Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: NỤ CƯỜI CỦA EM
ID: 35778
Tác giả: Phạm Thị Cẩm Ly
Lời giới thiệu: Chụp được bức hình này cũng là một điều may mắn với tôi, bắt được khoảnh khắc của cô bé bán vé số tươi cười khi được nhận quà từ quán cà phê. Em vui khi nhận được món quà mà chưa bao giờ được, ước ao một lần được cầm trên tay một bông hoa xinh xắn có ly trà sữa kế bên. Em bé trông khoảng tám, chín tuổi với dáng vẻ mảnh khảnh, với làn da đen nhẻm. Em mặc chiếc thun hồng có vẻ đã qua sử dụng nhiều lần. Khuôn mặt của em lúc nào cũng tươi vui, đôi mắt sáng với một chút sự thông minh. Chụp xong cho em, tôi có tâm sự với em một số chuyện. Tôi hỏi em:”Em có đi học không?”. Em bảo:”Em có, nhưng không trong trường”. Tôi thắc mắc liền hỏi:”Vậy em đi học ở đâu ha?”. Em tươi cười với tôi và trả lời lại:”Em học ở nhà dòng và được các sơ dạy miễn phí”. Nghe xong tôi lặng người khoảng 2 - 3 phút, tôi không như em, tôi được đến trường, có bạn có bè, học xong là vội vàng đi về nằm chơi chờ đến giờ cơm thôi. Trái hoàn toàn với em bé đó, em chỉ đến nhà dòng, ít bạn bè, ít sự quan tâm, học xong là vội vã đi bán vé số kiếm tiền về cho mẹ. Em bé phải đi khắp quán mời mọi người mua vé số, 1 ngày em cầm khoảng 200 tờ vé 1 tờ vé số chỉ lời được 2 -3 ngàn đồng thôi. Em luôn muốn bán xong rồi về sớm, em mong sẽ được dùng tiền mua đồ chơi, mua đồ ăn vặt mà em thích, nhưng cuộc đời của em không cho phép. Em phải bươn chải, cạnh tranh bán từng tờ từng tờ một, gom góp để phụ mẹ kiếm tiền nuôi sống gia đình. Hôm 1/6 tui may mắn gặp em, tặng em 1 giỏ hoa kèm ly trà sữa và chụp cho em 1 bức hình ưng ý như vậy, mong sao trong tương lai em sẽ góp ích sức nhỏ nhoi của mình để cải thiện cuộc sống hơn. Mong rằng cuộc sống sẽ đối xử với em nhẹ nhàng hơn một phần nào đó. Tôi thương em vì nụ cười đó, nụ cười hồn nhiên của một đứa trẻ lên 8 lên 9, nụ cười của 1 đứa trẻ phải va chạm vào đời. Tôi cảm thấy lòng mình tràn đầy niềm vui và sự hạnh phúc khi thấy em bé tươi tắn hẳn do chính tôi chụp được. Rồi em nói với tôi: “Em cảm ơn chị nhiều lắm, quà xinh lắm ạ hihi”, câu nói của em đã khiến em cảm thấy xúc động và xém bật khóc. Mong sao cho em sẽ có cuộc sống tốt hơn bây giờ, được vui chơi, được học hành đàng hoàng, có bạn bè vui đùa. Thương em!

4 Votes


Tác phẩm: Một thời hồn nhiên
ID: 592280
Tác giả: Đội Truyền thông - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
Lời giới thiệu: Nhớ chiều nào tung tăng bên cánh đồng bát ngát trào dâng, ôi nhớ lắm cái vẻ mộc mạc, bình dị của thôn quê, nhớ lắm cái màu vàng úa của mùa lúa chín vàng nuôi ta khôn lớn, nhớ lắm cái bọn trẻ thơ ngày ấy tíu tít, vi vu cùng cánh diều năm nào. Ta nói, tiếng cười, tiếng hò reo của bọn trẻ vang lên rộn ràng khắp cánh đồng, làm tan biến những mệt mỏi và lo toan trong cuộc sống. Những đứa trẻ hồn nhiên, tay nắm chặt dây diều, mắt hướng lên bầu trời với niềm hân hoan. Đối với người trưởng thành, cánh diều có thể đơn thuần là một trò chơi, nhưng với bọn trẻ lúc bấy giờ đó là biểu tượng của sự tự do, sự khát khao để vươn lên trong cuộc sống. Remembering carefree afternoons in the vast fields, oh how we miss the simplicity and rustic charm of the countryside, the golden hue of ripe rice fields that raised us, and the children who used to play joyfully with their kites. The sound of their laughter and cheers echoed across the fields, melting away the fatigue and worries of life. These innocent children, holding the kite strings tightly, eyes fixed on the sky with joy. For adults, kites might just be a game, but for children back then, it symbolized freedom and the aspiration to rise in life.

3 Votes


Tác phẩm: LĂNG ÔNG-DỰNG NÊU ĐÓN TẾT-NÉT ĐẸP VĂN HÓA CỔ TRUYỀN DUY NHẤT CÒN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ID: 36004
Tác giả: Kiều Anh Dũng
Lời giới thiệu: Theo quan niệm của người dân Việt từ bao đời nay,cây nêu được dựng vào dịp Tết Nguyên Đán mang ý nghĩa rất thiêng liêng,tránh những xui xẻo & mang lại một năm mới may mắn cho gia chủ. Gần đây, người ta dường như có xu hướng tối giản đi những tập tục ngày Tết.Những phong tục cổ truyền đã không còn xuất hiện nhiều ở các thành phố lớn,nơi nhịp sống luôn vội vã từng ngày.Đặc biệt phải nhắc tới phong tục dựng cây nêu-một hình ảnh có tính biểu tượng gắn liền với TẾT NGUYÊN ĐÁN Nghi lễ dựng cây nêu được thực hiện theo đúng truyền thống từ lâu đời trong văn hóa của người dân nước Việt.Đó là dùng cây tre già,lóng tre đều và còn nguyên lá tươi trên ngọn,được treo cờ hội ngay ngắn bên dưới lá tre,trang trí thêm lồng đèn tạo màu sắc,lá phướn mang câu chữ với ý nghĩa chúc mừng năm mới cùng những vật dụng trang trí tạo âm thanh như chuông ... Hiện tại ở Thành phố Hồ Chí Minh chỉ còn một nơi duy nhất thực hiện nghi lễ Dựng Nêu đón Tết đó là Lăng Đức Thượng Công Tả Quân Lê Văn Duyệt vào ngày 30 (29)tháng chạp hàng năm trong sân sau lối vào cổng Tam Quan. Nghi lễ DỰNG NÊU được thực hiện và duy trì hơn 200 năm qua của Ban trị sự,Chính quyền địa phương cùng người dân cả nước,đặc biệt là cộng đồng người Việt gốc Hoa Thành phố khi mỗi dịp Tết đến Xuân về.Đây là một nét văn hóa có ý nghĩa trong đời sống tâm thức của người Việt từ xa xưa

0 Votes


Tác phẩm: Rối chầu chùa Cổ Lễ
ID: 599650
Tác giả: Phạm Quốc Dũng
Lời giới thiệu: Múa Chầu rối là mô phỏng những sinh linh được Hoàng hậu nước Lương sinh ra bị ruồng bỏ được Đức Phật Như Lai độ trì và Đức Thánh Tổ cứu vớt. Các vẻ mặt của đầu rối có khóc, cười, trách móc. Có tất cả 9 đầu rối, mỗi nghệ nhân khi múa chầu tay dâng hai đầu rối, chân nhảy theo nhịp 5 bước viết lên chữ Khẩu. Khi chân nhảy theo nhịp thì tay dâng đầu rối được đưa vòng từ ngoài vào trước ngực. Có 3 động tác, mỗi động tác được thực hiện 3 hồi. Sau đó hai nghệ nhân chầu rối chuyển vị trí cho nhau tiếp tục thực hiện 3 hồi các động tác 1-2-3. Cuối cùng hai nghệ nhân giáp lưng xoay vòng thể hiện sự vui mừng biết ơn Đức Phật Như Lai độ trì và Đức Thánh Tổ cứu sinh. Mỗi cặp đôi nhảy chầu rối đều có các động tác và nhịp điệu giống nhau, đều thể hiện sự sung sướng, vui mừng khi được cứu sinh và được tắm mát trong dòng sông thanh tịnh của phép Phật nhiệm màu. Cùng với đó, múa ông Tràng thường là do Hội trưởng (anh trưởng) đảm nhận, như trên đã mô tả có 2 cặp đôi với 8 đầu Rối đã xuất hiện còn lại múa ông Tràng nghệ nhân nhảy Chầu một mình với 1 đầu Rối. Động tác chân nhảy vẫn theo nhịp 5 nhưng được thực hiện 5 lần động tác giống nhau vì chỉ có một đầu Rối lên tay dâng lên xuống trước ngực, nhịp điệu nhảy Ông Tràng chậm rãi khoan thai điềm tĩnh đúng với tác phong anh trưởng. Sau 5 lần nhảy Chầu thì Ông Tràng theo nhịp trống điều khiển tiến lên, dùng chân viết lên từng nét của các chữ nho: Đầu tiên là Chữ Vạn (Vạn Năng) biểu tượng của Nhà Phật, sau đó là Chữ Thánh cung Vạn Tuế - Thiên hạ Thái bình.

0 Votes


Tác phẩm: Người thổi hồn vào tò he
ID: 599983
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Lời giới thiệu: Tò he là đồ chơi dân gian thuần chất thôn quê đã đi vào đời sống tinh thần của biết bao thế hệ người dân đất Việt. Theo những người còn lưu giữ nghề tại làng Xuân La, nghề nặn tò he xuất hiện khoảng 400-500 năm trước.Trước đây, nặn tò he là một nét văn hoá dân gian ở các vùng quê Việt Nam, đặc biệt là Bắc Bộ. Ban đầu, tò he là sản phẩm để cúng lễ nên thường có hình thù các con vật. Cũng vì thế mà tò he trước đây còn có tên gọi khác là "đồ chơi chim cò". Chú thích ảnh bài: NGƯỜI THỔI HỒN VÀO TÒ HE 1. Nghệ nhân Đặng Văn Hậu, thôn Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội đã dành hơn 20 năm để học hỏi, nghiên cứu và cải tiến các sản phẩm tò he. 2. Nguyên liệu làm tò he là gạo nếp, gạo tẻ đem trộn đều, ngâm nước, sau đó đem xay hoặc giã thành bột; gạo nếp thì dễ làm và chất lượng sản phẩm tốt hơn. Bột thành phẩm được nhào kỹ đến khi không dính tay rồi mới nắm thành những nắm nhỏ, đem luộc chín. Nghệ nhân tò he Đặng Văn Hậu ở thôn Xuân La cho biết, quan trọng là kỹ thuật luộc bột và làm bột phải theo thời tiết. Mùa đông thì làm bột dẻo hơn mùa hè. 3. Nghệ nhân nặn tò he sẽ đem "đấu" màu và nặn hình. Màu sắc dùng để nhuộm bột cũng lấy từ nước màu có nguồn gốc thiên nhiên, từ các loại lá cây, rau củ ăn được. Chẳng hạn như màu đỏ từ quả gấc, màu đen từ cây nhọ nồi, màu xanh từ lá trầu không, lá riềng. Cần phải qua nhiều công đoạn công phu, đặc biệt khâu làm bột, thì mới làm ra được sản phẩm tò he bóng mượt và màu sắc tươi đẹp. 4. Không chỉ giữ lửa nghề truyền thống của làng tò he Xuân La, với tài năng và niềm đam mê, nghệ nhân trẻ Đặng Văn Hậu còn đưa nghề nặn những con giống bằng bột đến với đông đảo người dân và du khách trong và ngoài nước. 5. Đối với trẻ em cũng như người lớn, trong nước và quốc tế thì mọi người có thể giữ gìn những món đồ chơi đấy trong khoảng thời gian rất dài, có thể tồn tại được đến 3 năm và đồng thời là nghệ nhân Đặng Văn Hậu cũng đang tạo ra một bộ kit tò he. Đó là một bộ mà có thể tham gia vào quá trình tạo ra các sản phẩm đó và từ đó là sẽ kích thích sự sáng tạo của những người chơi, đặc biệt là trẻ em.” 6. Một số vùng tại miền Bắc, người ta còn gọi là "con bánh" vì bên cạnh hình thù các con vật, người ta còn nặn bột thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi... tạo thành mâm cỗ để đi chùa dâng cúng. Về sau, sản phẩm được gắn vào một chiếc kèn ống, ở đầu kèn có quét chút mạch nha, khi thổi phát ra âm thanh "tò te" thế nên có lẽ người ta gọi là "tò te", sau này nói trại thành "tò he".

1 Vote


Tác phẩm: Độc đáo Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn
ID: 597560
Tác giả: Nguyen Quy Hoai
Lời giới thiệu: Ngày 26/9/2023, Lễ hội nhảy lửa - một nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Pà Thẻn ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đó là Nghi lễ đón thần thánh xuống trần gian, phù hộ cho dân làng thêm sức khoẻ, đẩy lùi bệnh tật, mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt. Sau khi thầy cúng làm lễ gọi mời thần linh, những người đàn ông Pà Thẻn khỏe mạnh được chọn sẽ tham gia nhảy lửa trên đống than đỏ rực. Năm 2024, Lễ hội được tổ chức tại thôn Nà Nghè, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình. Chú thích ảnh: • Ảnh 02_Nhay_lua_Pa_Then_LP5A0240 / 03_Nhay_lua_Pa_Then_LP5A0143 / 04_Nhay_lua_Pa_Then_LP5A0167: Lễ vật cúng thần có chiếc đàn gõ, chiếc vòng lắc, bát hương, thủ lợn và năm chén rượu, gạo và chút tiền âm, tiền dương. • Ảnh 06_Nhay_lua_Pa_Then_LP5A0476: Không chỉ giúp xua đi tà ma, quỷ dữ và cái lạnh lẽo của mùa đông, thần lửa mang lại sự may mắn, ấm no, hạnh phúc cho họ. • Ảnh 01_Nhay_lua_Pa_Then_LP5A0672: Một khung cảnh thiêng liêng: Các chàng trai Pà Thẻn như có được sức mạnh kỳ lạ khi có thể nhảy vào lửa, di chuyển trên than hồng với chân, tay trầnnhững đôi chân trần tung trong đống lửa, những chùm hoa lửa rực hồng rơi trên đất... Điều kỳ diệu là, sau lễ hội, tay chân hoàn toàn nguyên vẹn, không bị cháy bỏng hay xước sát gì. • Ảnh 05_Nhay_lua_Pa_Then_LP5A0586: Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn nay đã thành sản phẩm du lịch đặc thù thu hút khách. du lịch trong và ngoài nước. Maket_Layout: Nhay_lua_Pa_Then_Layout.jpg

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tiếp