Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Những Cô Gái Mường Thu Hoạch Chè
ID: 601483
Tác giả: HÀ VĂN LUẬN
Lời giới thiệu: Đồi chè Long Cốc nằm tại Xã Long Cốc,huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, nằm cách Hà Nội khoảng 125 km, và khoảng 70 km từ trung tâm thành phố Việt Trì. Những “ốc đảo chè” khiến Long Cốc được mệnh danh là “vịnh Hạ Long vùng trung du”. Đồi chè long cốc có diện tích gần 700 ha chè,và được trồng từ năm 1999_2001 do chính những bàn tay khéo léo của những công nhân và người dân bản địa nơi đây tạo nên, Mỗi đồi chè rộng khoảng 1 ha và tương ứng có khoảng 700 quả đồi bát úp lớn nhỏ khác nhau trải dài đến tận chân trời và tạo thành bức tranh huyền ảo.đồi chè long cốc vào những buổi sáng lúc ẩn lúc hiện trong sương.và ngắm hoàng hôn đồi chè móng ngựa vào buổi chiều.ngoài ra khi đến với long cốc các bạn sẽ được thưởng thức những món ăn đặc sản dân tộc của người mường bản địa nơi đây,chắc chắn sẽ là một trải nghiệm khó quên khi đến Long Cốc Long Cốc được đánh giá là một trong những đồi chè đẹp nhất Việt Nam, có tiềm năng phát triển du lịch. Trong những năm qua, lượng du khách thập phương và quốc tế về tham quan, khám phá trải nghiệm đồi chè Long Cốc ngày càng tăng. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu của du khách du lịch nên tôi nhận thấy tiềm năng phát triển của đồi chè Long Giờ đã số người công nhân đã sử dụng máy cẳt chè để tăng năng suất và sản lượng,tuy nhiên để những loại chè uống thì những có gái dân tộc Mường phải hái bằng tay để chọn lọc những búp chè đều nhau để cho ra sản phẩm khi xao khô sẽ đạt chất lượng nhất ,

0 Votes


Tác phẩm: Những người khiếm thị yêu chạy
ID: 589276
Tác giả: Nguyễn Tất Sơn
Lời giới thiệu: Vốn dĩ người khiếm thị đi lại thường rất khó khăn nhưng thực tế họ có thể chạy, thậm chí tham gia các giải marathon ở cự ly hàng chục km với thành tích mà nhiều người mắt sáng chắc hẳn rất ao ước. Đó là câu chuyện có thực tại Câu lạc bộ (CLB) người khiếm thị yêu chạy “Blind Runners”, đã truyền cảm hứng cho nhiều người trong xã hội để vươn lên, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Nhận thấy nhiều người khiếm thị có mong muốn chạy bộ nhưng không có điều kiện, vận động viên (VĐV) khiếm thị Quốc gia Vũ Tiến Mạnh cùng những người bạn đã thành lập CLB “Blind Runners” để đưa bộ môn chạy đến với họ, giúp họ hòa vào “những làn chạy” của người mắt sáng và đã truyền cảm hứng, tạo ra sự lan tỏa trong xã hội. Từ những suy nghĩ đó, tháng 7 năm 2023, CLB “Blind Runners” chính thức được thành lập dưới sự bảo trợ của Hội người mù Việt Nam. Trải qua gần 1 năm hoạt động, CLB đã có 41 thành viên (gồm 26 người khiếm thị và 15 tình nguyện viên dẫn đường) trở thành ngôi nhà chung để các thành viên chia sẻ những buồn vui, giúp đỡ nhau cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Điều đặc biệt, với những nỗ lực tập luyện, các thành viên trong CLB đều có thể hoàn thành cự ly chạy 10km trở lên. Trong đó, có đến 3 thành viên khiếm thị đã gây tiếng vang khi tham gia các giải chạy trong nước và xuất sắc hoàn thành cự ly full Marathon 42km. Đây là cự ly mà nhiều người bình thường tham gia chạy marathon đều mơ ước đạt được./.

0 Votes


Tác phẩm: Một thời hồn nhiên
ID: 592280
Tác giả: Đội Truyền thông - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
Lời giới thiệu: Nhớ chiều nào tung tăng bên cánh đồng bát ngát trào dâng, ôi nhớ lắm cái vẻ mộc mạc, bình dị của thôn quê, nhớ lắm cái màu vàng úa của mùa lúa chín vàng nuôi ta khôn lớn, nhớ lắm cái bọn trẻ thơ ngày ấy tíu tít, vi vu cùng cánh diều năm nào. Ta nói, tiếng cười, tiếng hò reo của bọn trẻ vang lên rộn ràng khắp cánh đồng, làm tan biến những mệt mỏi và lo toan trong cuộc sống. Những đứa trẻ hồn nhiên, tay nắm chặt dây diều, mắt hướng lên bầu trời với niềm hân hoan. Đối với người trưởng thành, cánh diều có thể đơn thuần là một trò chơi, nhưng với bọn trẻ lúc bấy giờ đó là biểu tượng của sự tự do, sự khát khao để vươn lên trong cuộc sống. Remembering carefree afternoons in the vast fields, oh how we miss the simplicity and rustic charm of the countryside, the golden hue of ripe rice fields that raised us, and the children who used to play joyfully with their kites. The sound of their laughter and cheers echoed across the fields, melting away the fatigue and worries of life. These innocent children, holding the kite strings tightly, eyes fixed on the sky with joy. For adults, kites might just be a game, but for children back then, it symbolized freedom and the aspiration to rise in life.

3 Votes


Tác phẩm: Sin Suối Hồ - nơi hạnh phúc khi đạo hòa đời
ID: 589298
Tác giả: Nguyễn Tất Sơn
Lời giới thiệu: Bản Sin Suối Hồ (xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) là nơi có 149 hộ gia đình đồng bào Mông với hơn 650 nhân khẩu, trong đó có hơn 500 người theo đạo Tin Lành. Đây là địa điểm du lịch hấp dẫn nhất của tỉnh Lai Châu. Năm 2023, tại diễn đàn Hội chợ Du lịch quốc tế ở Indonesia, điểm bản Sin Suối Hồ được vinh danh là điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn nhất ASEAN năm 2022. Nói đến sự đổi thay của Sin Suối Hồ nhiều người thường nhắc đến những cụm từ như: “kì tích Sin Suối Hồ”, “phép lạ Sin Suối Hồ”, hay “chuyện lạ ở bản nghiện Sin Suối Hồ”… bởi trước đây Sin Suối Hồ là bản đói nghèo, chuyên trồng cây thuốc phiện và khoảng hơn 90% dân bản là người nghiện. Thuốc phiện đã làm cuộc sống của người dân trở lên mờ mịt, đói rách, khốn khổ, bệnh tật và nhiều tệ nạn khác. Với những nỗ lực trong việc tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và đoàn kết vươn lên phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là trong việc đóng góp công sức xây dựng bản Sin Suối Hồ trở thành bản du lịch cộng đồng nổi tiếng nhất ASEAN, năm 2023 mục sư Hảng A Xà vinh dự là một trong 75 gương điển hình tiên tiến toàn quốc được Thủ tướng tặng bằng khen. Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, từ năm 2012, nhờ phong trào xây dựng nông thôn mới mà những con đường vào bản Sin Suối Hồ đã được đổ bê tông, các chuồng bò, chuồng lợn, nhà vệ sinh cũng được di dời ra xa nơi ở giúp cho những ngôi nhà của đồng bào dân tộc Mông trở nên gọn gàng, sạch sẽ và vệ sinh hơn trước, cùng với đó người dân còn phát triển thêm nghề trồng địa lan, đào, mận… để phát triển kinh tế nên bản làng giờ đây trông sạch đẹp, trù phú hơn xưa. Đáng chú ý, nhiều người dân trong bản còn đi học tập kiến thức về làm du lịch để mở mô hình du lịch cộng đồng, phục vụ phát triển kinh tế gia đình và du lịch ở địa phương. Với những nỗ lực không ngừng, năm 2015, UBND tỉnh Lai Châu đã công nhận bản Sin Suối Hồ là bản du lịch cộng đồng. Kể từ đây dân bản Sin Suối Hồ có thêm cơ sở và động lực để theo đuổi nghề làm du lịch và trồng địa lan để phát triển kinh tế, nhờ đó tính sơ qua mỗi năm tất cả các hộ làm mô hình này cũng thu về hàng tỉ đồng. Bản Sin Suối Hồ nói chung và điểm nhóm Tin Lành Sin Suối Hồ nói riêng trong thời gian qua đã được Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm. Điến hình như việc Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Tôn giáo tỉnh và chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện hướng dẫn người dân làm các thủ tục đăng kí sinh hoạt tôn giáo. Và vào những dịp lễ trọng của giáo dân, chính quyền các cấp luôn tới chúc mừng, khích lệ và động viên các tín hữu trong điểm nhóm./.

0 Votes


Tác phẩm: Người thổi hồn vào tò he
ID: 599983
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Lời giới thiệu: Tò he là đồ chơi dân gian thuần chất thôn quê đã đi vào đời sống tinh thần của biết bao thế hệ người dân đất Việt. Theo những người còn lưu giữ nghề tại làng Xuân La, nghề nặn tò he xuất hiện khoảng 400-500 năm trước.Trước đây, nặn tò he là một nét văn hoá dân gian ở các vùng quê Việt Nam, đặc biệt là Bắc Bộ. Ban đầu, tò he là sản phẩm để cúng lễ nên thường có hình thù các con vật. Cũng vì thế mà tò he trước đây còn có tên gọi khác là "đồ chơi chim cò". Chú thích ảnh bài: NGƯỜI THỔI HỒN VÀO TÒ HE 1. Nghệ nhân Đặng Văn Hậu, thôn Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội đã dành hơn 20 năm để học hỏi, nghiên cứu và cải tiến các sản phẩm tò he. 2. Nguyên liệu làm tò he là gạo nếp, gạo tẻ đem trộn đều, ngâm nước, sau đó đem xay hoặc giã thành bột; gạo nếp thì dễ làm và chất lượng sản phẩm tốt hơn. Bột thành phẩm được nhào kỹ đến khi không dính tay rồi mới nắm thành những nắm nhỏ, đem luộc chín. Nghệ nhân tò he Đặng Văn Hậu ở thôn Xuân La cho biết, quan trọng là kỹ thuật luộc bột và làm bột phải theo thời tiết. Mùa đông thì làm bột dẻo hơn mùa hè. 3. Nghệ nhân nặn tò he sẽ đem "đấu" màu và nặn hình. Màu sắc dùng để nhuộm bột cũng lấy từ nước màu có nguồn gốc thiên nhiên, từ các loại lá cây, rau củ ăn được. Chẳng hạn như màu đỏ từ quả gấc, màu đen từ cây nhọ nồi, màu xanh từ lá trầu không, lá riềng. Cần phải qua nhiều công đoạn công phu, đặc biệt khâu làm bột, thì mới làm ra được sản phẩm tò he bóng mượt và màu sắc tươi đẹp. 4. Không chỉ giữ lửa nghề truyền thống của làng tò he Xuân La, với tài năng và niềm đam mê, nghệ nhân trẻ Đặng Văn Hậu còn đưa nghề nặn những con giống bằng bột đến với đông đảo người dân và du khách trong và ngoài nước. 5. Đối với trẻ em cũng như người lớn, trong nước và quốc tế thì mọi người có thể giữ gìn những món đồ chơi đấy trong khoảng thời gian rất dài, có thể tồn tại được đến 3 năm và đồng thời là nghệ nhân Đặng Văn Hậu cũng đang tạo ra một bộ kit tò he. Đó là một bộ mà có thể tham gia vào quá trình tạo ra các sản phẩm đó và từ đó là sẽ kích thích sự sáng tạo của những người chơi, đặc biệt là trẻ em.” 6. Một số vùng tại miền Bắc, người ta còn gọi là "con bánh" vì bên cạnh hình thù các con vật, người ta còn nặn bột thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi... tạo thành mâm cỗ để đi chùa dâng cúng. Về sau, sản phẩm được gắn vào một chiếc kèn ống, ở đầu kèn có quét chút mạch nha, khi thổi phát ra âm thanh "tò te" thế nên có lẽ người ta gọi là "tò te", sau này nói trại thành "tò he".

1 Vote


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tiếp