Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: VƯỢT NẮNG THẮNG MƯA GẤP RÚT HOÀN THÀNH ĐƯỜNG DÂY 500KV MẠCH 3
ID: 592779
Tác giả: Lê Kinh Thăng
Lời giới thiệu: Dự án đường dây 500 KV mạch 3 được khởi công từ tháng 10/2023 trên suốt chiều dài 519 km, từ Quảng Trạch ( Quảng Bình) đến Phố Nối ( Hưng Yên), đi qua 211xã, phường của 43 huyện, thị thuộc địa bàn 9 tỉnh: Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương và Hưng Yên do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia ( EVNNPT) thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư, đến nay cơ bản đã hoàn thành. Thời gian qua, đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân đã làm việc trong điều kiện rất khó khăn, khắc nghiệt. Được chứng kiến một vài nơi xây dựng tuyến 500 kv mạch 3 rất khó khăn như Nam Đàn ( Nghệ An) gặp nhiều đồi núi và phải vượt sông......, hay tại trị cột số 299 thuộc Mỹ Hào Hưng Yên là nơi có vị trí thi công không kém phức tạp, hầu hết là ao hồ...Thời tiết hầu hết trên 40 độ, nhưng với tinh thần quyết tâm về đích sớm, đúng tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ anh em công nhân đã " Vượt nắng thắng mưa" miệt mài làm việc. Hy vọng toàn tuyến 500kv mạch 3 sẽ được "xông điện" đúng tiến độ.

0 Votes


Tác phẩm: HÀ NỘI -- ĐẾN ĐỂ YÊU
ID: 600049
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Lời giới thiệu: Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2023 với chủ đề “Hà Nội - Đến để yêu” được tổ chức mới đây tại phố đi bộ Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng. Theo lãnh đạo Sở Du lịch Hà Nội, Hà Nội vốn được mệnh danh là mảnh đất trăm nghề, có khu phố cổ, có hệ thống di tích lịch sử cách mạng cùng kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú… Những vốn quý này đều chứa đựng rất nhiều chất liệu văn hóa, những câu chuyện hay để truyền tải một cách mạnh mẽ thông qua từng sản phẩm. Với khoảng 1.350 làng nghề, lớn nhất cả nước hiện nay, Hà Nội có nguồn tài nguyên phong phú và cơ hội lớn để phát triển ngành công nghiệp sản xuất quà tặng hấp dẫn, đa dạng, đầy bản sắc văn hóa và mang tính đặc trưng của Thủ đô. Chú thích ảnh bài: HÀ NỘI – ĐẾN ĐỂ YÊU 1. Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2023 là sự kiện được tổ chức thường niên nhằm thúc đẩy, hỗ trợ các nghệ nhân, làng nghề trong việc sản xuất các sản phẩm quà tặng phục vụ khách du lịch, đồng thời kết nối làng nghề, đơn vị sản xuất quà tặng với các đơn vị lữ hành, đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch để gia tăng mức tiêu thụ sản phẩm quà tặng góp phần phát triển kinh tế du lịch. 2. Lễ hội còn là dịp để tăng cường kết nối du lịch, văn hóa và con người từ các hoạt động có trong sự kiện, qua đó gia tăng nhu cầu đi và trải nghiệm, khuyến khích phát triển du lịch. 3. Các sản phẩm truyền thống mang đậm nét văn hóa được nhiều người dân đón nhận và yêu thích. 4. "Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2023" quy tụ nhiều điểm nhấn như: Lễ khai mạc diễn ra tối ngày 3 /11 tại cổng Công viên Thống Nhất; triển lãm ảnh "Hẹn Yêu Hà Nội"; chuỗi hoạt động mang đậm văn hoá, truyền thống Hà Nội, như trò chơi dân gian, ô ăn quan, nhảy sạp, cà kheo, diễu hành xích lô, biểu diễn trống hội, đặc biệt là màn trình diễn điệu múa cổ đất Thăng Long "con đĩ đánh bồng"… 5. Nhảy đồng diễn Tâm hồn Việt với thông điệp “ Hà Nội đến để yêu”. 6. Trình diễn đường phố đi cà kheo đầy sắc màu khiến cho đường phố thêm phần náo nhiệt. 7. Nón lá thể hiện sự gần gũi và thân thuộc là biểu trưng cho nền văn hóa Việt Nam, được trang trí thêm thông điệp “ Hà Nội đến để yêu”. 8. Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội, đã thu hút du khách trong nước và quốc tế đến tham quan và trải nghiệm. 9. Lễ hội đã nhận được nhiều phản hồi tích cực của du khách và nhân dân Thủ đô đối với chương trình.

1 Vote


Tác phẩm: GÓI BÁNH CHƯNG TRONG NGÔI NHÀ DI SẢN CỦA HÀ NỘI
ID: 600026
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Lời giới thiệu: Không khí ấm áp, Tết sum vầy cùng gói bánh chưng dịp Tết Nguyên đán được tái hiện tại ngôi nhà di sản 87 Mã Mây (quận Hoàn Kiếm) thu hút đông đảo người dân và du khách quốc tế tham gia. Chú thích ảnh bài: Gói bánh chưng trong ngôi nhà di sản của Hà Nội 1. Mỗi dịp Tết đến xuân về, chiếc bánh chưng xanh không chỉ nhắc nhở mỗi người về một sản vật biểu trưng cho văn hóa dân tộc, mà còn khiến mỗi người dân đất Việt trân quý hơn một phong tục đẹp và lâu đời trong Tết cổ truyền Việt. 2. Nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa Mừng Đảng - Mừng Xuân với chủ đề “Tết Việt – Tết Phố 2024”,sáng 4/2/2024 (24 tháng Chạp), tại Ngôi nhà Di sản (87 phố Mã Mây, Hoàn Kiếm, Hà Nội), Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp CLB Đình làng Việt tổ chức không gian gói, luộc bánh chưng đón Tết cổ truyền như cách của người "Hà Nội xưa". 3. Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội mong muốn truyền tải đến nhân dân, du khách một số nét đặc trưng của ngày Tết truyền thống tại khu phố cổ Hà Nội. Bánh chưng làm từ những nguyên liệu gần gũi với đời sống người nông dân như gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh, hành, hạt tiêu, lá dong, lạt giang... 4. Bánh chưng được gói bằng tay, không dùng khuôn gói bánh. Trong xã hội hiện đại nhiều phong tục truyền thống dần bị mai một, nhưng một tập quán xa xưa vẫn được người Việt lưu giữ tới nay là tục gói bánh chưng dâng cúng tổ tiên ngày Tết Nguyên đán. 5. Tục gói bánh chưng, bánh tét ngày Tết đã trở thành nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Bánh chưng, bánh tét dùng để cúng lễ thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên và nói lên ước mơ mọi người, mọi nhà về một năm mới sung túc, an lành, hạnh phúc. 6. Nhắc đến bánh chưng, bánh giầy, bánh tét là nhắc đến những phong tục, truyền thống thờ cúng tổ tiên, cảm ơn trời đất cho một năm mùa màng bội thu bằng những món ăn được làm từ nếp, xuất phát từ nền văn hóa lúa nước, nông nghiệp lâu đời. Mỗi dịp Tết đến xuân về, chỉ cần thoáng nghe mùi nếp lan toả từ những chiếc bánh chưng, đòn bánh tét là những người con xa quê bỗng thấy rưng rưng nhớ về nguồn cội, ông bà cha mẹ. Đêm giao thừa, cả gia đình quây quần bên nhau xếp lá, gói bánh, nấu bánh… đã trở thành một hình ảnh thân thương, không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền. 7. Ông Nguyễn Xuân Nguyên (quận Tây Hồ) chia sẻ: “Rất lâu rồi tôi chưa được tự tay gói bánh chưng. Tôi thấy xúc động khi tham gia hoạt động này, bởi nó gợi lại những ký ức xưa cùng gia đình quây quần bên nồi bánh chưng ngày Tết”. 8. Du khách đến đây sẽ được cảm nhận không gian Tết của một gia đình Hà Nội xưa với mâm cỗ Tất niên, cảnh quây quần bên nồi bánh chưng, thưởng thức các món ăn đặc sản Tết của Hà Thành... 9. Những làn khói nghi ngút bốc lên từ nồi luộc bánh chưng, cùng mùi hương của lá dong, gạo nếp. Cứ như thế, năm nào cũng vậy, Tết đã cận kề.

0 Votes


Tác phẩm: Tây Nguyên tôi yêu,thân thuộc và bình yên đến lạ.
ID: 588621
Tác giả: phạm quỳnh như
Lời giới thiệu: Nhà dân tộc học nổi tiếng người Pháp Jacques Dournes đã từng viết:" Nếu phải hiểu để có thể yêu Tây Nguyên thì lại phải yêu để có thể hiểu ". Thật lạ kì "Miền đất huyền ảo" sao lại khiến tôi yêu đến thế. Một cảnh đẹp thiên nhiên sự tạo hoá tuyệt diệu nơi đất nước Việt Nam,cùng hoà quyện vào từng chi tiết nhỏ phác hoạ lên một bức tranh sống động và huyền bí. Là khoảng khắc mà con người ta không nhìn thấy gì và chỉ cảm nhận được sức sống mãnh liệt của thiên nhiên nơi mà lòng ta bình yên đến lạ. Nếu mà mệt quá giữa thành phố sống chồng lên nhau, hãy tạm gác lại sự xô bồ ấy và cùng đến với mảnh đất huyền ảo của Tây Nguyên Lâm Đồng nào! Nơi tạo ra những" hạt ngọc nâu" mang hương vị đậm đắng,thơm lừng và mạnh mẽ, chúng cuốn ta vào cuộc phiêu lưu vị giác tuyệt vời.Anh là khởi đầu cho ngày mới, là cùng em đu đưa mỗi đêm thức trắng. Và còn là nơi khai sinh ra các giống bơ mới lạ đặc biệt,dẻo,béo ngậy.Hay cùng đến với "Thủ phủ sầu riêng" đặc sản mà chỉ mảnh đất bazan màu mỡ ở Việt Nam Tây Nguyên mới tạo ra được hương thơm độc lạ ,vị ngọt bùi lôi cuốn, đậm vị béo ngậy. Tự hào là con người Việt Nam,là người con của Tây Nguyên một trong những vẻ đẹp của đất nước để được thưởng thức và tận hưởng những hương vị tuyệt vời và sự huyền ảo bình yên đến lạ kì của mảnh đất này. Hãy nhắm mắt lại nơi thành phố xô bồ và tỉnh dậy nơi vùng núi xa xôi,nơi ánh nắng như người bạn,ngọn gió như tri kỉ và cây cối như lời ca nhé!

3 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tiếp