Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Người thổi hồn vào tò he
ID: 599983
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Lời giới thiệu: Tò he là đồ chơi dân gian thuần chất thôn quê đã đi vào đời sống tinh thần của biết bao thế hệ người dân đất Việt. Theo những người còn lưu giữ nghề tại làng Xuân La, nghề nặn tò he xuất hiện khoảng 400-500 năm trước.Trước đây, nặn tò he là một nét văn hoá dân gian ở các vùng quê Việt Nam, đặc biệt là Bắc Bộ. Ban đầu, tò he là sản phẩm để cúng lễ nên thường có hình thù các con vật. Cũng vì thế mà tò he trước đây còn có tên gọi khác là "đồ chơi chim cò". Chú thích ảnh bài: NGƯỜI THỔI HỒN VÀO TÒ HE 1. Nghệ nhân Đặng Văn Hậu, thôn Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội đã dành hơn 20 năm để học hỏi, nghiên cứu và cải tiến các sản phẩm tò he. 2. Nguyên liệu làm tò he là gạo nếp, gạo tẻ đem trộn đều, ngâm nước, sau đó đem xay hoặc giã thành bột; gạo nếp thì dễ làm và chất lượng sản phẩm tốt hơn. Bột thành phẩm được nhào kỹ đến khi không dính tay rồi mới nắm thành những nắm nhỏ, đem luộc chín. Nghệ nhân tò he Đặng Văn Hậu ở thôn Xuân La cho biết, quan trọng là kỹ thuật luộc bột và làm bột phải theo thời tiết. Mùa đông thì làm bột dẻo hơn mùa hè. 3. Nghệ nhân nặn tò he sẽ đem "đấu" màu và nặn hình. Màu sắc dùng để nhuộm bột cũng lấy từ nước màu có nguồn gốc thiên nhiên, từ các loại lá cây, rau củ ăn được. Chẳng hạn như màu đỏ từ quả gấc, màu đen từ cây nhọ nồi, màu xanh từ lá trầu không, lá riềng. Cần phải qua nhiều công đoạn công phu, đặc biệt khâu làm bột, thì mới làm ra được sản phẩm tò he bóng mượt và màu sắc tươi đẹp. 4. Không chỉ giữ lửa nghề truyền thống của làng tò he Xuân La, với tài năng và niềm đam mê, nghệ nhân trẻ Đặng Văn Hậu còn đưa nghề nặn những con giống bằng bột đến với đông đảo người dân và du khách trong và ngoài nước. 5. Đối với trẻ em cũng như người lớn, trong nước và quốc tế thì mọi người có thể giữ gìn những món đồ chơi đấy trong khoảng thời gian rất dài, có thể tồn tại được đến 3 năm và đồng thời là nghệ nhân Đặng Văn Hậu cũng đang tạo ra một bộ kit tò he. Đó là một bộ mà có thể tham gia vào quá trình tạo ra các sản phẩm đó và từ đó là sẽ kích thích sự sáng tạo của những người chơi, đặc biệt là trẻ em.” 6. Một số vùng tại miền Bắc, người ta còn gọi là "con bánh" vì bên cạnh hình thù các con vật, người ta còn nặn bột thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi... tạo thành mâm cỗ để đi chùa dâng cúng. Về sau, sản phẩm được gắn vào một chiếc kèn ống, ở đầu kèn có quét chút mạch nha, khi thổi phát ra âm thanh "tò te" thế nên có lẽ người ta gọi là "tò te", sau này nói trại thành "tò he".

1 Vote


Tác phẩm: Rối chầu chùa Cổ Lễ
ID: 599650
Tác giả: Phạm Quốc Dũng
Lời giới thiệu: Múa Chầu rối là mô phỏng những sinh linh được Hoàng hậu nước Lương sinh ra bị ruồng bỏ được Đức Phật Như Lai độ trì và Đức Thánh Tổ cứu vớt. Các vẻ mặt của đầu rối có khóc, cười, trách móc. Có tất cả 9 đầu rối, mỗi nghệ nhân khi múa chầu tay dâng hai đầu rối, chân nhảy theo nhịp 5 bước viết lên chữ Khẩu. Khi chân nhảy theo nhịp thì tay dâng đầu rối được đưa vòng từ ngoài vào trước ngực. Có 3 động tác, mỗi động tác được thực hiện 3 hồi. Sau đó hai nghệ nhân chầu rối chuyển vị trí cho nhau tiếp tục thực hiện 3 hồi các động tác 1-2-3. Cuối cùng hai nghệ nhân giáp lưng xoay vòng thể hiện sự vui mừng biết ơn Đức Phật Như Lai độ trì và Đức Thánh Tổ cứu sinh. Mỗi cặp đôi nhảy chầu rối đều có các động tác và nhịp điệu giống nhau, đều thể hiện sự sung sướng, vui mừng khi được cứu sinh và được tắm mát trong dòng sông thanh tịnh của phép Phật nhiệm màu. Cùng với đó, múa ông Tràng thường là do Hội trưởng (anh trưởng) đảm nhận, như trên đã mô tả có 2 cặp đôi với 8 đầu Rối đã xuất hiện còn lại múa ông Tràng nghệ nhân nhảy Chầu một mình với 1 đầu Rối. Động tác chân nhảy vẫn theo nhịp 5 nhưng được thực hiện 5 lần động tác giống nhau vì chỉ có một đầu Rối lên tay dâng lên xuống trước ngực, nhịp điệu nhảy Ông Tràng chậm rãi khoan thai điềm tĩnh đúng với tác phong anh trưởng. Sau 5 lần nhảy Chầu thì Ông Tràng theo nhịp trống điều khiển tiến lên, dùng chân viết lên từng nét của các chữ nho: Đầu tiên là Chữ Vạn (Vạn Năng) biểu tượng của Nhà Phật, sau đó là Chữ Thánh cung Vạn Tuế - Thiên hạ Thái bình.

0 Votes


Tác phẩm: Chung tay vì một môi trường xanh , sạch , đẹp.
ID: 600136
Tác giả: Nguyễn Mạnh Cường
Lời giới thiệu: Sáng ngày 21 và ngày 22/7/2024 tại kênh rạch Gia và kênh rạch Ghe Máy các bạn tình nguyện viên đã tham gia hưởng ứng ngày Chủ nhật xanh , làm sạch kênh rạch khơi thông dòng chảy tại đoạn sông Vàm Thuật hướng về đường Vườn Lài thuộc Kênh Tham Lương quận 12 , hai con kênh rạch đen đầy cỏ , lục bình và nhiều loại rác thải khác các bạn không quản ngại thời tiết nắng mưa bất chợt đã nhiệt tình hăng hái tham gia xử lý rác tích cực làm cho không khí sáng hôm nay rất hiệu quả và sôi nổi . Các bạn chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và trang bị đồ bảo hộ lao động cần thiết , lội xuống dòng kênh nước đen để cắt những mảng cỏ , vớt rác sinh hoạt , chai nhựa , túi nilon , cắt bỏ lục bình dưới lòng kênh . Với khối lượng công việc nhiều nhưng các bạn thanh niên ai cũng đều vui vẻ nở nụ cười trên môi . Mặc cho lục bình dày đặc trên mặt sông , các bạn chiến sĩ tình nguyện vẫn ra sức kéo từng mảng lớn vào bờ , thu gom vào giỏ lớn , rồi cùng nhau đưa ra điểm tập kết. Những chiến sĩ tình nguyện hôm nay đã góp sức trẻ và sự nhiệt huyết của tuổi trẻ để bảo vệ môi trường , làm đẹp cảnh quan cho đường phố . Bên cạnh đó việc làm của các bạn đã góp phần tuyên truyền đến người dân về ý thức giữ gìn môi trường , giúp cho môi trường ngày càng sạch đẹp.

0 Votes


Tác phẩm: HÀ NỘI -- ĐẾN ĐỂ YÊU
ID: 600049
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Lời giới thiệu: Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2023 với chủ đề “Hà Nội - Đến để yêu” được tổ chức mới đây tại phố đi bộ Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng. Theo lãnh đạo Sở Du lịch Hà Nội, Hà Nội vốn được mệnh danh là mảnh đất trăm nghề, có khu phố cổ, có hệ thống di tích lịch sử cách mạng cùng kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú… Những vốn quý này đều chứa đựng rất nhiều chất liệu văn hóa, những câu chuyện hay để truyền tải một cách mạnh mẽ thông qua từng sản phẩm. Với khoảng 1.350 làng nghề, lớn nhất cả nước hiện nay, Hà Nội có nguồn tài nguyên phong phú và cơ hội lớn để phát triển ngành công nghiệp sản xuất quà tặng hấp dẫn, đa dạng, đầy bản sắc văn hóa và mang tính đặc trưng của Thủ đô. Chú thích ảnh bài: HÀ NỘI – ĐẾN ĐỂ YÊU 1. Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2023 là sự kiện được tổ chức thường niên nhằm thúc đẩy, hỗ trợ các nghệ nhân, làng nghề trong việc sản xuất các sản phẩm quà tặng phục vụ khách du lịch, đồng thời kết nối làng nghề, đơn vị sản xuất quà tặng với các đơn vị lữ hành, đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch để gia tăng mức tiêu thụ sản phẩm quà tặng góp phần phát triển kinh tế du lịch. 2. Lễ hội còn là dịp để tăng cường kết nối du lịch, văn hóa và con người từ các hoạt động có trong sự kiện, qua đó gia tăng nhu cầu đi và trải nghiệm, khuyến khích phát triển du lịch. 3. Các sản phẩm truyền thống mang đậm nét văn hóa được nhiều người dân đón nhận và yêu thích. 4. "Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2023" quy tụ nhiều điểm nhấn như: Lễ khai mạc diễn ra tối ngày 3 /11 tại cổng Công viên Thống Nhất; triển lãm ảnh "Hẹn Yêu Hà Nội"; chuỗi hoạt động mang đậm văn hoá, truyền thống Hà Nội, như trò chơi dân gian, ô ăn quan, nhảy sạp, cà kheo, diễu hành xích lô, biểu diễn trống hội, đặc biệt là màn trình diễn điệu múa cổ đất Thăng Long "con đĩ đánh bồng"… 5. Nhảy đồng diễn Tâm hồn Việt với thông điệp “ Hà Nội đến để yêu”. 6. Trình diễn đường phố đi cà kheo đầy sắc màu khiến cho đường phố thêm phần náo nhiệt. 7. Nón lá thể hiện sự gần gũi và thân thuộc là biểu trưng cho nền văn hóa Việt Nam, được trang trí thêm thông điệp “ Hà Nội đến để yêu”. 8. Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội, đã thu hút du khách trong nước và quốc tế đến tham quan và trải nghiệm. 9. Lễ hội đã nhận được nhiều phản hồi tích cực của du khách và nhân dân Thủ đô đối với chương trình.

1 Vote


Tác phẩm: PHÒNG CHÁY TỐT - CHỮA CHÁY GIỎI - VÌ SỰ BÌNH YÊN VÀ HẠNH PHÚC
ID: 591976
Tác giả: Nguyễn Văn Khởi
Lời giới thiệu: Xác định công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) có vị trí, vai trò quan trọng trong bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân, thời gian qua, các tỉnh thành trong cả nước đã có nhiều cách làm hay, giải pháp sáng tạo, đồng bộ nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia PCCC&CNCH. Trong đó, mô hình Tổ liên gia an toàn PCCC được triển khai rộng rãi đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong công tác PCCC&CNCH. Để đánh giá chất lượng, hiệu quả mô hình Tổ liên gia an toàn PCCC, đưa hoạt động của Tổ liên gia đi vào thực chất, Bộ Công an đã ban hành Kế hoạch tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Tổ liên gia an toàn PCCC toàn quốc năm 2024. Căn cứ Kế hoạch này, Bộ Công an phối hợp UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức Hội thi thể thao nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ “Tổ liên gia an toàn PCCC” toàn quốc năm 2024 vòng thứ 2, Cụm V - Đông Nam Bộ tại Bà Rịa – Vũng Tàu vào ngày 21/06/2024. Đây là dịp thi đua, tranh tài, giao lưu, học hỏi giữa các vận động viên là thành viên các Tổ liên gia an toàn PCCC giữa các tỉnh thành nhằm nâng cao kỹ, chiến thuật cá nhân cho từng vận động viên, trở thành hạt nhân trong công tác PCCC và CNCH tại cơ sở Song song với việc thực hiện tổ chức hội thi, tại các huyện thị, địa phương của Bà Rịa – Vũng Tàu thường xuyên tổ chức tập huấn phương án chữa cháy, CNCH và tổ chức tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành chữa cháy, CNCH cho người dân, doanh nghiệp …

0 Votes


Tác phẩm: NHỮNG CHIẾN BINH KHIẾM THỊ CÂU LẠC BỘ CHẠY BLIND RUNNER
ID: 600015
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Lời giới thiệu: Vũ Tiến Mạnh đã thành lập CLB chạy cho người khiếm thị mang tên “Blind Runner”, với mong muốn không chỉ tạo ra một sân chơi thể thao mà còn là nơi giúp người khiếm thị có cơ hội vun đắp niềm vui sống. Vũ Tiến Mạnh (24 tuổi, Phú Thọ) là vận động viên chạy bộ chuyên nghiệp, tại ASEAN Para Games 12 diễn ra ở Campuchia, Mạnh đem về cho đoàn Việt Nam 3 huy chương bạc các nội dung 800m, 1.500m và tiếp sức. Nhận thấy nhiều người khiếm thị có mong muốn chạy bộ nhưng không có điều kiện, Vũ Tiến Mạnh đã thành lập CLB chạy cho người khiếm thị mang tên “Blind Runner”, với mong muốn không chỉ tạo ra một sân chơi thể thao mà còn là nơi giúp những người khiếm thị có cơ hội được giao lưu, vun đắp niềm vui sống. Chú thích ảnh bài: NHỮNG CHIẾN BINH KHIẾM THỊ CÂU LẠC BỘ CHẠY BLIND RUNNER 1. CLB Blind Runners không chỉ là nơi luyện tập, giao lưu thỏa sức đam mê chạy bộ mà còn tiếp thêm động lực giúp người khiếm thị chinh phục bản thân, vượt thoát khỏi cộng đồng khiếm thị, tự tin hòa nhập, giao tiếp với mọi người. 2. Với mong muốn phá bỏ rào cản định kiến xã hội về người khiếm thị, Blind Runners đã hoạt động như một ngôi nhà thực thụ, nơi không còn khoảng cách giữa các thành viên. 3. CLB Blind Runners của Tiến Mạnh và các cộng sự lấy khẩu hiệu “không gì là không thể”.Đến nay, CLB đã lên tới 30 thành viên, chia làm 2 nhóm mới tham gia và chạy đã lâu. Các nhóm này tập luyện theo chương trình giáo án do Mạnh soạn thảo. 4. Không còn đôi mắt, việc chạy bộ của những người khiếm thị có nhiều điểm đặc biệt. Mỗi người sẽ có một bạn đồng hành mắt sáng để dẫn đường. Các cặp chạy sẽ được kết nối bằng một sợi dây ở tay. 5. Thông qua sợi dây này, chân chạy khiếm thị sẽ kiểm soát được tốc độ theo người dẫn đường cũng như điều hướng cho phù hợp với đường chạy. 6. “Chạy trong bóng tối, đôi tai của người khiếm thị sẽ hoạt động 200% công suất. Chúng tôi sẽ lắng nghe guồng chân của các chân chạy khác để điều chỉnh guồng chân của mình. Bên cạnh đó, đôi tai cũng thay đôi mắt nắm bắt các thông tin quan trọng khác qua âm báo trên đồng hồ chạy hoặc trao đổi của người dẫn đường”, anh Mạnh chia sẻ. 7. Cứ mỗi sáng chủ nhật, ở công viên Bách Thảo (TP. Hà Nội), anh Vũ Tiến Mạnh và những người bạn của mình lại bắt đầu khởi động, luyện tập tại đây. 8. Sau thời gian tập luyện đến nay, gần như tất cả thành viên trong câu lạc bộ đều đã có thể chạy 10km trở lên. Điều đặc biệt với họ, không chỉ là quãng đường chạy được, mà còn đầy ắp sự tự tin, lạc quan. 9. “Ban đầu tôi chỉ chạy được 50m, sau đó cự ly tăng lên được 100m. Thành tích cứ nhích dần và đến hiện tại tôi đã chạy được 10km. Chạy giúp sức khỏe của tôi được cải thiện và hơn cả tôi được gặp, giao lưu với những người giống mình”, anh Hồ Minh Quang, Thành viên câu lạc bộ Blind Runner chia sẻ. 10. Với thông điệp “Không bỏ cuộc, tin vào chính mình, câu lạc bộ chạy cho người khiếm thị Blind Runner đang từng ngày lan tỏa những giá trị sống tích cực, lạc quan đến cộng đồng người yếu thế trong xã hội, giúp họ rèn luyện thể chất khoẻ mạnh, xây dựng lối sống lành mạnh, vui vẻ.

0 Votes


Tác phẩm: DI TÍCH LỊCH SỬ NHÀ LAO TÂN HIỆP
ID: 596716
Tác giả: LUUVANHIEP
Lời giới thiệu: Nhà lao Tân Hiệp hay còn gọi là “Trung tâm huấn chính” hoặc “Trung tâm cải huấn” tọa lạc trên Quốc lộ 1, phường Tân Tiến, Biên Hoà (Đồng Nai), là một trong sáu nhà tù lớn nhất miền Nam Việt Nam và là nhà tù lớn nhất Đông Nam Bộ, được xây dựng ở vị trí quân sự quan trọng, án ngữ phía Đông Bắc Biên Hòa. Phía trước là quốc lộ 1; phía sau là đường xe lửa Bắc - Nam. Đây là vị trí biệt lập, thuận tiện trong giao thông , dễ dàng cho việc bảo vệ, canh gác, nhận tù từ nơi khác đến và chuyển tù đi Côn Đảo, Phú Quốc. Di tích như một chứng tích điển hình về tội ác của hai cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cùng chính quyền tay sai đối với dân tộc Việt Nam chúng ta. Nơi đây là một “chiến trường không ranh giới” mà người chiến sĩ cách mạng không vũ khí, không một tấc sắt trong tay, hàng ngày, hàng giờ phải đương đầu đối phó, chiến đấu vô cùng ác liệt dưới bàn tay tàn bạo của kẻ thù với biết bao tấm gương anh dũng, bất khuất kiên cường, giữ vững khí tiết, giữ trọn niềm tin với Đảng, trung thành với Tổ quốc cho dù địch tra tấn, giam cầm đến chết. Di tích là “địa chỉ đỏ” để thế hệ trẻ, những người dân trong và ngoài địa phương đến tham quan trong những dịp về nguồn. Tham quan di tích lịch sử nhà tù Tân Hiệp có lẽ ai cũng bồi hồi xúc động trước những mất mát, hy sinh lớn lao vượt sức tưởng tượng và chịu đựng của con người. Mỗi hiện vật được lưu giữ, trưng bày không chỉ là một số phận, một chứng tích tội ác của thực dân – đế quốc mà còn âm vang những trang sử hào hùng của cuộc đấu tranh trong tù, tỏa sáng chủ nghĩa nhân văn và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Nhà lao Tân Hiệp đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 2754/QĐ-BT ngày 15/10/1994, là một điểm du lịch về nguồn cho thế hệ trẻ tham quan tìm hiểu lịch sử.

0 Votes


Tác phẩm: "Nữ hoàng" điền kinh Nguyễn Thị Oanh lập kỳ tích 4 HCV tại SEA Games 32
ID: 603300
Tác giả: Nguyễn Tiến Anh Tuấn
Lời giới thiệu: Tại SEA Games 32 tổ chức tại Campuchia, sau khi giành HCV ở các nội dung 1.500m nữ, 5.000m nữ, 10.000m nữ và 3.000m vượt chướng ngại vật, Nguyễn Thị Oanh trở thành VĐV đầu tiên của Việt Nam giành được 4 HCV điền kinh tại một kỳ SEA Games. Đặc biệt, Nguyễn Thị Oanh đã tạo nên kỷ lục vô tiền khoáng hậu tại SEA Games 32 khi là VĐV đầu tiên và duy nhất có thể giành 2 HCV ở hai nội dung thi đấu cực kỳ khốc liệt (nội dung 3.000m vượt chướng ngại vật và 1.500m), diễn ra liên tiếp trong vỏn vẹn khoảng 30 phút. Kỳ tích của Nguyễn Thị Oanh đã trở thành nguồn động lực to lớn, truyền cảm hứng cho hàng trăm VĐV Việt Nam tiếp tục nỗ lực thi đấu hết mình tại SEA Games 32 và mang lại thành quả đứng Nhất toàn đoàn của Thể thao Việt Nam tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2023 với 136 huy chương vàng, 105 huy chương bạc, 114 huy chương đồng (tổng cộng 355 huy chương). Đây là con số kỷ lục của đoàn thể thao Việt Nam ở các kỳ đại hội không diễn ra trên sân nhà. Cô gái Việt Nam có vóc dáng bé nhỏ đã thể hiện một bản lĩnh phi thường, ý chí quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khó, nỗ lực thi đấu hết mình vì màu cờ sắc áo của Tổ quốc. Màn thể hiện của Nguyễn Thị Oanh tại SEA Games 32 chính là hình ảnh biểu tượng cho tinh thần, ý chí của con người Việt Nam.

1 Vote


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tiếp