Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: TÁI HIỆN PHỐ NGHỀ ĐÔNG NAM DƯỢC LÃN ÔNG
ID: 600003
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Lời giới thiệu: Phố Lãn Ông là nơi tập trung của nghề đông y, kinh doanh thuốc y học cổ truyền, là tuyến phố có nhiều hộ kinh doanh về Đông Nam dược tồn tại hàng trăm năm. Bằng việc tái hiện không gian hoạt động của phố nghề truyền thống này, trưng bày giới thiệu phố nghề Đông Nam dược Lãn Ông góp phần bảo tồn các giá trị di sản, phát huy các giá trị nghề truyền thống của Thăng Long - Hà Nội. Phố Lãn Ông là một con phố có tiếng tại Hà Nội, với lịch sử lâu đời và nghề truyền thống chính là kinh doanh thuốc đông y với gần 100 cửa hàng thuốc đông y trên tuyến phố dài khoảng 200m. Đây cũng là một trong số ít các con phố trong 36 phố phường Hà Nội giữ được nghề truyền thống theo tên gọi của nó sau hàng trăm năm lịch sử. Giờ đây, phố Lãn Ông đã trở thành thương hiệu chợ thuốc đông y nổi tiếng tại Thủ đô Hà Nội, là điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch trong và nước ngoài. Chú thích ảnh bài: TÁI HIỆN PHỐ NGHỀ ĐÔNG NAM DƯỢC LÃN ÔNG 1. Trưng bày diễn ra tại Hội quán Phúc Kiến – 40 Lãn Ông, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. 2. Trưng bày nhằm giới thiệu về lịch sử hình thành tuyến phố, những kết quả, thành tựu phát triển dược liệu và các sản phẩm y dược cổ truyền trong nước và tiềm năng thế mạnh của y dược cổ truyền trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. 3. Thông qua đó cũng tái hiện không gian hoạt động của phố nghề đông y truyền thống qua việc trưng bày tranh ảnh, tư liệu về lịch sử phố nghề đông nam dược 4. Các gian hàng giới thiệu sản phẩm dược liệu, các bài thuốc quý, trình diễn bắt mạch, xoa bóp, bấm huyệt, tư vấn sức khỏe cho nhân dân. 5. Nhiều người dân có nhu cầu khám chữa bệnh, điều trị bằng những vị thuốc Đông nam dược cũng đã tới với sự kiện để được bắt mạch, kê đơn và tư vấn miễn phí. 6. Một số sách, ấn phẩm, tài liệu nghề thuốc Đông Nam Dược. 7. Một số dụng cụ, phương tiện dùng để bào chế thuốc Đông Nam Dược. 8. Trưng bày không chỉ là dịp giới thiệu tới công chúng, du khách trong và ngoài nước biết đến các giá trị đặc sắc của nghề mà còn là những đóng góp thiết thực trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng, về bảo tồn, phát huy các giá trị nghề truyền thống. 9. Phố Lãn Ông không chỉ là nơi chuyên doanh thuốc Đông Nam dược mà còn là nơi thu hút đông đảo nhân dân Thủ đô, du khách trong và ngoài nước tham quan, góp phần phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ của quận Hoàn Kiếm nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung. 10. Ban Tổ chức cho biết, hoạt động trưng bày giới thiệu nghề Đông Nam dược Lãn Ông sẽ là hoạt động dài hạn, diễn ra vào các ngày thứ 7, Chủ nhật hằng tuần.

1 Vote


Tác phẩm: Nhóm Sài Gòn Xanh - Chung tay bảo vệ môi trường.
ID: 600148
Tác giả: Nguyễn Mạnh Cường
Lời giới thiệu: Ô nhiễm môi trường vẫn luôn là vấn đề nhức nhối và là mối quan tâm chung của xã hội cũng như toàn cầu. Đặc biệt là ở những thành phố lớn , mọi người hay gọi vui là nơi “ đất chật người đông” nhưng ở nơi đó xã hội phát triển không đồng nghĩa với việc ý thức của tất cả người dân đều phát triển . Việc xã rác bừa bãi đã lên đến mức báo động và dường như đã trở thành thói quen của người dân , Nhưng cũng ở nơi đó đã có những con người “Sống Đẹp”. Sài Gòn Xanh là nhóm các bạn trẻ tình nguyện viên với slogan “Nhặt rác để sống khác”. Vì vấn đề nan giải của môi trường và vì sức khỏe của xã hội những bạn trẻ đã thành lập nhóm ban đầu chỉ có 5 thành viên , đến thời điểm hiện tại số tình nguyện viên đã vượt qua con số 500 . Thứ 5 và Chủ Nhật . Hai ngày trong tuần , đều đặn cứ thế các bạn trẻ cùng nhau “ngâm mình”. Dưới những dòng kênh đen ngòm đầy rác thải , xác động vật , kim tiêm , hôi thối và độc hại . Hiện có trên 500 tình nguyện viên thường trực. Ngoài ra còn có những mạnh thường quân tìm đến hỗ trợ về kinh phí. Tuy không nhiều nhưng cũng giúp các thành viên trong nhóm trang bị được những bộ quần áo bảo hộ tốt hơn, mua được bao tay chống cắt, ủng cao su dầy… và đặc biệt là tất cả thành viên đều được tiêm ngừa uốn ván, ngừa sốt xuất huyết, ngừa cảm… Sau hơn 1 năm hoạt động, nhóm Sài Gòn Xanh đã thực hiện dọn rác ở trên 100 khu vực kênh, rạch với khối lượng rác thải các loại lên đến trên 1.500 tấn, giao lại cho các địa phương vận chuyển đến điểm xử lý. Ngoài TP Hồ Chí Minh, nhóm cũng đã đến các tỉnh Tiền Giang, Bình Dương , vớt rác với mong muốn góp phần nâng cao ý thức của người dân vùng nông thôn; dọn rác ở các bãi biển thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhằm đánh thức ý thức giữ gìn vệ sinh của du khách. Hy vọng ngày càng có nhiều nhóm tình nguyện như các bạn để lan tỏa sâu rộng hơn nữa, giúp người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tránh gây ô nhiễm làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

0 Votes


Tác phẩm: Người thổi hồn vào tò he
ID: 599983
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Lời giới thiệu: Tò he là đồ chơi dân gian thuần chất thôn quê đã đi vào đời sống tinh thần của biết bao thế hệ người dân đất Việt. Theo những người còn lưu giữ nghề tại làng Xuân La, nghề nặn tò he xuất hiện khoảng 400-500 năm trước.Trước đây, nặn tò he là một nét văn hoá dân gian ở các vùng quê Việt Nam, đặc biệt là Bắc Bộ. Ban đầu, tò he là sản phẩm để cúng lễ nên thường có hình thù các con vật. Cũng vì thế mà tò he trước đây còn có tên gọi khác là "đồ chơi chim cò". Chú thích ảnh bài: NGƯỜI THỔI HỒN VÀO TÒ HE 1. Nghệ nhân Đặng Văn Hậu, thôn Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội đã dành hơn 20 năm để học hỏi, nghiên cứu và cải tiến các sản phẩm tò he. 2. Nguyên liệu làm tò he là gạo nếp, gạo tẻ đem trộn đều, ngâm nước, sau đó đem xay hoặc giã thành bột; gạo nếp thì dễ làm và chất lượng sản phẩm tốt hơn. Bột thành phẩm được nhào kỹ đến khi không dính tay rồi mới nắm thành những nắm nhỏ, đem luộc chín. Nghệ nhân tò he Đặng Văn Hậu ở thôn Xuân La cho biết, quan trọng là kỹ thuật luộc bột và làm bột phải theo thời tiết. Mùa đông thì làm bột dẻo hơn mùa hè. 3. Nghệ nhân nặn tò he sẽ đem "đấu" màu và nặn hình. Màu sắc dùng để nhuộm bột cũng lấy từ nước màu có nguồn gốc thiên nhiên, từ các loại lá cây, rau củ ăn được. Chẳng hạn như màu đỏ từ quả gấc, màu đen từ cây nhọ nồi, màu xanh từ lá trầu không, lá riềng. Cần phải qua nhiều công đoạn công phu, đặc biệt khâu làm bột, thì mới làm ra được sản phẩm tò he bóng mượt và màu sắc tươi đẹp. 4. Không chỉ giữ lửa nghề truyền thống của làng tò he Xuân La, với tài năng và niềm đam mê, nghệ nhân trẻ Đặng Văn Hậu còn đưa nghề nặn những con giống bằng bột đến với đông đảo người dân và du khách trong và ngoài nước. 5. Đối với trẻ em cũng như người lớn, trong nước và quốc tế thì mọi người có thể giữ gìn những món đồ chơi đấy trong khoảng thời gian rất dài, có thể tồn tại được đến 3 năm và đồng thời là nghệ nhân Đặng Văn Hậu cũng đang tạo ra một bộ kit tò he. Đó là một bộ mà có thể tham gia vào quá trình tạo ra các sản phẩm đó và từ đó là sẽ kích thích sự sáng tạo của những người chơi, đặc biệt là trẻ em.” 6. Một số vùng tại miền Bắc, người ta còn gọi là "con bánh" vì bên cạnh hình thù các con vật, người ta còn nặn bột thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi... tạo thành mâm cỗ để đi chùa dâng cúng. Về sau, sản phẩm được gắn vào một chiếc kèn ống, ở đầu kèn có quét chút mạch nha, khi thổi phát ra âm thanh "tò te" thế nên có lẽ người ta gọi là "tò te", sau này nói trại thành "tò he".

1 Vote


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tiếp