Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Tây Nguyên tôi yêu,thân thuộc và bình yên đến lạ.
ID: 588621
Tác giả: phạm quỳnh như
Lời giới thiệu: Nhà dân tộc học nổi tiếng người Pháp Jacques Dournes đã từng viết:" Nếu phải hiểu để có thể yêu Tây Nguyên thì lại phải yêu để có thể hiểu ". Thật lạ kì "Miền đất huyền ảo" sao lại khiến tôi yêu đến thế. Một cảnh đẹp thiên nhiên sự tạo hoá tuyệt diệu nơi đất nước Việt Nam,cùng hoà quyện vào từng chi tiết nhỏ phác hoạ lên một bức tranh sống động và huyền bí. Là khoảng khắc mà con người ta không nhìn thấy gì và chỉ cảm nhận được sức sống mãnh liệt của thiên nhiên nơi mà lòng ta bình yên đến lạ. Nếu mà mệt quá giữa thành phố sống chồng lên nhau, hãy tạm gác lại sự xô bồ ấy và cùng đến với mảnh đất huyền ảo của Tây Nguyên Lâm Đồng nào! Nơi tạo ra những" hạt ngọc nâu" mang hương vị đậm đắng,thơm lừng và mạnh mẽ, chúng cuốn ta vào cuộc phiêu lưu vị giác tuyệt vời.Anh là khởi đầu cho ngày mới, là cùng em đu đưa mỗi đêm thức trắng. Và còn là nơi khai sinh ra các giống bơ mới lạ đặc biệt,dẻo,béo ngậy.Hay cùng đến với "Thủ phủ sầu riêng" đặc sản mà chỉ mảnh đất bazan màu mỡ ở Việt Nam Tây Nguyên mới tạo ra được hương thơm độc lạ ,vị ngọt bùi lôi cuốn, đậm vị béo ngậy. Tự hào là con người Việt Nam,là người con của Tây Nguyên một trong những vẻ đẹp của đất nước để được thưởng thức và tận hưởng những hương vị tuyệt vời và sự huyền ảo bình yên đến lạ kì của mảnh đất này. Hãy nhắm mắt lại nơi thành phố xô bồ và tỉnh dậy nơi vùng núi xa xôi,nơi ánh nắng như người bạn,ngọn gió như tri kỉ và cây cối như lời ca nhé!

3 Votes


Tác phẩm: Lễ cúng tầng khô của đồng bào Chăm Bà Ni
ID: 590194
Tác giả: Nguyễn Văn Anh
Lời giới thiệu: Lễ cúng tầng khô của đồng bào Chăm Bà Ni là lễ cúng người thân của gia đình chết được một khoảng thời gian nhất định. Khi chết, vì lý do nào đó như bệnh truyền nhiễm, thời gian bị Covid, các vị chức sắc đang trong thời gian tháng chay niệm trong thánh đường, hoặc vì lúc đó gia cảnh khó khăn, tử trận chiến tranh … thì các vị tu sĩ đồng ý cho “chôn tạm”, sau một thời gian rồi làm đám tang chính thức đúng nghi thức cúng lễ. Khi làm lễ cúng tầng khô, bà con giết trâu cúng, làm nhà hành lễ ở nhà, các vị tu sĩ ra mộ làm lễ cúng và về nhà làm lễ đọc kinh cầu nguyện cho người chết. Khi ra mộ cúng, các vị tu sĩ (Po Acar) ngồi xung quanh mộ người mất đọc kinh cầu nguyện, người thân ngồi xung quanh lạy. Đồ cúng ngoài thức ăn, ta thấy rất nhiều đồ dùng sinh hoạt hằng ngày của người sống như : võng, quạt, va li, tủ lạnh, chiếu, chăn, quần áo, xe đạp, xe máy, giỏ xách, gối v.v… Tuy nhiên, sau khi hơ nóng lễ vật (theo tâm linh là để cho người mất thụ hưởng) xong rồi bà con đem về xài lại. Ngoài ra, lễ cúng tầng khô có trường hợp được xem như một lễ tạ ơn, vì khi trước người thân người chết, gia đình nghèo túng không cúng lớn, đến nay họ làm ăn khấm khá, thành đạt thì gia đình làm lễ cúng tầng khô lớn, giết nhiều trâu đãi dân làng. Đây là một nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Chăm Bà ni.

0 Votes


Tác phẩm: lễ Phong phẩm Phó cả sư (Lễ Pok Tapah)
ID: 590169
Tác giả: Nguyễn Văn Anh
Lời giới thiệu: Đây là những hình ảnh Lễ Pok Tapah (Phong phẩm Phó Cả sư) của sư cả chức sắc Huỳnh Cạn thôn Phan Hiệp - huyện Bắc Bình, nghi lễ này ghi nhận một bước trưởng thành của một tu sĩ người Chăm Bà-la-môn giáo. Đây là một nghi lễ phong phú, nhiều màu sắc rực rỡ. Có rất nhiều nghi thức được thực hiện trong nhiều ngày, quy tụ nhiều con người để làm nên một cuộc lễ. Và cũng thật khó để chụp lại những hình ảnh này. Trải qua nhiều năm tháng, nhiều biến động thăng trầm trong lịch sử, cùng với những tác động bất lợi của các nền văn hóa khác trong cuộc sống hiện tại, nhưng họ âm thầm, miệt mài gìn giữ màu sắc của tổ tiên, hình như (theo tôi) không sót một ly nào. Nhìn những hình ảnh bạn sẽ thấy rõ những nghi lễ của họ thật độc đáo, đầy bản sắc dân tộc Chăm và có nhiều nét nghệ thuật trong đó nữa. Ai chứng kiến những nghi lễ của họ, mới hiểu được chiều sâu, cũng như nội lực của nền văn hóa Chămpa. Cũng phải nói thêm rằng, để duy trì nền tảng văn hóa tổ tiên để lại, mọi người cũng phải ghi nhận sự gánh chịu của đồng bào, tuy rằng cuộc sống của họ vẫn còn nghèo khó. Mình tin rằng văn hóa Champa sẽ trường tồn theo năm tháng, cũng giống như những ngôi tháp Chăm đẹp đẽ và cổ kính kéo dài từ Quảng bình đến Phú Hài – Phan Thiết vậy. Những ngôi tháp Chăm sừng sững, hiên ngang giữa bầu trời đã chứng minh rõ nét nhất cho sự bất diệt của nền văn hóa Champa.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tiếp