Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Người thổi hồn vào tò he
ID: 599983
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Lời giới thiệu: Tò he là đồ chơi dân gian thuần chất thôn quê đã đi vào đời sống tinh thần của biết bao thế hệ người dân đất Việt. Theo những người còn lưu giữ nghề tại làng Xuân La, nghề nặn tò he xuất hiện khoảng 400-500 năm trước.Trước đây, nặn tò he là một nét văn hoá dân gian ở các vùng quê Việt Nam, đặc biệt là Bắc Bộ. Ban đầu, tò he là sản phẩm để cúng lễ nên thường có hình thù các con vật. Cũng vì thế mà tò he trước đây còn có tên gọi khác là "đồ chơi chim cò". Chú thích ảnh bài: NGƯỜI THỔI HỒN VÀO TÒ HE 1. Nghệ nhân Đặng Văn Hậu, thôn Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội đã dành hơn 20 năm để học hỏi, nghiên cứu và cải tiến các sản phẩm tò he. 2. Nguyên liệu làm tò he là gạo nếp, gạo tẻ đem trộn đều, ngâm nước, sau đó đem xay hoặc giã thành bột; gạo nếp thì dễ làm và chất lượng sản phẩm tốt hơn. Bột thành phẩm được nhào kỹ đến khi không dính tay rồi mới nắm thành những nắm nhỏ, đem luộc chín. Nghệ nhân tò he Đặng Văn Hậu ở thôn Xuân La cho biết, quan trọng là kỹ thuật luộc bột và làm bột phải theo thời tiết. Mùa đông thì làm bột dẻo hơn mùa hè. 3. Nghệ nhân nặn tò he sẽ đem "đấu" màu và nặn hình. Màu sắc dùng để nhuộm bột cũng lấy từ nước màu có nguồn gốc thiên nhiên, từ các loại lá cây, rau củ ăn được. Chẳng hạn như màu đỏ từ quả gấc, màu đen từ cây nhọ nồi, màu xanh từ lá trầu không, lá riềng. Cần phải qua nhiều công đoạn công phu, đặc biệt khâu làm bột, thì mới làm ra được sản phẩm tò he bóng mượt và màu sắc tươi đẹp. 4. Không chỉ giữ lửa nghề truyền thống của làng tò he Xuân La, với tài năng và niềm đam mê, nghệ nhân trẻ Đặng Văn Hậu còn đưa nghề nặn những con giống bằng bột đến với đông đảo người dân và du khách trong và ngoài nước. 5. Đối với trẻ em cũng như người lớn, trong nước và quốc tế thì mọi người có thể giữ gìn những món đồ chơi đấy trong khoảng thời gian rất dài, có thể tồn tại được đến 3 năm và đồng thời là nghệ nhân Đặng Văn Hậu cũng đang tạo ra một bộ kit tò he. Đó là một bộ mà có thể tham gia vào quá trình tạo ra các sản phẩm đó và từ đó là sẽ kích thích sự sáng tạo của những người chơi, đặc biệt là trẻ em.” 6. Một số vùng tại miền Bắc, người ta còn gọi là "con bánh" vì bên cạnh hình thù các con vật, người ta còn nặn bột thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi... tạo thành mâm cỗ để đi chùa dâng cúng. Về sau, sản phẩm được gắn vào một chiếc kèn ống, ở đầu kèn có quét chút mạch nha, khi thổi phát ra âm thanh "tò te" thế nên có lẽ người ta gọi là "tò te", sau này nói trại thành "tò he".

1 Vote


Tác phẩm: Những người khiếm thị yêu chạy
ID: 589276
Tác giả: Nguyễn Tất Sơn
Lời giới thiệu: Vốn dĩ người khiếm thị đi lại thường rất khó khăn nhưng thực tế họ có thể chạy, thậm chí tham gia các giải marathon ở cự ly hàng chục km với thành tích mà nhiều người mắt sáng chắc hẳn rất ao ước. Đó là câu chuyện có thực tại Câu lạc bộ (CLB) người khiếm thị yêu chạy “Blind Runners”, đã truyền cảm hứng cho nhiều người trong xã hội để vươn lên, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Nhận thấy nhiều người khiếm thị có mong muốn chạy bộ nhưng không có điều kiện, vận động viên (VĐV) khiếm thị Quốc gia Vũ Tiến Mạnh cùng những người bạn đã thành lập CLB “Blind Runners” để đưa bộ môn chạy đến với họ, giúp họ hòa vào “những làn chạy” của người mắt sáng và đã truyền cảm hứng, tạo ra sự lan tỏa trong xã hội. Từ những suy nghĩ đó, tháng 7 năm 2023, CLB “Blind Runners” chính thức được thành lập dưới sự bảo trợ của Hội người mù Việt Nam. Trải qua gần 1 năm hoạt động, CLB đã có 41 thành viên (gồm 26 người khiếm thị và 15 tình nguyện viên dẫn đường) trở thành ngôi nhà chung để các thành viên chia sẻ những buồn vui, giúp đỡ nhau cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Điều đặc biệt, với những nỗ lực tập luyện, các thành viên trong CLB đều có thể hoàn thành cự ly chạy 10km trở lên. Trong đó, có đến 3 thành viên khiếm thị đã gây tiếng vang khi tham gia các giải chạy trong nước và xuất sắc hoàn thành cự ly full Marathon 42km. Đây là cự ly mà nhiều người bình thường tham gia chạy marathon đều mơ ước đạt được./.

0 Votes


Tác phẩm: F1H2O Bình Định-Việt Nam tự hào hình ảnh cờ đỏ sao vàng
ID: 597131
Tác giả: Nguyễn Phước Hoài
Lời giới thiệu: Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức giải đua thuyền máy nhà nghề quốc tế UIM F1H2O với quy mô quốc tế tại đầm Thị Nại, Quy Nhơn, Bình Định từ ngày 29 đến 31/3 . Tại chặng đua ở Bình Định sẽ có 9 đội đua với 19 tay đua đăng ký tham gia .Chặng đua ở Bình Định không chỉ có ý nghĩa mở màn cho giải đua có mặt tại Việt Nam mà còn mang nhiều ý nghĩa lớn hơn. Trong đó, lần đầu tiên Việt Nam có đội đua tham gia giải mang tên Bình Định - Việt Nam với 2 chiếc thuyền máy mang bản sắc đất nước Việt Nam với hình ảnh cờ đỏ sao vàng . Thuyền máy F1H2O lấy hình ảnh cờ Việt Nam làm chủ đạo, toàn bộ con thuyền được phủ lên một màu đỏ rực rỡ với hình ảnh ngôi sao năm cánh ngay chính giữa mũi thuyền. Qua đó giúp dễ dàng nhận diện đội chủ nhà trên đường đua, hứa hẹn sẽ mang lại nhiều cảm xúc và tự hào cho toàn thể cổ động viên đội đua của Việt Nam chúng ta. Những chiếc thuyền máy F1H2O Việt Nam với sẽ tiếp tục thi đấu ở các chặng đua trên nhiều quốc gia trên thế giới. Dưới sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả, tay đua Jonas Andersson về nhì ở chặng này nhưng trên bảng xếp hạng chung cuộc đội Bình Định - Việt Nam vẫn dẫn đầu với tổng điểm 72 điểm .

0 Votes


Tác phẩm: Văn hoá truyền thống của cộng đồng dân tộc vùng Tây Nguyên khoe sắc
ID: 607950
Tác giả: Trần Văn Huấn
Lời giới thiệu: Bộ ảnh được thực hiện tại Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I diễn ra từ ngày 29.11 đến 1.12.2023 tại thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Bộ ảnh thể hiện sinh động, chân thức và toàn diện nét văn hoá truyền thống đặc sắc của các dân tộc bản địa sinh sống lâu đời trên đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ. Các sinh hoạt hàng ngày, lễ hội truyền thống, truyền dạy di sản văn hóa cho các thế hệ trẻ, bảo tồn nghề truyền thống, giới thiệu ẩm thực phong phú luôn được cộng đồng các dân tộc bảo tồn, dìn giữ và phát huy, là điểm nhấn để gắn kết cộng đồng, mang đến những trải nghiệm phong phú về đời văn hóa tinh thần, thu hút du khách đến khám phá, trải nghiệm, được hoà mình vào với không gian của lễ hội. Ngày hội được đón Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã đến dự, ân cần thăm hỏi, động viên, giao lưu với các nghệ nhân tham gia Ngày hội. Thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong việc bảo tồn, dìn giữ và phát huy bản săc, giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc, đời sống tinh thần của người dân.

1 Vote


Tác phẩm: Sin Suối Hồ - nơi hạnh phúc khi đạo hòa đời
ID: 589298
Tác giả: Nguyễn Tất Sơn
Lời giới thiệu: Bản Sin Suối Hồ (xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) là nơi có 149 hộ gia đình đồng bào Mông với hơn 650 nhân khẩu, trong đó có hơn 500 người theo đạo Tin Lành. Đây là địa điểm du lịch hấp dẫn nhất của tỉnh Lai Châu. Năm 2023, tại diễn đàn Hội chợ Du lịch quốc tế ở Indonesia, điểm bản Sin Suối Hồ được vinh danh là điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn nhất ASEAN năm 2022. Nói đến sự đổi thay của Sin Suối Hồ nhiều người thường nhắc đến những cụm từ như: “kì tích Sin Suối Hồ”, “phép lạ Sin Suối Hồ”, hay “chuyện lạ ở bản nghiện Sin Suối Hồ”… bởi trước đây Sin Suối Hồ là bản đói nghèo, chuyên trồng cây thuốc phiện và khoảng hơn 90% dân bản là người nghiện. Thuốc phiện đã làm cuộc sống của người dân trở lên mờ mịt, đói rách, khốn khổ, bệnh tật và nhiều tệ nạn khác. Với những nỗ lực trong việc tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và đoàn kết vươn lên phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là trong việc đóng góp công sức xây dựng bản Sin Suối Hồ trở thành bản du lịch cộng đồng nổi tiếng nhất ASEAN, năm 2023 mục sư Hảng A Xà vinh dự là một trong 75 gương điển hình tiên tiến toàn quốc được Thủ tướng tặng bằng khen. Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, từ năm 2012, nhờ phong trào xây dựng nông thôn mới mà những con đường vào bản Sin Suối Hồ đã được đổ bê tông, các chuồng bò, chuồng lợn, nhà vệ sinh cũng được di dời ra xa nơi ở giúp cho những ngôi nhà của đồng bào dân tộc Mông trở nên gọn gàng, sạch sẽ và vệ sinh hơn trước, cùng với đó người dân còn phát triển thêm nghề trồng địa lan, đào, mận… để phát triển kinh tế nên bản làng giờ đây trông sạch đẹp, trù phú hơn xưa. Đáng chú ý, nhiều người dân trong bản còn đi học tập kiến thức về làm du lịch để mở mô hình du lịch cộng đồng, phục vụ phát triển kinh tế gia đình và du lịch ở địa phương. Với những nỗ lực không ngừng, năm 2015, UBND tỉnh Lai Châu đã công nhận bản Sin Suối Hồ là bản du lịch cộng đồng. Kể từ đây dân bản Sin Suối Hồ có thêm cơ sở và động lực để theo đuổi nghề làm du lịch và trồng địa lan để phát triển kinh tế, nhờ đó tính sơ qua mỗi năm tất cả các hộ làm mô hình này cũng thu về hàng tỉ đồng. Bản Sin Suối Hồ nói chung và điểm nhóm Tin Lành Sin Suối Hồ nói riêng trong thời gian qua đã được Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm. Điến hình như việc Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Tôn giáo tỉnh và chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện hướng dẫn người dân làm các thủ tục đăng kí sinh hoạt tôn giáo. Và vào những dịp lễ trọng của giáo dân, chính quyền các cấp luôn tới chúc mừng, khích lệ và động viên các tín hữu trong điểm nhóm./.

0 Votes


Tác phẩm: VƯỢT NẮNG THẮNG MƯA GẤP RÚT HOÀN THÀNH ĐƯỜNG DÂY 500KV MẠCH 3
ID: 592779
Tác giả: Lê Kinh Thăng
Lời giới thiệu: Dự án đường dây 500 KV mạch 3 được khởi công từ tháng 10/2023 trên suốt chiều dài 519 km, từ Quảng Trạch ( Quảng Bình) đến Phố Nối ( Hưng Yên), đi qua 211xã, phường của 43 huyện, thị thuộc địa bàn 9 tỉnh: Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương và Hưng Yên do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia ( EVNNPT) thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư, đến nay cơ bản đã hoàn thành. Thời gian qua, đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân đã làm việc trong điều kiện rất khó khăn, khắc nghiệt. Được chứng kiến một vài nơi xây dựng tuyến 500 kv mạch 3 rất khó khăn như Nam Đàn ( Nghệ An) gặp nhiều đồi núi và phải vượt sông......, hay tại trị cột số 299 thuộc Mỹ Hào Hưng Yên là nơi có vị trí thi công không kém phức tạp, hầu hết là ao hồ...Thời tiết hầu hết trên 40 độ, nhưng với tinh thần quyết tâm về đích sớm, đúng tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ anh em công nhân đã " Vượt nắng thắng mưa" miệt mài làm việc. Hy vọng toàn tuyến 500kv mạch 3 sẽ được "xông điện" đúng tiến độ.

0 Votes


Tác phẩm: Nghề làm bánh hỏi truyền thống ở Bình Thuận
ID: 589986
Tác giả: Nguyễn Văn Anh
Lời giới thiệu: Trong những món đặc sản Phan Thiết, bánh hỏi lòng heo nổi bật như một biểu tượng. Món ngon này không chỉ củng cố vị thế trên bản đồ ẩm thực Việt mà còn trở thành biểu tượng ẩm thực độc đáo của Bình Thuận. Một đĩa bánh hỏi, lòng heo, thêm chút rau sống và chén nước mắm hấp dẫn là bạn đã có thể trải nghiệm hương vị đặc trưng của vùng đất này. Chỉ từ những nguyên liệu đơn giản như lòng heo, gạo, bánh tráng mỏng, nước mắm và rau sống, món ăn này trở nên ngon lành và quyến rũ. Gạo được ngâm qua đêm, sau đó thải nước và xả cho đến khi tạo ra từng sợi bánh trắng tinh. Quá trình chế biến lòng heo đầy khó khăn, đòi hỏi đủ cả cật, gan, tim, phèo non, thịt ba chỉ… để tạo nên sự kết hợp hoàn hảo. Sau khi luộc chín, ngay lập tức thả vào thau nước đá để giữ nguyên độ ngọt và giòn của thịt. Đặc biệt, chén nước chấm cốt me là điểm độc đáo không thể thiếu cho bánh hỏi lòng heo ở Phan Thiết, thay vì mắm thông thường, hỗn hợp tỏi ớt xay nhuyễn, đường, nước cốt me và chút muối tạo nên vị ngọt chua tinh tế. Kết hợp tuyệt vời giữa vị béo của dầu dừa, ngọt của gạo, bùi của gan heo, thịt ba chỉ và lòng non luộc chín mềm, cùng hương thơm của rau hẹ, tạo nên hương vị thơm ngon đặc trưng của món bánh hỏi lòng heo Bình Thuận.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tiếp