Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Ngang trời rực rỡ
ID: 603365
Tác giả: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Lời giới thiệu: Ngang trời rực rỡ... ----------------------------------------------------------------------- Đồi Ba Quáng... Việt Nam ta được trời đất ban tặng cho biết bao khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp khiến bạn bè quốc tế phải say đắm trước vẻ đẹp của đất nước hình chữ S. Từ Bắc xuống Nam, mỗi một vùng miền đều mang trong mình những nét đẹp riêng biệt. Nếu miền Nam có vẻ đẹp của sông nước thì khi đi du lịch miền Bắc bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những đồi núi cao mênh mông. Và trong bài viết này, Ba Quáng (Vinh Quý) có view triệu đô tuyệt đẹp miền Bắc. Nhắc đến săn mây chắc hẳn du khách sẽ nghĩ ngay đến Đà Lạt. Nhưng chẳng cần đi Đà Lạt nữa, tại đồi cỏ Ba Quáng bạn cũng sẽ có cơ hội trải nghiệm thú vui săn mây, ngắm nhìn những đám mây trắng bồng bềnh trôi nhẹ lưng chừng đồi. Thời điểm để bạn có thể nhìn thấy mây nhiều là vào sáng sớm bình minh vừa ló rạng. Bạn có thể di chuyển đến đồi thông Vinh Quý nằm cạnh đồi cỏ cháy để có thể ngắm mây rõ hơn. Lúc này những tia nắng sớm chiếu xuyên qua những màn mây tạo nên một khung cảnh vô cùng thơ mộng, huyền ảo không thua gì thiên đường săn mây Đà Lạt. Ngựa và người Tày... Từ xa xưa, với người dân tộc Tày ở tỉnh ta, ngựa không chỉ gắn bó mật thiết trong đời sống mà còn đi vào tục ngữ mang giá trị giáo dục sâu sắc. Chuyện kể rằng, ở châu Tư Lang xưa (nay là huyện Trùng Khánh) có Thổ quan Hoàng Nghệ bắt được A Thai - Phó tướng quân Nguyên Mông đem dâng vua Trần (theo Đại Việt sử ký toàn thư quyển II, trang 62). Thổ quan Hoàng Nghệ có con ngựa trắng như tuyết rất đẹp, nhưng lại là con ngựa cái nên ai cũng chê cười vì quan cưỡi ngựa cái, trái với thời đó, các quan lại phải cưỡi ngựa đực to, đẹp. Nhưng con ngựa trắng của Hoàng Nghệ đẹp khác thường, tinh khôn, chỉ cần cưỡi lên lưng, nói nhỏ vào tai là nó tự biết đường đi không cần cầm cương điều khiển. Hiện nay cuộc sống hiện đại, ngựa không còn là “đầu cơ nghiệp” của đồng bào vùng cao, nhưng tại các bản làng vùng cao người Tày, Nùng vẫn duy trì nuôi ngựa. Bởi với đồng bào, ngựa là con vật quan trọng trong đời sống sinh hoạt và sản xuất. Ngựa theo chân người xuống núi, chở nông sản xuống các phiên chợ để trao đổi. Tại một số diểm, khu du lịch, ngựa được sử dụng để du khách trải nghiệm, trở thành một dịch vụ du lịch khá hấp dẫn.

0 Votes


Tác phẩm: LĂNG ÔNG-DỰNG NÊU ĐÓN TẾT-NÉT ĐẸP VĂN HÓA CỔ TRUYỀN DUY NHẤT CÒN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ID: 35993
Tác giả: Kiều Anh Dũng
Lời giới thiệu: Theo quan niệm của người dân Việt từ bao đời nay,cây nêu được dựng vào dịp Tết Nguyên Đán mang ý nghĩa rất thiêng liêng,tránh những xui xẻo & mang lại một năm mới may mắn cho gia chủ. Gần đây, người ta dường như có xu hướng tối giản đi những tập tục ngày Tết.Những phong tục cổ truyền đã không còn xuất hiện nhiều ở các thành phố lớn,nơi nhịp sống luôn vội vã từng ngày.Đặc biệt phải nhắc tới phong tục dựng cây nêu-một hình ảnh có tính biểu tượng gắn liền với TẾT NGUYÊN ĐÁN Nghi lễ dựng cây nêu được thực hiện theo đúng truyền thống từ lâu đời trong văn hóa của người dân nước Việt.Đó là dùng cây tre già,lóng tre đều và còn nguyên lá tươi trên ngọn ,được treo cờ hội ngay ngắn bên dưới lá tre,trang trí thêm lồng đèn tạo màu sắc,lá phướn mang câu chữ với ý nghĩa chúc mừng năm mới cùng những vật dụng trang trí tạo âm thanh như chuông ... Hiện tại ở Thành phố Hồ Chí Minh chỉ còn một nơi duy nhất thực hiện nghi lể Dựng Nêu đón Tết đó là Lăng Đức Thượng Công Tả Quân Lê Văn Duyệt vào ngày 30 (29)tháng chạp hàng năm trong sân sau lối vào cổng Tam Quan. Nghi lể DỰNG NÊU được thực hiện và duy trì hơn 200 năm qua của Ban trị sự,Chính quyền địa phương cùng người dân cả nước,đặc biệt là cộng đồng người Việt gốc Hoa Thành phố khi mỗi dịp Tết đến Xuân về.Đây là một nét văn hóa có ý nghĩa trong đời sống tâm thức của người Việt từ xa xưa

0 Votes


Tác phẩm: Tây Nguyên huyền bí
ID: 608595
Tác giả: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Lời giới thiệu: Tây Nguyên huyền bí Tây Nguyên, vùng đất cao nguyên hùng vĩ nằm ở miền Trung Việt Nam, không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn ẩn chứa nhiều huyền bí trong văn hóa và phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số nơi đây. Cảnh sắc thiên nhiên Tây Nguyên là nơi giao thoa giữa núi rừng, thác nước và những cánh đồng cà phê bạt ngàn. Những ngọn núi trùng điệp, dòng sông trong xanh và những thác nước ào ạt như thác Draynur, thác Yang Bay tạo nên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ. Không chỉ có vậy, Tây Nguyên còn nổi tiếng với các hồ nước như hồ T’nưng hay hồ Lắk, nơi du khách có thể tham gia vào các hoạt động du lịch sinh thái thú vị. Văn hóa phong phú Tây Nguyên là nơi sinh sống của nhiều dân tộc như Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Xê Đăng, mỗi dân tộc mang trong mình những truyền thuyết, phong tục tập quán độc đáo. Nét đặc trưng văn hóa Tây Nguyên không thể không nhắc đến những lễ hội như lễ hội cồng chiêng, lễ hội mừng mùa màng, hay các nghi thức cúng bái linh hồn. Những điệu múa, tiếng cồng chiêng vang vọng trong không gian núi rừng tạo nên âm thanh huyền bí, khiến người nghe cảm nhận được sự kết nối giữa con người với thiên nhiên. Ẩm thực độc đáo Ẩm thực Tây Nguyên cũng mang đậm bản sắc văn hóa của vùng đất này. Các món ăn như cơm lam, gà nướng, và rượu cần không chỉ ngon mà còn chứa đựng những câu chuyện về cuộc sống của người dân nơi đây. Rượu cần, một loại rượu truyền thống, thường được sử dụng trong các buổi lễ hội, tạo nên không khí giao lưu thân mật giữa bạn bè và gia đình. Tây Nguyên không chỉ là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên, mà còn là nơi để khám phá những giá trị văn hóa độc đáo và huyền bí. Một chuyến đi đến Tây Nguyên chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm khó quên và những kỷ niệm đẹp về vùng đất này.

0 Votes


Tác phẩm: Rối chầu chùa Cổ Lễ
ID: 599650
Tác giả: Phạm Quốc Dũng
Lời giới thiệu: Múa Chầu rối là mô phỏng những sinh linh được Hoàng hậu nước Lương sinh ra bị ruồng bỏ được Đức Phật Như Lai độ trì và Đức Thánh Tổ cứu vớt. Các vẻ mặt của đầu rối có khóc, cười, trách móc. Có tất cả 9 đầu rối, mỗi nghệ nhân khi múa chầu tay dâng hai đầu rối, chân nhảy theo nhịp 5 bước viết lên chữ Khẩu. Khi chân nhảy theo nhịp thì tay dâng đầu rối được đưa vòng từ ngoài vào trước ngực. Có 3 động tác, mỗi động tác được thực hiện 3 hồi. Sau đó hai nghệ nhân chầu rối chuyển vị trí cho nhau tiếp tục thực hiện 3 hồi các động tác 1-2-3. Cuối cùng hai nghệ nhân giáp lưng xoay vòng thể hiện sự vui mừng biết ơn Đức Phật Như Lai độ trì và Đức Thánh Tổ cứu sinh. Mỗi cặp đôi nhảy chầu rối đều có các động tác và nhịp điệu giống nhau, đều thể hiện sự sung sướng, vui mừng khi được cứu sinh và được tắm mát trong dòng sông thanh tịnh của phép Phật nhiệm màu. Cùng với đó, múa ông Tràng thường là do Hội trưởng (anh trưởng) đảm nhận, như trên đã mô tả có 2 cặp đôi với 8 đầu Rối đã xuất hiện còn lại múa ông Tràng nghệ nhân nhảy Chầu một mình với 1 đầu Rối. Động tác chân nhảy vẫn theo nhịp 5 nhưng được thực hiện 5 lần động tác giống nhau vì chỉ có một đầu Rối lên tay dâng lên xuống trước ngực, nhịp điệu nhảy Ông Tràng chậm rãi khoan thai điềm tĩnh đúng với tác phong anh trưởng. Sau 5 lần nhảy Chầu thì Ông Tràng theo nhịp trống điều khiển tiến lên, dùng chân viết lên từng nét của các chữ nho: Đầu tiên là Chữ Vạn (Vạn Năng) biểu tượng của Nhà Phật, sau đó là Chữ Thánh cung Vạn Tuế - Thiên hạ Thái bình.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tiếp