Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: “MỘC BẢN THANH LIẾU – HÀNH TRÌNH HỒI SINH MỘT LÀNG NGHỀ”
ID: 600038
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Lời giới thiệu: Nghề in khắc gỗ (in mộc bản) thôn Thanh Liễu (phường Tân Hưng, thành phố Hải Dương) đã tồn tại hơn 500 năm. Theo thời gian, nghề in ở đây dần mai một và hiện chỉ còn ít hộ giữ được nghề truyền thống. “Mộc bản Thanh Liễu - Hành trình hồi sinh một làng nghề” không chỉ là đề tài trình diễn, giới thiệu di sản làng nghề, mà còn là một chuyên đề giao lưu, chia sẻ bao gồm các workshop thực hành, thảo luận, kết nối đầu tư với nhiều hoạt động phong phú diễn ra trong suốt tháng 6 tại Hà Nội do phường Bách Nghệ và các nghệ nhân làng Thanh Liễu thực hiện. Chú thích ảnh bài: “MỘC BẢN THANH LIỄU – HÀNH TRÌNH HỒI SINH MỘT LÀNG NGHỀ” 1. Các nghệ nhân đã chia sẻ quá trình tâm huyết giữ nghề in khắc gỗ, đồng thời tổ chức một số hoạt động, như: Triển lãm ảnh về mộc bản Thanh Liễu, trải nghiệm tự tay in mộc bản, pha trà sen, thưởng thức ca trù… 2. Chia sẻ tại sự kiện, anh Nguyễn Công Đạt (nghệ nhân khắc mộc bản làng Thanh Liễu) nói: “Mộc bản Thanh Liễu - Hành trình hồi sinh một làng nghề” nhằm nỗ lực bảo tồn di sản, đồng thời sẽ tạo cơ hội để phát triển và đổi mới cho làng nghề Thanh Liễu. Chúng tôi mong muốn nghề mộc bản sẽ tiếp tục phát triển và được nhiều người đón nhận hơn trong tương lai”. 3. Giấy in mộc bản là giấy dó, giấy xuyến lăn bằng mực Tàu. Người thợ dán giấy lên bản khắc đã hoàn chỉnh rồi lăn đều tay. Ở mỗi công đoạn, người thợ phải cẩn thận đặt hết tâm trí và sự khéo léo mới đem về thành quả là bản in rõ nét và có “sức đề kháng” bền bỉ với thời gian. 4. “Mỗi bản khắc gỗ, một nghệ nhân phải mất trung bình từ 3 đến 5 ngày mới hoàn thiện. Tuy nhiên cũng có những bản khắc gỗ mất khá nhiều thời gian, tới vài tháng tùy vào độ dài ngắn, câu chữ, chủ đề, chi tiết... Có những bản khắc gỗ mà yêu cầu con chữ bé như con kiến, có những chi tiết mảnh đòi hỏi trình độ, kinh nghiệm và thời gian dài mới có thể hoàn thiện”, nghệ nhân Nguyễn Công Tráng cho hay. 5. Mộc bản Thanh Liễu còn đặc biệt ở chỗ là sự tỉ mỉ trong từng nét chạm trổ, những đường vát nhọn được khắc rất mảnh nên khi được in ra giấy sẽ có một nét đẹp rất riêng mà các công nghệ khắc, in ấn hiện đại như CNC, laser... khó có thể làm được. 6. Một bản khắc tạo hình Đức Trì Quốc Thiên Vương. Được biết, những bản khắc "siêu chi tiết" này cần ít nhất 10 ngày đến nửa tháng để hoàn thành cắt gọt từng đường nét 7. Người dân, du khách được trải nghiệm các công đoạn thực hành. Đây là cách để các nghệ nhân truyền lửa trong việc giữ gìn, bảo tồn giá trị làng nghề cũng như lan tỏa văn hóa truyền thống Việt Nam trong nhịp sống đương đại. 8. Công chúng tham quan, trải nghiệm gian trưng bày dụng cụ in mộc bản. 9. Nhiều bộ kinh sách đã được khắc in ấn tại đây, trong đó phải kể đến bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” đồ sộ đã được những nghệ nhân làng Hồng Lục (Thanh Liễu) và làng Liễu Tràng vâng lệnh vua khắc đầy đủ lần đầu tiên vào năm Chính Hòa thứ 18 (1697). Hiện, mộc bản đang được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV (Đà Lạt). 10. Hiện nay đã có một số người trở lại với nghề in khắc mộc bản, Thanh Liễu cũng là “trường dạy nghề” cho những ai đam mê. Tuy nhiên, muốn làm nghề khắc ván in phải học việc trung bình ba năm mới có thể thành thợ. Người thợ phải biết chữ Hán, hiểu luật viết, nhận dạng các chữ in ngược. Bởi sự khó ấy nên từ xưa, nghề in khắc mộc bản đều nằm trong phạm vi gia đình dòng họ theo hướng cha truyền con nối.

0 Votes


Tác phẩm: Nhóm Sài Gòn Xanh - Chung tay bảo vệ môi trường.
ID: 600148
Tác giả: Nguyễn Mạnh Cường
Lời giới thiệu: Ô nhiễm môi trường vẫn luôn là vấn đề nhức nhối và là mối quan tâm chung của xã hội cũng như toàn cầu. Đặc biệt là ở những thành phố lớn , mọi người hay gọi vui là nơi “ đất chật người đông” nhưng ở nơi đó xã hội phát triển không đồng nghĩa với việc ý thức của tất cả người dân đều phát triển . Việc xã rác bừa bãi đã lên đến mức báo động và dường như đã trở thành thói quen của người dân , Nhưng cũng ở nơi đó đã có những con người “Sống Đẹp”. Sài Gòn Xanh là nhóm các bạn trẻ tình nguyện viên với slogan “Nhặt rác để sống khác”. Vì vấn đề nan giải của môi trường và vì sức khỏe của xã hội những bạn trẻ đã thành lập nhóm ban đầu chỉ có 5 thành viên , đến thời điểm hiện tại số tình nguyện viên đã vượt qua con số 500 . Thứ 5 và Chủ Nhật . Hai ngày trong tuần , đều đặn cứ thế các bạn trẻ cùng nhau “ngâm mình”. Dưới những dòng kênh đen ngòm đầy rác thải , xác động vật , kim tiêm , hôi thối và độc hại . Hiện có trên 500 tình nguyện viên thường trực. Ngoài ra còn có những mạnh thường quân tìm đến hỗ trợ về kinh phí. Tuy không nhiều nhưng cũng giúp các thành viên trong nhóm trang bị được những bộ quần áo bảo hộ tốt hơn, mua được bao tay chống cắt, ủng cao su dầy… và đặc biệt là tất cả thành viên đều được tiêm ngừa uốn ván, ngừa sốt xuất huyết, ngừa cảm… Sau hơn 1 năm hoạt động, nhóm Sài Gòn Xanh đã thực hiện dọn rác ở trên 100 khu vực kênh, rạch với khối lượng rác thải các loại lên đến trên 1.500 tấn, giao lại cho các địa phương vận chuyển đến điểm xử lý. Ngoài TP Hồ Chí Minh, nhóm cũng đã đến các tỉnh Tiền Giang, Bình Dương , vớt rác với mong muốn góp phần nâng cao ý thức của người dân vùng nông thôn; dọn rác ở các bãi biển thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhằm đánh thức ý thức giữ gìn vệ sinh của du khách. Hy vọng ngày càng có nhiều nhóm tình nguyện như các bạn để lan tỏa sâu rộng hơn nữa, giúp người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tránh gây ô nhiễm làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

0 Votes


Tác phẩm: Lễ cúng tầng khô của đồng bào Chăm Bà Ni
ID: 590194
Tác giả: Nguyễn Văn Anh
Lời giới thiệu: Lễ cúng tầng khô của đồng bào Chăm Bà Ni là lễ cúng người thân của gia đình chết được một khoảng thời gian nhất định. Khi chết, vì lý do nào đó như bệnh truyền nhiễm, thời gian bị Covid, các vị chức sắc đang trong thời gian tháng chay niệm trong thánh đường, hoặc vì lúc đó gia cảnh khó khăn, tử trận chiến tranh … thì các vị tu sĩ đồng ý cho “chôn tạm”, sau một thời gian rồi làm đám tang chính thức đúng nghi thức cúng lễ. Khi làm lễ cúng tầng khô, bà con giết trâu cúng, làm nhà hành lễ ở nhà, các vị tu sĩ ra mộ làm lễ cúng và về nhà làm lễ đọc kinh cầu nguyện cho người chết. Khi ra mộ cúng, các vị tu sĩ (Po Acar) ngồi xung quanh mộ người mất đọc kinh cầu nguyện, người thân ngồi xung quanh lạy. Đồ cúng ngoài thức ăn, ta thấy rất nhiều đồ dùng sinh hoạt hằng ngày của người sống như : võng, quạt, va li, tủ lạnh, chiếu, chăn, quần áo, xe đạp, xe máy, giỏ xách, gối v.v… Tuy nhiên, sau khi hơ nóng lễ vật (theo tâm linh là để cho người mất thụ hưởng) xong rồi bà con đem về xài lại. Ngoài ra, lễ cúng tầng khô có trường hợp được xem như một lễ tạ ơn, vì khi trước người thân người chết, gia đình nghèo túng không cúng lớn, đến nay họ làm ăn khấm khá, thành đạt thì gia đình làm lễ cúng tầng khô lớn, giết nhiều trâu đãi dân làng. Đây là một nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Chăm Bà ni.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tiếp