Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: “MỘC BẢN THANH LIẾU – HÀNH TRÌNH HỒI SINH MỘT LÀNG NGHỀ”
ID: 600038
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Lời giới thiệu: Nghề in khắc gỗ (in mộc bản) thôn Thanh Liễu (phường Tân Hưng, thành phố Hải Dương) đã tồn tại hơn 500 năm. Theo thời gian, nghề in ở đây dần mai một và hiện chỉ còn ít hộ giữ được nghề truyền thống. “Mộc bản Thanh Liễu - Hành trình hồi sinh một làng nghề” không chỉ là đề tài trình diễn, giới thiệu di sản làng nghề, mà còn là một chuyên đề giao lưu, chia sẻ bao gồm các workshop thực hành, thảo luận, kết nối đầu tư với nhiều hoạt động phong phú diễn ra trong suốt tháng 6 tại Hà Nội do phường Bách Nghệ và các nghệ nhân làng Thanh Liễu thực hiện. Chú thích ảnh bài: “MỘC BẢN THANH LIỄU – HÀNH TRÌNH HỒI SINH MỘT LÀNG NGHỀ” 1. Các nghệ nhân đã chia sẻ quá trình tâm huyết giữ nghề in khắc gỗ, đồng thời tổ chức một số hoạt động, như: Triển lãm ảnh về mộc bản Thanh Liễu, trải nghiệm tự tay in mộc bản, pha trà sen, thưởng thức ca trù… 2. Chia sẻ tại sự kiện, anh Nguyễn Công Đạt (nghệ nhân khắc mộc bản làng Thanh Liễu) nói: “Mộc bản Thanh Liễu - Hành trình hồi sinh một làng nghề” nhằm nỗ lực bảo tồn di sản, đồng thời sẽ tạo cơ hội để phát triển và đổi mới cho làng nghề Thanh Liễu. Chúng tôi mong muốn nghề mộc bản sẽ tiếp tục phát triển và được nhiều người đón nhận hơn trong tương lai”. 3. Giấy in mộc bản là giấy dó, giấy xuyến lăn bằng mực Tàu. Người thợ dán giấy lên bản khắc đã hoàn chỉnh rồi lăn đều tay. Ở mỗi công đoạn, người thợ phải cẩn thận đặt hết tâm trí và sự khéo léo mới đem về thành quả là bản in rõ nét và có “sức đề kháng” bền bỉ với thời gian. 4. “Mỗi bản khắc gỗ, một nghệ nhân phải mất trung bình từ 3 đến 5 ngày mới hoàn thiện. Tuy nhiên cũng có những bản khắc gỗ mất khá nhiều thời gian, tới vài tháng tùy vào độ dài ngắn, câu chữ, chủ đề, chi tiết... Có những bản khắc gỗ mà yêu cầu con chữ bé như con kiến, có những chi tiết mảnh đòi hỏi trình độ, kinh nghiệm và thời gian dài mới có thể hoàn thiện”, nghệ nhân Nguyễn Công Tráng cho hay. 5. Mộc bản Thanh Liễu còn đặc biệt ở chỗ là sự tỉ mỉ trong từng nét chạm trổ, những đường vát nhọn được khắc rất mảnh nên khi được in ra giấy sẽ có một nét đẹp rất riêng mà các công nghệ khắc, in ấn hiện đại như CNC, laser... khó có thể làm được. 6. Một bản khắc tạo hình Đức Trì Quốc Thiên Vương. Được biết, những bản khắc "siêu chi tiết" này cần ít nhất 10 ngày đến nửa tháng để hoàn thành cắt gọt từng đường nét 7. Người dân, du khách được trải nghiệm các công đoạn thực hành. Đây là cách để các nghệ nhân truyền lửa trong việc giữ gìn, bảo tồn giá trị làng nghề cũng như lan tỏa văn hóa truyền thống Việt Nam trong nhịp sống đương đại. 8. Công chúng tham quan, trải nghiệm gian trưng bày dụng cụ in mộc bản. 9. Nhiều bộ kinh sách đã được khắc in ấn tại đây, trong đó phải kể đến bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” đồ sộ đã được những nghệ nhân làng Hồng Lục (Thanh Liễu) và làng Liễu Tràng vâng lệnh vua khắc đầy đủ lần đầu tiên vào năm Chính Hòa thứ 18 (1697). Hiện, mộc bản đang được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV (Đà Lạt). 10. Hiện nay đã có một số người trở lại với nghề in khắc mộc bản, Thanh Liễu cũng là “trường dạy nghề” cho những ai đam mê. Tuy nhiên, muốn làm nghề khắc ván in phải học việc trung bình ba năm mới có thể thành thợ. Người thợ phải biết chữ Hán, hiểu luật viết, nhận dạng các chữ in ngược. Bởi sự khó ấy nên từ xưa, nghề in khắc mộc bản đều nằm trong phạm vi gia đình dòng họ theo hướng cha truyền con nối.

0 Votes


Tác phẩm: HÀ NỘI -- ĐẾN ĐỂ YÊU
ID: 600049
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Lời giới thiệu: Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2023 với chủ đề “Hà Nội - Đến để yêu” được tổ chức mới đây tại phố đi bộ Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng. Theo lãnh đạo Sở Du lịch Hà Nội, Hà Nội vốn được mệnh danh là mảnh đất trăm nghề, có khu phố cổ, có hệ thống di tích lịch sử cách mạng cùng kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú… Những vốn quý này đều chứa đựng rất nhiều chất liệu văn hóa, những câu chuyện hay để truyền tải một cách mạnh mẽ thông qua từng sản phẩm. Với khoảng 1.350 làng nghề, lớn nhất cả nước hiện nay, Hà Nội có nguồn tài nguyên phong phú và cơ hội lớn để phát triển ngành công nghiệp sản xuất quà tặng hấp dẫn, đa dạng, đầy bản sắc văn hóa và mang tính đặc trưng của Thủ đô. Chú thích ảnh bài: HÀ NỘI – ĐẾN ĐỂ YÊU 1. Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2023 là sự kiện được tổ chức thường niên nhằm thúc đẩy, hỗ trợ các nghệ nhân, làng nghề trong việc sản xuất các sản phẩm quà tặng phục vụ khách du lịch, đồng thời kết nối làng nghề, đơn vị sản xuất quà tặng với các đơn vị lữ hành, đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch để gia tăng mức tiêu thụ sản phẩm quà tặng góp phần phát triển kinh tế du lịch. 2. Lễ hội còn là dịp để tăng cường kết nối du lịch, văn hóa và con người từ các hoạt động có trong sự kiện, qua đó gia tăng nhu cầu đi và trải nghiệm, khuyến khích phát triển du lịch. 3. Các sản phẩm truyền thống mang đậm nét văn hóa được nhiều người dân đón nhận và yêu thích. 4. "Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2023" quy tụ nhiều điểm nhấn như: Lễ khai mạc diễn ra tối ngày 3 /11 tại cổng Công viên Thống Nhất; triển lãm ảnh "Hẹn Yêu Hà Nội"; chuỗi hoạt động mang đậm văn hoá, truyền thống Hà Nội, như trò chơi dân gian, ô ăn quan, nhảy sạp, cà kheo, diễu hành xích lô, biểu diễn trống hội, đặc biệt là màn trình diễn điệu múa cổ đất Thăng Long "con đĩ đánh bồng"… 5. Nhảy đồng diễn Tâm hồn Việt với thông điệp “ Hà Nội đến để yêu”. 6. Trình diễn đường phố đi cà kheo đầy sắc màu khiến cho đường phố thêm phần náo nhiệt. 7. Nón lá thể hiện sự gần gũi và thân thuộc là biểu trưng cho nền văn hóa Việt Nam, được trang trí thêm thông điệp “ Hà Nội đến để yêu”. 8. Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội, đã thu hút du khách trong nước và quốc tế đến tham quan và trải nghiệm. 9. Lễ hội đã nhận được nhiều phản hồi tích cực của du khách và nhân dân Thủ đô đối với chương trình.

1 Vote


Tác phẩm: Tây Nguyên tôi yêu,thân thuộc và bình yên đến lạ.
ID: 588621
Tác giả: phạm quỳnh như
Lời giới thiệu: Nhà dân tộc học nổi tiếng người Pháp Jacques Dournes đã từng viết:" Nếu phải hiểu để có thể yêu Tây Nguyên thì lại phải yêu để có thể hiểu ". Thật lạ kì "Miền đất huyền ảo" sao lại khiến tôi yêu đến thế. Một cảnh đẹp thiên nhiên sự tạo hoá tuyệt diệu nơi đất nước Việt Nam,cùng hoà quyện vào từng chi tiết nhỏ phác hoạ lên một bức tranh sống động và huyền bí. Là khoảng khắc mà con người ta không nhìn thấy gì và chỉ cảm nhận được sức sống mãnh liệt của thiên nhiên nơi mà lòng ta bình yên đến lạ. Nếu mà mệt quá giữa thành phố sống chồng lên nhau, hãy tạm gác lại sự xô bồ ấy và cùng đến với mảnh đất huyền ảo của Tây Nguyên Lâm Đồng nào! Nơi tạo ra những" hạt ngọc nâu" mang hương vị đậm đắng,thơm lừng và mạnh mẽ, chúng cuốn ta vào cuộc phiêu lưu vị giác tuyệt vời.Anh là khởi đầu cho ngày mới, là cùng em đu đưa mỗi đêm thức trắng. Và còn là nơi khai sinh ra các giống bơ mới lạ đặc biệt,dẻo,béo ngậy.Hay cùng đến với "Thủ phủ sầu riêng" đặc sản mà chỉ mảnh đất bazan màu mỡ ở Việt Nam Tây Nguyên mới tạo ra được hương thơm độc lạ ,vị ngọt bùi lôi cuốn, đậm vị béo ngậy. Tự hào là con người Việt Nam,là người con của Tây Nguyên một trong những vẻ đẹp của đất nước để được thưởng thức và tận hưởng những hương vị tuyệt vời và sự huyền ảo bình yên đến lạ kì của mảnh đất này. Hãy nhắm mắt lại nơi thành phố xô bồ và tỉnh dậy nơi vùng núi xa xôi,nơi ánh nắng như người bạn,ngọn gió như tri kỉ và cây cối như lời ca nhé!

3 Votes


Tác phẩm: LĂNG ÔNG-DỰNG NÊU ĐÓN TẾT-NÉT ĐẸP VĂN HÓA CỔ TRUYỀN DUY NHẤT CÒN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ID: 36004
Tác giả: Kiều Anh Dũng
Lời giới thiệu: Theo quan niệm của người dân Việt từ bao đời nay,cây nêu được dựng vào dịp Tết Nguyên Đán mang ý nghĩa rất thiêng liêng,tránh những xui xẻo & mang lại một năm mới may mắn cho gia chủ. Gần đây, người ta dường như có xu hướng tối giản đi những tập tục ngày Tết.Những phong tục cổ truyền đã không còn xuất hiện nhiều ở các thành phố lớn,nơi nhịp sống luôn vội vã từng ngày.Đặc biệt phải nhắc tới phong tục dựng cây nêu-một hình ảnh có tính biểu tượng gắn liền với TẾT NGUYÊN ĐÁN Nghi lễ dựng cây nêu được thực hiện theo đúng truyền thống từ lâu đời trong văn hóa của người dân nước Việt.Đó là dùng cây tre già,lóng tre đều và còn nguyên lá tươi trên ngọn,được treo cờ hội ngay ngắn bên dưới lá tre,trang trí thêm lồng đèn tạo màu sắc,lá phướn mang câu chữ với ý nghĩa chúc mừng năm mới cùng những vật dụng trang trí tạo âm thanh như chuông ... Hiện tại ở Thành phố Hồ Chí Minh chỉ còn một nơi duy nhất thực hiện nghi lễ Dựng Nêu đón Tết đó là Lăng Đức Thượng Công Tả Quân Lê Văn Duyệt vào ngày 30 (29)tháng chạp hàng năm trong sân sau lối vào cổng Tam Quan. Nghi lễ DỰNG NÊU được thực hiện và duy trì hơn 200 năm qua của Ban trị sự,Chính quyền địa phương cùng người dân cả nước,đặc biệt là cộng đồng người Việt gốc Hoa Thành phố khi mỗi dịp Tết đến Xuân về.Đây là một nét văn hóa có ý nghĩa trong đời sống tâm thức của người Việt từ xa xưa

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tiếp