Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Những Cô Gái Mường Thu Hoạch Chè
ID: 601483
Tác giả: HÀ VĂN LUẬN
Lời giới thiệu: Đồi chè Long Cốc nằm tại Xã Long Cốc,huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, nằm cách Hà Nội khoảng 125 km, và khoảng 70 km từ trung tâm thành phố Việt Trì. Những “ốc đảo chè” khiến Long Cốc được mệnh danh là “vịnh Hạ Long vùng trung du”. Đồi chè long cốc có diện tích gần 700 ha chè,và được trồng từ năm 1999_2001 do chính những bàn tay khéo léo của những công nhân và người dân bản địa nơi đây tạo nên, Mỗi đồi chè rộng khoảng 1 ha và tương ứng có khoảng 700 quả đồi bát úp lớn nhỏ khác nhau trải dài đến tận chân trời và tạo thành bức tranh huyền ảo.đồi chè long cốc vào những buổi sáng lúc ẩn lúc hiện trong sương.và ngắm hoàng hôn đồi chè móng ngựa vào buổi chiều.ngoài ra khi đến với long cốc các bạn sẽ được thưởng thức những món ăn đặc sản dân tộc của người mường bản địa nơi đây,chắc chắn sẽ là một trải nghiệm khó quên khi đến Long Cốc Long Cốc được đánh giá là một trong những đồi chè đẹp nhất Việt Nam, có tiềm năng phát triển du lịch. Trong những năm qua, lượng du khách thập phương và quốc tế về tham quan, khám phá trải nghiệm đồi chè Long Cốc ngày càng tăng. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu của du khách du lịch nên tôi nhận thấy tiềm năng phát triển của đồi chè Long Giờ đã số người công nhân đã sử dụng máy cẳt chè để tăng năng suất và sản lượng,tuy nhiên để những loại chè uống thì những có gái dân tộc Mường phải hái bằng tay để chọn lọc những búp chè đều nhau để cho ra sản phẩm khi xao khô sẽ đạt chất lượng nhất ,

0 Votes


Tác phẩm: Hành trình mới
ID: 605903
Tác giả: Huỳnh Lưu Bảo Trân
Lời giới thiệu: Thời khắc tốt nghiệp lớp 12 thật vô cùng quý giá. Thời khắc ấy, chắc hẳn niềm hạnh phúc sẽ dâng trào trong lòng của mỗi một bạn học sinh. Hạnh phúc vì những nổ lực miệt mài của 12 năm đèn sách cũng đã được đền đáp, chúng ta đã tốt nghiệp phổ thông. Hạnh phúc vì từ đây sẽ bắt đầu hành trình mới, đến với cánh cổng đại học để bồi đắp hành trang 4 năm chuẩn bị bước vào đời. Chặn đường mới này, chúng ta sẽ đi trên chính đôi chân của mình, tự chúng ta nuôi sống bản thân, nỗi lo cơm áo gạo tiền để nuôi nấng chúng nên người sẽ không còn đè lên vai của bố mẹ nữa mà chính chúng ta sẽ quay trở lại phụ giúp gia đình. Niềm hạnh phúc ấy không chỉ của riêng mỗi đứa học sinh mà còn là niềm hạnh phúc của bậc phụ huynh, bởi niềm vui của con chính là niềm hạnh phúc lớn nhất của bố mẹ. Và khi đã làm bố mẹ thì mọi điều mà họ chỉ vì mục tiêu lớn nhất là chăm sóc và dạy dỗ con, giúp con từng bước trưởng thành và khôn lớn. Hơn thế nữa, niềm hạnh phúc ấy còn là niềm hạnh phúc của cả một đất nước, học vấn của chúng ta không chỉ nuôi sống bản thân, gia đình, mà còn giúp ích cho xã hội, chúng ta đem kiến thức ấy phục vụ cho đất nước, cho sự phát triển phồn vinh của dân tộc.

1 Vote


Tác phẩm: GÓI BÁNH CHƯNG TRONG NGÔI NHÀ DI SẢN CỦA HÀ NỘI
ID: 600026
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Lời giới thiệu: Không khí ấm áp, Tết sum vầy cùng gói bánh chưng dịp Tết Nguyên đán được tái hiện tại ngôi nhà di sản 87 Mã Mây (quận Hoàn Kiếm) thu hút đông đảo người dân và du khách quốc tế tham gia. Chú thích ảnh bài: Gói bánh chưng trong ngôi nhà di sản của Hà Nội 1. Mỗi dịp Tết đến xuân về, chiếc bánh chưng xanh không chỉ nhắc nhở mỗi người về một sản vật biểu trưng cho văn hóa dân tộc, mà còn khiến mỗi người dân đất Việt trân quý hơn một phong tục đẹp và lâu đời trong Tết cổ truyền Việt. 2. Nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa Mừng Đảng - Mừng Xuân với chủ đề “Tết Việt – Tết Phố 2024”,sáng 4/2/2024 (24 tháng Chạp), tại Ngôi nhà Di sản (87 phố Mã Mây, Hoàn Kiếm, Hà Nội), Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp CLB Đình làng Việt tổ chức không gian gói, luộc bánh chưng đón Tết cổ truyền như cách của người "Hà Nội xưa". 3. Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội mong muốn truyền tải đến nhân dân, du khách một số nét đặc trưng của ngày Tết truyền thống tại khu phố cổ Hà Nội. Bánh chưng làm từ những nguyên liệu gần gũi với đời sống người nông dân như gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh, hành, hạt tiêu, lá dong, lạt giang... 4. Bánh chưng được gói bằng tay, không dùng khuôn gói bánh. Trong xã hội hiện đại nhiều phong tục truyền thống dần bị mai một, nhưng một tập quán xa xưa vẫn được người Việt lưu giữ tới nay là tục gói bánh chưng dâng cúng tổ tiên ngày Tết Nguyên đán. 5. Tục gói bánh chưng, bánh tét ngày Tết đã trở thành nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Bánh chưng, bánh tét dùng để cúng lễ thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên và nói lên ước mơ mọi người, mọi nhà về một năm mới sung túc, an lành, hạnh phúc. 6. Nhắc đến bánh chưng, bánh giầy, bánh tét là nhắc đến những phong tục, truyền thống thờ cúng tổ tiên, cảm ơn trời đất cho một năm mùa màng bội thu bằng những món ăn được làm từ nếp, xuất phát từ nền văn hóa lúa nước, nông nghiệp lâu đời. Mỗi dịp Tết đến xuân về, chỉ cần thoáng nghe mùi nếp lan toả từ những chiếc bánh chưng, đòn bánh tét là những người con xa quê bỗng thấy rưng rưng nhớ về nguồn cội, ông bà cha mẹ. Đêm giao thừa, cả gia đình quây quần bên nhau xếp lá, gói bánh, nấu bánh… đã trở thành một hình ảnh thân thương, không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền. 7. Ông Nguyễn Xuân Nguyên (quận Tây Hồ) chia sẻ: “Rất lâu rồi tôi chưa được tự tay gói bánh chưng. Tôi thấy xúc động khi tham gia hoạt động này, bởi nó gợi lại những ký ức xưa cùng gia đình quây quần bên nồi bánh chưng ngày Tết”. 8. Du khách đến đây sẽ được cảm nhận không gian Tết của một gia đình Hà Nội xưa với mâm cỗ Tất niên, cảnh quây quần bên nồi bánh chưng, thưởng thức các món ăn đặc sản Tết của Hà Thành... 9. Những làn khói nghi ngút bốc lên từ nồi luộc bánh chưng, cùng mùi hương của lá dong, gạo nếp. Cứ như thế, năm nào cũng vậy, Tết đã cận kề.

0 Votes


Tác phẩm: Nghề làm bánh hỏi truyền thống ở Bình Thuận
ID: 589986
Tác giả: Nguyễn Văn Anh
Lời giới thiệu: Trong những món đặc sản Phan Thiết, bánh hỏi lòng heo nổi bật như một biểu tượng. Món ngon này không chỉ củng cố vị thế trên bản đồ ẩm thực Việt mà còn trở thành biểu tượng ẩm thực độc đáo của Bình Thuận. Một đĩa bánh hỏi, lòng heo, thêm chút rau sống và chén nước mắm hấp dẫn là bạn đã có thể trải nghiệm hương vị đặc trưng của vùng đất này. Chỉ từ những nguyên liệu đơn giản như lòng heo, gạo, bánh tráng mỏng, nước mắm và rau sống, món ăn này trở nên ngon lành và quyến rũ. Gạo được ngâm qua đêm, sau đó thải nước và xả cho đến khi tạo ra từng sợi bánh trắng tinh. Quá trình chế biến lòng heo đầy khó khăn, đòi hỏi đủ cả cật, gan, tim, phèo non, thịt ba chỉ… để tạo nên sự kết hợp hoàn hảo. Sau khi luộc chín, ngay lập tức thả vào thau nước đá để giữ nguyên độ ngọt và giòn của thịt. Đặc biệt, chén nước chấm cốt me là điểm độc đáo không thể thiếu cho bánh hỏi lòng heo ở Phan Thiết, thay vì mắm thông thường, hỗn hợp tỏi ớt xay nhuyễn, đường, nước cốt me và chút muối tạo nên vị ngọt chua tinh tế. Kết hợp tuyệt vời giữa vị béo của dầu dừa, ngọt của gạo, bùi của gan heo, thịt ba chỉ và lòng non luộc chín mềm, cùng hương thơm của rau hẹ, tạo nên hương vị thơm ngon đặc trưng của món bánh hỏi lòng heo Bình Thuận.

0 Votes


Tác phẩm: Rối chầu chùa Cổ Lễ
ID: 599650
Tác giả: Phạm Quốc Dũng
Lời giới thiệu: Múa Chầu rối là mô phỏng những sinh linh được Hoàng hậu nước Lương sinh ra bị ruồng bỏ được Đức Phật Như Lai độ trì và Đức Thánh Tổ cứu vớt. Các vẻ mặt của đầu rối có khóc, cười, trách móc. Có tất cả 9 đầu rối, mỗi nghệ nhân khi múa chầu tay dâng hai đầu rối, chân nhảy theo nhịp 5 bước viết lên chữ Khẩu. Khi chân nhảy theo nhịp thì tay dâng đầu rối được đưa vòng từ ngoài vào trước ngực. Có 3 động tác, mỗi động tác được thực hiện 3 hồi. Sau đó hai nghệ nhân chầu rối chuyển vị trí cho nhau tiếp tục thực hiện 3 hồi các động tác 1-2-3. Cuối cùng hai nghệ nhân giáp lưng xoay vòng thể hiện sự vui mừng biết ơn Đức Phật Như Lai độ trì và Đức Thánh Tổ cứu sinh. Mỗi cặp đôi nhảy chầu rối đều có các động tác và nhịp điệu giống nhau, đều thể hiện sự sung sướng, vui mừng khi được cứu sinh và được tắm mát trong dòng sông thanh tịnh của phép Phật nhiệm màu. Cùng với đó, múa ông Tràng thường là do Hội trưởng (anh trưởng) đảm nhận, như trên đã mô tả có 2 cặp đôi với 8 đầu Rối đã xuất hiện còn lại múa ông Tràng nghệ nhân nhảy Chầu một mình với 1 đầu Rối. Động tác chân nhảy vẫn theo nhịp 5 nhưng được thực hiện 5 lần động tác giống nhau vì chỉ có một đầu Rối lên tay dâng lên xuống trước ngực, nhịp điệu nhảy Ông Tràng chậm rãi khoan thai điềm tĩnh đúng với tác phong anh trưởng. Sau 5 lần nhảy Chầu thì Ông Tràng theo nhịp trống điều khiển tiến lên, dùng chân viết lên từng nét của các chữ nho: Đầu tiên là Chữ Vạn (Vạn Năng) biểu tượng của Nhà Phật, sau đó là Chữ Thánh cung Vạn Tuế - Thiên hạ Thái bình.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tiếp