quần bên mâm cỗ tất niên đậm đà cái tình, cái nghĩa ngày cuối năm… Phong tục ngày Tết mang nét đẹp truyền thống. Dù bao thế hệ trôi qua, những người con đất Việt vẫn luôn mong gìn giữ và phát huy nét đẹp của cội nguồn. Dù xã hội có phát triển hiện đại thì những phong tục cổ truyền đậm nét vẫn được gìn giữ và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chú thích ảnh bài: Phong vị của Tết . 1. Gần Tết, không khí của những ngày cuối năm, mọi người trong gia đình được cùng nhau bận rộn chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, chăm từng nụ hoa cho nở đúng mùng 1 Tết và những tiếng cười đùa quanh nồi bánh chưng đêm 30. Những khoảnh khắc ấy có lẽ là những gam màu tuyệt vời nhất cho bức tranh sum họp và hạnh phúc gia đình. 2. Tết cổ truyền của người Việt bao đời nay gắn với nồi bánh chưng, bánh tét. Không ít gia đình vẫn còn duy trì thói quen gói bánh với mong muốn gìn giữ hương vị truyền thống Tết Việt. 3. Gói bánh chưng là hoạt động quen thuộc trong các gia đình Việt mỗi khi Tết cận kề.Lá dong rửa sạch, rửa kỹ, trước khi cho vào khuôn gói lại lấy khăn tay sạch lau khô một lượt nữa. Bà thì chỉ định rõ số lượng thịt, đỗ xanh, gạo trong từng chiếc bánh. Ông gói vun lên xoắn lại cho lạt mềm nhưng buộc chặt chiếc bánh xanh màu lá dong, đượm mùi gạo nếp và đỗ xanh. 4. Tết là dịp để những đứa trẻ được bố mẹ đưa về quê thăm ông bà của mình. Được thỏa thích vui chơi, gói bánh chưng cùng gia đình, được bố mẹ mua quần áo mới, xúng xính đi chúc Tết ông bà, họ hàng, còn được nhận tiền mừng tuổi. 5. Những nồi bánh chưng đỏ lửa. Mọi người trong gia đình từ lớn tới nhỏ quây quần bên bếp lửa bập bùng khiến không khí ngày Tết ngày càng ấm áp thêm. 6. Tục chúc Tết, mừng tuổi đầu năm cũng là một mỹ tục xuất hiện từ lâu đời. Dân gian có câu: Mồng một Tết mẹ, Tết cha, Mồng hai Tết vợ, mồng ba Tết thầy. Đó là thể hiện nét đẹp văn hóa của người Việt. Sáng mồng Một Tết, mọi người trong gia đình mặc quần áo mới, tề tựu đông đủ để thực hiện nghi lễ chúc Tết và mừng tuổi. Con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ, chúc mạnh khỏe, sống lâu. Ông bà, cha mẹ chúc con cháu làm ăn tấn tới, học hành giỏi giang.

0 Votes


Tác phẩm: LỄ TRUY NIỆM VÀ THẮP NẾN HOA ĐĂNG TRI ÂN CÁC ANH HÙNG LIỆT SĨ TẠI TP VŨNG TÀU
ID: 592007
Tác giả: Nguyễn văn Khởi
Lời giới thiệu: Tối 26-7, nhân Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27-7 (1947-2024), TP.Vũng Tàu đã trang nghiêm tổ chức Lễ tưởng niệm anh linh các anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ trận vong tại Đền thờ Liệt sĩ TP.Vũng Tàu với sự tham dự của hơn 600 cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người dân, thân nhân các liệt sĩ, học sinh, đoàn viên thanh niên... tham dự lễ cùng các cấp lãnh đạo, Tăng Ni, Phật tử và đồng bào các giới. Trước khi bắt đầu buổi lễ, toàn thể đại biểu tham dự đã dành phút mặc niệm, tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - vị lãnh đạo có công lao to lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Buổi lễ đã diễn ra với các hoạt động ý nghĩa như: Mặc niệm tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; dâng hương, hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ; đọc điếu văn truy niệm các anh hùng liệt sĩ. Kết thúc buổi lễ, các đại biểu đã thắp sáng Đền thờ Liệt sĩ TP.Vũng Tàu với hàng trăm ngọn nến lung linh - thắp lên ngọn lửa tri ân sâu sắc đến các anh hùng liệt sĩ.

0 Votes


Tác phẩm: Người thổi hồn vào tò he
ID: 599983
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Lời giới thiệu: Tò he là đồ chơi dân gian thuần chất thôn quê đã đi vào đời sống tinh thần của biết bao thế hệ người dân đất Việt. Theo những người còn lưu giữ nghề tại làng Xuân La, nghề nặn tò he xuất hiện khoảng 400-500 năm trước.Trước đây, nặn tò he là một nét văn hoá dân gian ở các vùng quê Việt Nam, đặc biệt là Bắc Bộ. Ban đầu, tò he là sản phẩm để cúng lễ nên thường có hình thù các con vật. Cũng vì thế mà tò he trước đây còn có tên gọi khác là "đồ chơi chim cò". Chú thích ảnh bài: NGƯỜI THỔI HỒN VÀO TÒ HE 1. Nghệ nhân Đặng Văn Hậu, thôn Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội đã dành hơn 20 năm để học hỏi, nghiên cứu và cải tiến các sản phẩm tò he. 2. Nguyên liệu làm tò he là gạo nếp, gạo tẻ đem trộn đều, ngâm nước, sau đó đem xay hoặc giã thành bột; gạo nếp thì dễ làm và chất lượng sản phẩm tốt hơn. Bột thành phẩm được nhào kỹ đến khi không dính tay rồi mới nắm thành những nắm nhỏ, đem luộc chín. Nghệ nhân tò he Đặng Văn Hậu ở thôn Xuân La cho biết, quan trọng là kỹ thuật luộc bột và làm bột phải theo thời tiết. Mùa đông thì làm bột dẻo hơn mùa hè. 3. Nghệ nhân nặn tò he sẽ đem "đấu" màu và nặn hình. Màu sắc dùng để nhuộm bột cũng lấy từ nước màu có nguồn gốc thiên nhiên, từ các loại lá cây, rau củ ăn được. Chẳng hạn như màu đỏ từ quả gấc, màu đen từ cây nhọ nồi, màu xanh từ lá trầu không, lá riềng. Cần phải qua nhiều công đoạn công phu, đặc biệt khâu làm bột, thì mới làm ra được sản phẩm tò he bóng mượt và màu sắc tươi đẹp. 4. Không chỉ giữ lửa nghề truyền thống của làng tò he Xuân La, với tài năng và niềm đam mê, nghệ nhân trẻ Đặng Văn Hậu còn đưa nghề nặn những con giống bằng bột đến với đông đảo người dân và du khách trong và ngoài nước. 5. Đối với trẻ em cũng như người lớn, trong nước và quốc tế thì mọi người có thể giữ gìn những món đồ chơi đấy trong khoảng thời gian rất dài, có thể tồn tại được đến 3 năm và đồng thời là nghệ nhân Đặng Văn Hậu cũng đang tạo ra một bộ kit tò he. Đó là một bộ mà có thể tham gia vào quá trình tạo ra các sản phẩm đó và từ đó là sẽ kích thích sự sáng tạo của những người chơi, đặc biệt là trẻ em.” 6. Một số vùng tại miền Bắc, người ta còn gọi là "con bánh" vì bên cạnh hình thù các con vật, người ta còn nặn bột thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi... tạo thành mâm cỗ để đi chùa dâng cúng. Về sau, sản phẩm được gắn vào một chiếc kèn ống, ở đầu kèn có quét chút mạch nha, khi thổi phát ra âm thanh "tò te" thế nên có lẽ người ta gọi là "tò te", sau này nói trại thành "tò he".

1 Vote


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tiếp