Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Những Cô Gái Mường Thu Hoạch Chè
ID: 601483
Tác giả: HÀ VĂN LUẬN
Lời giới thiệu: Đồi chè Long Cốc nằm tại Xã Long Cốc,huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, nằm cách Hà Nội khoảng 125 km, và khoảng 70 km từ trung tâm thành phố Việt Trì. Những “ốc đảo chè” khiến Long Cốc được mệnh danh là “vịnh Hạ Long vùng trung du”. Đồi chè long cốc có diện tích gần 700 ha chè,và được trồng từ năm 1999_2001 do chính những bàn tay khéo léo của những công nhân và người dân bản địa nơi đây tạo nên, Mỗi đồi chè rộng khoảng 1 ha và tương ứng có khoảng 700 quả đồi bát úp lớn nhỏ khác nhau trải dài đến tận chân trời và tạo thành bức tranh huyền ảo.đồi chè long cốc vào những buổi sáng lúc ẩn lúc hiện trong sương.và ngắm hoàng hôn đồi chè móng ngựa vào buổi chiều.ngoài ra khi đến với long cốc các bạn sẽ được thưởng thức những món ăn đặc sản dân tộc của người mường bản địa nơi đây,chắc chắn sẽ là một trải nghiệm khó quên khi đến Long Cốc Long Cốc được đánh giá là một trong những đồi chè đẹp nhất Việt Nam, có tiềm năng phát triển du lịch. Trong những năm qua, lượng du khách thập phương và quốc tế về tham quan, khám phá trải nghiệm đồi chè Long Cốc ngày càng tăng. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu của du khách du lịch nên tôi nhận thấy tiềm năng phát triển của đồi chè Long Giờ đã số người công nhân đã sử dụng máy cẳt chè để tăng năng suất và sản lượng,tuy nhiên để những loại chè uống thì những có gái dân tộc Mường phải hái bằng tay để chọn lọc những búp chè đều nhau để cho ra sản phẩm khi xao khô sẽ đạt chất lượng nhất ,

0 Votes


Tác phẩm: Ngang trời rực rỡ
ID: 603365
Tác giả: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Lời giới thiệu: Ngang trời rực rỡ... ----------------------------------------------------------------------- Đồi Ba Quáng... Việt Nam ta được trời đất ban tặng cho biết bao khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp khiến bạn bè quốc tế phải say đắm trước vẻ đẹp của đất nước hình chữ S. Từ Bắc xuống Nam, mỗi một vùng miền đều mang trong mình những nét đẹp riêng biệt. Nếu miền Nam có vẻ đẹp của sông nước thì khi đi du lịch miền Bắc bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những đồi núi cao mênh mông. Và trong bài viết này, Ba Quáng (Vinh Quý) có view triệu đô tuyệt đẹp miền Bắc. Nhắc đến săn mây chắc hẳn du khách sẽ nghĩ ngay đến Đà Lạt. Nhưng chẳng cần đi Đà Lạt nữa, tại đồi cỏ Ba Quáng bạn cũng sẽ có cơ hội trải nghiệm thú vui săn mây, ngắm nhìn những đám mây trắng bồng bềnh trôi nhẹ lưng chừng đồi. Thời điểm để bạn có thể nhìn thấy mây nhiều là vào sáng sớm bình minh vừa ló rạng. Bạn có thể di chuyển đến đồi thông Vinh Quý nằm cạnh đồi cỏ cháy để có thể ngắm mây rõ hơn. Lúc này những tia nắng sớm chiếu xuyên qua những màn mây tạo nên một khung cảnh vô cùng thơ mộng, huyền ảo không thua gì thiên đường săn mây Đà Lạt. Ngựa và người Tày... Từ xa xưa, với người dân tộc Tày ở tỉnh ta, ngựa không chỉ gắn bó mật thiết trong đời sống mà còn đi vào tục ngữ mang giá trị giáo dục sâu sắc. Chuyện kể rằng, ở châu Tư Lang xưa (nay là huyện Trùng Khánh) có Thổ quan Hoàng Nghệ bắt được A Thai - Phó tướng quân Nguyên Mông đem dâng vua Trần (theo Đại Việt sử ký toàn thư quyển II, trang 62). Thổ quan Hoàng Nghệ có con ngựa trắng như tuyết rất đẹp, nhưng lại là con ngựa cái nên ai cũng chê cười vì quan cưỡi ngựa cái, trái với thời đó, các quan lại phải cưỡi ngựa đực to, đẹp. Nhưng con ngựa trắng của Hoàng Nghệ đẹp khác thường, tinh khôn, chỉ cần cưỡi lên lưng, nói nhỏ vào tai là nó tự biết đường đi không cần cầm cương điều khiển. Hiện nay cuộc sống hiện đại, ngựa không còn là “đầu cơ nghiệp” của đồng bào vùng cao, nhưng tại các bản làng vùng cao người Tày, Nùng vẫn duy trì nuôi ngựa. Bởi với đồng bào, ngựa là con vật quan trọng trong đời sống sinh hoạt và sản xuất. Ngựa theo chân người xuống núi, chở nông sản xuống các phiên chợ để trao đổi. Tại một số diểm, khu du lịch, ngựa được sử dụng để du khách trải nghiệm, trở thành một dịch vụ du lịch khá hấp dẫn.

0 Votes


Tác phẩm: Người thổi hồn vào tò he
ID: 599983
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Lời giới thiệu: Tò he là đồ chơi dân gian thuần chất thôn quê đã đi vào đời sống tinh thần của biết bao thế hệ người dân đất Việt. Theo những người còn lưu giữ nghề tại làng Xuân La, nghề nặn tò he xuất hiện khoảng 400-500 năm trước.Trước đây, nặn tò he là một nét văn hoá dân gian ở các vùng quê Việt Nam, đặc biệt là Bắc Bộ. Ban đầu, tò he là sản phẩm để cúng lễ nên thường có hình thù các con vật. Cũng vì thế mà tò he trước đây còn có tên gọi khác là "đồ chơi chim cò". Chú thích ảnh bài: NGƯỜI THỔI HỒN VÀO TÒ HE 1. Nghệ nhân Đặng Văn Hậu, thôn Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội đã dành hơn 20 năm để học hỏi, nghiên cứu và cải tiến các sản phẩm tò he. 2. Nguyên liệu làm tò he là gạo nếp, gạo tẻ đem trộn đều, ngâm nước, sau đó đem xay hoặc giã thành bột; gạo nếp thì dễ làm và chất lượng sản phẩm tốt hơn. Bột thành phẩm được nhào kỹ đến khi không dính tay rồi mới nắm thành những nắm nhỏ, đem luộc chín. Nghệ nhân tò he Đặng Văn Hậu ở thôn Xuân La cho biết, quan trọng là kỹ thuật luộc bột và làm bột phải theo thời tiết. Mùa đông thì làm bột dẻo hơn mùa hè. 3. Nghệ nhân nặn tò he sẽ đem "đấu" màu và nặn hình. Màu sắc dùng để nhuộm bột cũng lấy từ nước màu có nguồn gốc thiên nhiên, từ các loại lá cây, rau củ ăn được. Chẳng hạn như màu đỏ từ quả gấc, màu đen từ cây nhọ nồi, màu xanh từ lá trầu không, lá riềng. Cần phải qua nhiều công đoạn công phu, đặc biệt khâu làm bột, thì mới làm ra được sản phẩm tò he bóng mượt và màu sắc tươi đẹp. 4. Không chỉ giữ lửa nghề truyền thống của làng tò he Xuân La, với tài năng và niềm đam mê, nghệ nhân trẻ Đặng Văn Hậu còn đưa nghề nặn những con giống bằng bột đến với đông đảo người dân và du khách trong và ngoài nước. 5. Đối với trẻ em cũng như người lớn, trong nước và quốc tế thì mọi người có thể giữ gìn những món đồ chơi đấy trong khoảng thời gian rất dài, có thể tồn tại được đến 3 năm và đồng thời là nghệ nhân Đặng Văn Hậu cũng đang tạo ra một bộ kit tò he. Đó là một bộ mà có thể tham gia vào quá trình tạo ra các sản phẩm đó và từ đó là sẽ kích thích sự sáng tạo của những người chơi, đặc biệt là trẻ em.” 6. Một số vùng tại miền Bắc, người ta còn gọi là "con bánh" vì bên cạnh hình thù các con vật, người ta còn nặn bột thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi... tạo thành mâm cỗ để đi chùa dâng cúng. Về sau, sản phẩm được gắn vào một chiếc kèn ống, ở đầu kèn có quét chút mạch nha, khi thổi phát ra âm thanh "tò te" thế nên có lẽ người ta gọi là "tò te", sau này nói trại thành "tò he".

1 Vote


Tác phẩm: Sin Suối Hồ - nơi hạnh phúc khi đạo hòa đời
ID: 589298
Tác giả: Nguyễn Tất Sơn
Lời giới thiệu: Bản Sin Suối Hồ (xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) là nơi có 149 hộ gia đình đồng bào Mông với hơn 650 nhân khẩu, trong đó có hơn 500 người theo đạo Tin Lành. Đây là địa điểm du lịch hấp dẫn nhất của tỉnh Lai Châu. Năm 2023, tại diễn đàn Hội chợ Du lịch quốc tế ở Indonesia, điểm bản Sin Suối Hồ được vinh danh là điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn nhất ASEAN năm 2022. Nói đến sự đổi thay của Sin Suối Hồ nhiều người thường nhắc đến những cụm từ như: “kì tích Sin Suối Hồ”, “phép lạ Sin Suối Hồ”, hay “chuyện lạ ở bản nghiện Sin Suối Hồ”… bởi trước đây Sin Suối Hồ là bản đói nghèo, chuyên trồng cây thuốc phiện và khoảng hơn 90% dân bản là người nghiện. Thuốc phiện đã làm cuộc sống của người dân trở lên mờ mịt, đói rách, khốn khổ, bệnh tật và nhiều tệ nạn khác. Với những nỗ lực trong việc tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và đoàn kết vươn lên phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là trong việc đóng góp công sức xây dựng bản Sin Suối Hồ trở thành bản du lịch cộng đồng nổi tiếng nhất ASEAN, năm 2023 mục sư Hảng A Xà vinh dự là một trong 75 gương điển hình tiên tiến toàn quốc được Thủ tướng tặng bằng khen. Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, từ năm 2012, nhờ phong trào xây dựng nông thôn mới mà những con đường vào bản Sin Suối Hồ đã được đổ bê tông, các chuồng bò, chuồng lợn, nhà vệ sinh cũng được di dời ra xa nơi ở giúp cho những ngôi nhà của đồng bào dân tộc Mông trở nên gọn gàng, sạch sẽ và vệ sinh hơn trước, cùng với đó người dân còn phát triển thêm nghề trồng địa lan, đào, mận… để phát triển kinh tế nên bản làng giờ đây trông sạch đẹp, trù phú hơn xưa. Đáng chú ý, nhiều người dân trong bản còn đi học tập kiến thức về làm du lịch để mở mô hình du lịch cộng đồng, phục vụ phát triển kinh tế gia đình và du lịch ở địa phương. Với những nỗ lực không ngừng, năm 2015, UBND tỉnh Lai Châu đã công nhận bản Sin Suối Hồ là bản du lịch cộng đồng. Kể từ đây dân bản Sin Suối Hồ có thêm cơ sở và động lực để theo đuổi nghề làm du lịch và trồng địa lan để phát triển kinh tế, nhờ đó tính sơ qua mỗi năm tất cả các hộ làm mô hình này cũng thu về hàng tỉ đồng. Bản Sin Suối Hồ nói chung và điểm nhóm Tin Lành Sin Suối Hồ nói riêng trong thời gian qua đã được Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm. Điến hình như việc Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Tôn giáo tỉnh và chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện hướng dẫn người dân làm các thủ tục đăng kí sinh hoạt tôn giáo. Và vào những dịp lễ trọng của giáo dân, chính quyền các cấp luôn tới chúc mừng, khích lệ và động viên các tín hữu trong điểm nhóm./.

0 Votes


Tác phẩm: NỤ CƯỜI CỦA EM
ID: 35778
Tác giả: Phạm Thị Cẩm Ly
Lời giới thiệu: Chụp được bức hình này cũng là một điều may mắn với tôi, bắt được khoảnh khắc của cô bé bán vé số tươi cười khi được nhận quà từ quán cà phê. Em vui khi nhận được món quà mà chưa bao giờ được, ước ao một lần được cầm trên tay một bông hoa xinh xắn có ly trà sữa kế bên. Em bé trông khoảng tám, chín tuổi với dáng vẻ mảnh khảnh, với làn da đen nhẻm. Em mặc chiếc thun hồng có vẻ đã qua sử dụng nhiều lần. Khuôn mặt của em lúc nào cũng tươi vui, đôi mắt sáng với một chút sự thông minh. Chụp xong cho em, tôi có tâm sự với em một số chuyện. Tôi hỏi em:”Em có đi học không?”. Em bảo:”Em có, nhưng không trong trường”. Tôi thắc mắc liền hỏi:”Vậy em đi học ở đâu ha?”. Em tươi cười với tôi và trả lời lại:”Em học ở nhà dòng và được các sơ dạy miễn phí”. Nghe xong tôi lặng người khoảng 2 - 3 phút, tôi không như em, tôi được đến trường, có bạn có bè, học xong là vội vàng đi về nằm chơi chờ đến giờ cơm thôi. Trái hoàn toàn với em bé đó, em chỉ đến nhà dòng, ít bạn bè, ít sự quan tâm, học xong là vội vã đi bán vé số kiếm tiền về cho mẹ. Em bé phải đi khắp quán mời mọi người mua vé số, 1 ngày em cầm khoảng 200 tờ vé 1 tờ vé số chỉ lời được 2 -3 ngàn đồng thôi. Em luôn muốn bán xong rồi về sớm, em mong sẽ được dùng tiền mua đồ chơi, mua đồ ăn vặt mà em thích, nhưng cuộc đời của em không cho phép. Em phải bươn chải, cạnh tranh bán từng tờ từng tờ một, gom góp để phụ mẹ kiếm tiền nuôi sống gia đình. Hôm 1/6 tui may mắn gặp em, tặng em 1 giỏ hoa kèm ly trà sữa và chụp cho em 1 bức hình ưng ý như vậy, mong sao trong tương lai em sẽ góp ích sức nhỏ nhoi của mình để cải thiện cuộc sống hơn. Mong rằng cuộc sống sẽ đối xử với em nhẹ nhàng hơn một phần nào đó. Tôi thương em vì nụ cười đó, nụ cười hồn nhiên của một đứa trẻ lên 8 lên 9, nụ cười của 1 đứa trẻ phải va chạm vào đời. Tôi cảm thấy lòng mình tràn đầy niềm vui và sự hạnh phúc khi thấy em bé tươi tắn hẳn do chính tôi chụp được. Rồi em nói với tôi: “Em cảm ơn chị nhiều lắm, quà xinh lắm ạ hihi”, câu nói của em đã khiến em cảm thấy xúc động và xém bật khóc. Mong sao cho em sẽ có cuộc sống tốt hơn bây giờ, được vui chơi, được học hành đàng hoàng, có bạn bè vui đùa. Thương em!

4 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tiếp