Tác phẩm Múa dân gian “Con đĩ đánh bồng”

#image_title

- Tác giả: Trương Anh Đức


- Ngày tham dự: 20/08/2024

- Mã bài dự thi: 598221

- Link tác phẩm dự thi: https://happy.vietnam.vn/contest/gallery-contest-2024/submission/598221

- Tác phẩm: "Múa dân gian "Con đĩ đánh bồng"" - Chụp tại: Hà Nội- Đơn vị: Cá nhân

Lời giới thiệu: Điệu múa “con đĩ đánh bồng” là 1 trong 10 điệu múa dân gian xưa độc đáo của kinh thành Thăng Long. Từ "đĩ" trong điệu múa này không phải là một từ mang ý nghĩa tiêu cực. Nó chỉ dùng để ám chỉ những người con trai giả dạng nữ nhân. Cũng bởi vì thấy những nam nhân giả gái, múa may quá lả lơi mà nhà vua Phùng Hưng gọi họ là những "con đĩ". Tương truyền, vào thế kỷ thứ 8, vua Phùng Hưng tập hợp các nghĩa sĩ tại làng Triều Khúc để bao vây đạo quân nhà Đường. Để động viên tướng sĩ, làm giảm nỗi nhớ nhà, nhớ gia đình, nhớ người thân và cũng là để giải trí cho nghĩa quân, nhà vua đã cho chọn ra những binh lính trắng trẻo, thư sinh, khôi ngô, tuấn tú đóng giả làm con gái, ăn mặc sặc sỡ và đeo trống múa bồng. Kể từ đó, hàng năm vào mùa xuân, từ ngày 9 đến 12 tháng Giêng Âm lịch, dân làng Triều Khúc duy trì truyền thống tổ chức lễ hội rước Thành Hoàng Phùng (Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng) với điệu múa dân gian "trống bồng", hay còn gọi là “con đĩ đánh bồng”.


Số lượt bình chọn: 0 Votes

To vote, please sign in or register.

0 Comments