Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: TUOR ĐÊM VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM “TINH HOA ĐẠO HỌC”
ID: 600061
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Lời giới thiệu: Chương trình trải nghiệm đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám với chủ đề "Tinh hoa đạo học"sẽ chính thức phục vụ khách tham quan từ 19 giờ - 22 giờ, bắt đầu từ ngày 1/11/2023. Tour đêm Văn Miếu – Quốc Tử Giám mang đến cho du khách những trải nghiệm mới, khác biệt so với việc tham quan di tích ban ngày. Cả không gian di tích được thay đổi bởi hệ thống ánh sáng và công nghệ 3D Mapping tạo nên một diện mạo mới, lung linh, huyền ảo và mang lại nhiều cảm xúc cho khách. Những công trình đặc trưng của di tích như Khuê Văn Các, vườn bia Tiến sỹ, giếng Thiên Quang, khu Bái đường… được khai thác hiệu quả trong việc chuyển tải những giá trị, ý nghĩa của đạo học. Khu vực Khuê Văn Các cũng sẽ trở thành nơi trình diễn âm nhạc truyền thống. Đặc biệt, show trình chiếu Mapping 3D theo chủ đề “Tinh hoa đạo học” tại khu Thái học giúp cho khách tham quan khám phá những giá trị tinh túy nhất trong đạo học của người Việt. Tất cả cùng hòa quyện tạo nên một bữa tiệc của ánh sáng, âm thanh và cảm xúc. Theo Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu cho biết, công nghệ trình chiếu mapping 3D không làm ảnh hưởng tới không gian trên mái nhà sân Thái học hay cảnh quan Văn Miếu nhưng làm nổi bật lên vẻ đẹp kiến trúc, truyền tải những giá trị văn hóa, lịch sử quý giá. Theo chuyên gia nghiên cứu về lịch sử, Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện có hai chức năng kép, vừa là khu di tích, vừa là trung tâm đổi mới sáng tạo của Hà Nội. Văn Miếu - Quốc Tử Giám xuất hiện đầy ấn tượng trong mắt du khách nhờ sự đổi mới, sáng tạo, tận dụng thế mạnh của công nghệ số. Đây là một mô hình hợp tác hiệu quả giữa những nhà làm công nghệ và những nhà làm di sản văn hóa, là điển hình trong hợp tác công tư. Chú thích ảnh bài: Tour đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám "Tinh hoa đạo học", giá vé, thời gian, địa điểm 1. Mong muốn mang đến cho khách tham quan một diện mạo mới hoàn toàn của khu di tích, tạo nên những trải nghiệm mới, những cảm xúc khác biệt so với các nội dung tham quan và khám phá ban ngày, Chương trình trải nghiệm đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám với chủ đề "Tinh hoa đạo học" sẽ chính thức phục vụ khách tham quan từ 19 giờ - 22 giờ, bắt đầu từ ngày 1/11/2023. 2. Chương trình Trải nghiệm đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, mọi di tích kiến trúc và không gian di sản đều trở nên ấn tượng hơn, lung linh hơn thường ngày, song vẫn giữ được nét thâm trầm, tinh tế. 3. Nhằm phát huy giá trị di sản,một sản phẩm du lịch có sự ứng dụng công nghệ hiện đại khoa học và nghệ thuật đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng và du khách. 4. Các hạng mục đều mở ra một không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám vừa quen, vừa lạ. 5. Bốn từ “Tinh Hoa Đạo Học” xếp thành hàng dọc thể hiện thông điệp rằng trục đường chính dẫn vào Văn Miếu - Quốc Tử Giám chính là con đường dẫn đến tinh hoa đạo học của người Việt. 6. Viền quanh thành giếng là một dải đèn led với hai gam màu trang nhã in bóng xuống mặt nước tạo nên những cảm xúc vô cùng đặc biệt nổi bật hình ảnh đôi cá chép chầu bình móc. 7. Khu Đại thành hay còn gọi là khu Bái đường là không gian trưng bày Quốc Tử Giám - ngôi trường đầu tiên của nền quốc học Việt Nam. Lịch sử hình thành và phát triển của cái nôi đào tạo nhân tài cho đất nước trong suốt gần 800 năm dưới thời phong kiến được thể hiện với phong cách thiết kế mang hơi thở đương đại, in đậm dấu ấn của các giá trị truyền thống đã rèn đúc nên hàng ngàn danh nhân cho đất Việt. 8. Điểm nhấn của tour đêm nằm ở phần sân Thái Học là Show 3D mapping “Tinh hoa đạo học” lấy cảm hứng từ những yếu tố đặc thù tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Mặt tiền của nhà Tiền đường trên sân Thái học biến thành một màn hình khổng lồ giúp cho khách tham quan khám phá những giá trị tinh túy nhất trong đạo học của người Việt. 9. Các hình thức trải nghiệm, tương tác hứa hẹn mang đến cho khách tham quan những cảm xúc đặc biệt như: Học với thầy đồ, tập làm nho sinh, tham quan trưng bày, trải nghiệm thực tế ảo Viết chữ. 10. Các hạng mục được chăm chút một cách tỉ mỉ mang lại cho khách tham quan một buổi tối khám phá trọn vẹn những giá trị đặc trưng không chỉ của riêng khu di tích quốc gia đặc biệt này mà còn cảm nhận được những giá trị nền tảng của đạo học Việt Nam.

1 Vote


Tác phẩm: Tây Nguyên huyền bí
ID: 608595
Tác giả: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Lời giới thiệu: Tây Nguyên huyền bí Tây Nguyên, vùng đất cao nguyên hùng vĩ nằm ở miền Trung Việt Nam, không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn ẩn chứa nhiều huyền bí trong văn hóa và phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số nơi đây. Cảnh sắc thiên nhiên Tây Nguyên là nơi giao thoa giữa núi rừng, thác nước và những cánh đồng cà phê bạt ngàn. Những ngọn núi trùng điệp, dòng sông trong xanh và những thác nước ào ạt như thác Draynur, thác Yang Bay tạo nên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ. Không chỉ có vậy, Tây Nguyên còn nổi tiếng với các hồ nước như hồ T’nưng hay hồ Lắk, nơi du khách có thể tham gia vào các hoạt động du lịch sinh thái thú vị. Văn hóa phong phú Tây Nguyên là nơi sinh sống của nhiều dân tộc như Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Xê Đăng, mỗi dân tộc mang trong mình những truyền thuyết, phong tục tập quán độc đáo. Nét đặc trưng văn hóa Tây Nguyên không thể không nhắc đến những lễ hội như lễ hội cồng chiêng, lễ hội mừng mùa màng, hay các nghi thức cúng bái linh hồn. Những điệu múa, tiếng cồng chiêng vang vọng trong không gian núi rừng tạo nên âm thanh huyền bí, khiến người nghe cảm nhận được sự kết nối giữa con người với thiên nhiên. Ẩm thực độc đáo Ẩm thực Tây Nguyên cũng mang đậm bản sắc văn hóa của vùng đất này. Các món ăn như cơm lam, gà nướng, và rượu cần không chỉ ngon mà còn chứa đựng những câu chuyện về cuộc sống của người dân nơi đây. Rượu cần, một loại rượu truyền thống, thường được sử dụng trong các buổi lễ hội, tạo nên không khí giao lưu thân mật giữa bạn bè và gia đình. Tây Nguyên không chỉ là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên, mà còn là nơi để khám phá những giá trị văn hóa độc đáo và huyền bí. Một chuyến đi đến Tây Nguyên chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm khó quên và những kỷ niệm đẹp về vùng đất này.

0 Votes


Tác phẩm: “MỘC BẢN THANH LIẾU – HÀNH TRÌNH HỒI SINH MỘT LÀNG NGHỀ”
ID: 600038
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Lời giới thiệu: Nghề in khắc gỗ (in mộc bản) thôn Thanh Liễu (phường Tân Hưng, thành phố Hải Dương) đã tồn tại hơn 500 năm. Theo thời gian, nghề in ở đây dần mai một và hiện chỉ còn ít hộ giữ được nghề truyền thống. “Mộc bản Thanh Liễu - Hành trình hồi sinh một làng nghề” không chỉ là đề tài trình diễn, giới thiệu di sản làng nghề, mà còn là một chuyên đề giao lưu, chia sẻ bao gồm các workshop thực hành, thảo luận, kết nối đầu tư với nhiều hoạt động phong phú diễn ra trong suốt tháng 6 tại Hà Nội do phường Bách Nghệ và các nghệ nhân làng Thanh Liễu thực hiện. Chú thích ảnh bài: “MỘC BẢN THANH LIỄU – HÀNH TRÌNH HỒI SINH MỘT LÀNG NGHỀ” 1. Các nghệ nhân đã chia sẻ quá trình tâm huyết giữ nghề in khắc gỗ, đồng thời tổ chức một số hoạt động, như: Triển lãm ảnh về mộc bản Thanh Liễu, trải nghiệm tự tay in mộc bản, pha trà sen, thưởng thức ca trù… 2. Chia sẻ tại sự kiện, anh Nguyễn Công Đạt (nghệ nhân khắc mộc bản làng Thanh Liễu) nói: “Mộc bản Thanh Liễu - Hành trình hồi sinh một làng nghề” nhằm nỗ lực bảo tồn di sản, đồng thời sẽ tạo cơ hội để phát triển và đổi mới cho làng nghề Thanh Liễu. Chúng tôi mong muốn nghề mộc bản sẽ tiếp tục phát triển và được nhiều người đón nhận hơn trong tương lai”. 3. Giấy in mộc bản là giấy dó, giấy xuyến lăn bằng mực Tàu. Người thợ dán giấy lên bản khắc đã hoàn chỉnh rồi lăn đều tay. Ở mỗi công đoạn, người thợ phải cẩn thận đặt hết tâm trí và sự khéo léo mới đem về thành quả là bản in rõ nét và có “sức đề kháng” bền bỉ với thời gian. 4. “Mỗi bản khắc gỗ, một nghệ nhân phải mất trung bình từ 3 đến 5 ngày mới hoàn thiện. Tuy nhiên cũng có những bản khắc gỗ mất khá nhiều thời gian, tới vài tháng tùy vào độ dài ngắn, câu chữ, chủ đề, chi tiết... Có những bản khắc gỗ mà yêu cầu con chữ bé như con kiến, có những chi tiết mảnh đòi hỏi trình độ, kinh nghiệm và thời gian dài mới có thể hoàn thiện”, nghệ nhân Nguyễn Công Tráng cho hay. 5. Mộc bản Thanh Liễu còn đặc biệt ở chỗ là sự tỉ mỉ trong từng nét chạm trổ, những đường vát nhọn được khắc rất mảnh nên khi được in ra giấy sẽ có một nét đẹp rất riêng mà các công nghệ khắc, in ấn hiện đại như CNC, laser... khó có thể làm được. 6. Một bản khắc tạo hình Đức Trì Quốc Thiên Vương. Được biết, những bản khắc "siêu chi tiết" này cần ít nhất 10 ngày đến nửa tháng để hoàn thành cắt gọt từng đường nét 7. Người dân, du khách được trải nghiệm các công đoạn thực hành. Đây là cách để các nghệ nhân truyền lửa trong việc giữ gìn, bảo tồn giá trị làng nghề cũng như lan tỏa văn hóa truyền thống Việt Nam trong nhịp sống đương đại. 8. Công chúng tham quan, trải nghiệm gian trưng bày dụng cụ in mộc bản. 9. Nhiều bộ kinh sách đã được khắc in ấn tại đây, trong đó phải kể đến bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” đồ sộ đã được những nghệ nhân làng Hồng Lục (Thanh Liễu) và làng Liễu Tràng vâng lệnh vua khắc đầy đủ lần đầu tiên vào năm Chính Hòa thứ 18 (1697). Hiện, mộc bản đang được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV (Đà Lạt). 10. Hiện nay đã có một số người trở lại với nghề in khắc mộc bản, Thanh Liễu cũng là “trường dạy nghề” cho những ai đam mê. Tuy nhiên, muốn làm nghề khắc ván in phải học việc trung bình ba năm mới có thể thành thợ. Người thợ phải biết chữ Hán, hiểu luật viết, nhận dạng các chữ in ngược. Bởi sự khó ấy nên từ xưa, nghề in khắc mộc bản đều nằm trong phạm vi gia đình dòng họ theo hướng cha truyền con nối.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tiếp