Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Độc đáo Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn
ID: 597560
Tác giả: Nguyen Quy Hoai
Lời giới thiệu: Ngày 26/9/2023, Lễ hội nhảy lửa - một nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Pà Thẻn ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đó là Nghi lễ đón thần thánh xuống trần gian, phù hộ cho dân làng thêm sức khoẻ, đẩy lùi bệnh tật, mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt. Sau khi thầy cúng làm lễ gọi mời thần linh, những người đàn ông Pà Thẻn khỏe mạnh được chọn sẽ tham gia nhảy lửa trên đống than đỏ rực. Năm 2024, Lễ hội được tổ chức tại thôn Nà Nghè, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình. Chú thích ảnh: • Ảnh 02_Nhay_lua_Pa_Then_LP5A0240 / 03_Nhay_lua_Pa_Then_LP5A0143 / 04_Nhay_lua_Pa_Then_LP5A0167: Lễ vật cúng thần có chiếc đàn gõ, chiếc vòng lắc, bát hương, thủ lợn và năm chén rượu, gạo và chút tiền âm, tiền dương. • Ảnh 06_Nhay_lua_Pa_Then_LP5A0476: Không chỉ giúp xua đi tà ma, quỷ dữ và cái lạnh lẽo của mùa đông, thần lửa mang lại sự may mắn, ấm no, hạnh phúc cho họ. • Ảnh 01_Nhay_lua_Pa_Then_LP5A0672: Một khung cảnh thiêng liêng: Các chàng trai Pà Thẻn như có được sức mạnh kỳ lạ khi có thể nhảy vào lửa, di chuyển trên than hồng với chân, tay trầnnhững đôi chân trần tung trong đống lửa, những chùm hoa lửa rực hồng rơi trên đất... Điều kỳ diệu là, sau lễ hội, tay chân hoàn toàn nguyên vẹn, không bị cháy bỏng hay xước sát gì. • Ảnh 05_Nhay_lua_Pa_Then_LP5A0586: Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn nay đã thành sản phẩm du lịch đặc thù thu hút khách. du lịch trong và ngoài nước. Maket_Layout: Nhay_lua_Pa_Then_Layout.jpg

0 Votes


Tác phẩm: Rối chầu chùa Cổ Lễ
ID: 599650
Tác giả: Phạm Quốc Dũng
Lời giới thiệu: Múa Chầu rối là mô phỏng những sinh linh được Hoàng hậu nước Lương sinh ra bị ruồng bỏ được Đức Phật Như Lai độ trì và Đức Thánh Tổ cứu vớt. Các vẻ mặt của đầu rối có khóc, cười, trách móc. Có tất cả 9 đầu rối, mỗi nghệ nhân khi múa chầu tay dâng hai đầu rối, chân nhảy theo nhịp 5 bước viết lên chữ Khẩu. Khi chân nhảy theo nhịp thì tay dâng đầu rối được đưa vòng từ ngoài vào trước ngực. Có 3 động tác, mỗi động tác được thực hiện 3 hồi. Sau đó hai nghệ nhân chầu rối chuyển vị trí cho nhau tiếp tục thực hiện 3 hồi các động tác 1-2-3. Cuối cùng hai nghệ nhân giáp lưng xoay vòng thể hiện sự vui mừng biết ơn Đức Phật Như Lai độ trì và Đức Thánh Tổ cứu sinh. Mỗi cặp đôi nhảy chầu rối đều có các động tác và nhịp điệu giống nhau, đều thể hiện sự sung sướng, vui mừng khi được cứu sinh và được tắm mát trong dòng sông thanh tịnh của phép Phật nhiệm màu. Cùng với đó, múa ông Tràng thường là do Hội trưởng (anh trưởng) đảm nhận, như trên đã mô tả có 2 cặp đôi với 8 đầu Rối đã xuất hiện còn lại múa ông Tràng nghệ nhân nhảy Chầu một mình với 1 đầu Rối. Động tác chân nhảy vẫn theo nhịp 5 nhưng được thực hiện 5 lần động tác giống nhau vì chỉ có một đầu Rối lên tay dâng lên xuống trước ngực, nhịp điệu nhảy Ông Tràng chậm rãi khoan thai điềm tĩnh đúng với tác phong anh trưởng. Sau 5 lần nhảy Chầu thì Ông Tràng theo nhịp trống điều khiển tiến lên, dùng chân viết lên từng nét của các chữ nho: Đầu tiên là Chữ Vạn (Vạn Năng) biểu tượng của Nhà Phật, sau đó là Chữ Thánh cung Vạn Tuế - Thiên hạ Thái bình.

0 Votes


Tác phẩm: Sin Suối Hồ - nơi hạnh phúc khi đạo hòa đời
ID: 589298
Tác giả: Nguyễn Tất Sơn
Lời giới thiệu: Bản Sin Suối Hồ (xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) là nơi có 149 hộ gia đình đồng bào Mông với hơn 650 nhân khẩu, trong đó có hơn 500 người theo đạo Tin Lành. Đây là địa điểm du lịch hấp dẫn nhất của tỉnh Lai Châu. Năm 2023, tại diễn đàn Hội chợ Du lịch quốc tế ở Indonesia, điểm bản Sin Suối Hồ được vinh danh là điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn nhất ASEAN năm 2022. Nói đến sự đổi thay của Sin Suối Hồ nhiều người thường nhắc đến những cụm từ như: “kì tích Sin Suối Hồ”, “phép lạ Sin Suối Hồ”, hay “chuyện lạ ở bản nghiện Sin Suối Hồ”… bởi trước đây Sin Suối Hồ là bản đói nghèo, chuyên trồng cây thuốc phiện và khoảng hơn 90% dân bản là người nghiện. Thuốc phiện đã làm cuộc sống của người dân trở lên mờ mịt, đói rách, khốn khổ, bệnh tật và nhiều tệ nạn khác. Với những nỗ lực trong việc tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và đoàn kết vươn lên phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là trong việc đóng góp công sức xây dựng bản Sin Suối Hồ trở thành bản du lịch cộng đồng nổi tiếng nhất ASEAN, năm 2023 mục sư Hảng A Xà vinh dự là một trong 75 gương điển hình tiên tiến toàn quốc được Thủ tướng tặng bằng khen. Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, từ năm 2012, nhờ phong trào xây dựng nông thôn mới mà những con đường vào bản Sin Suối Hồ đã được đổ bê tông, các chuồng bò, chuồng lợn, nhà vệ sinh cũng được di dời ra xa nơi ở giúp cho những ngôi nhà của đồng bào dân tộc Mông trở nên gọn gàng, sạch sẽ và vệ sinh hơn trước, cùng với đó người dân còn phát triển thêm nghề trồng địa lan, đào, mận… để phát triển kinh tế nên bản làng giờ đây trông sạch đẹp, trù phú hơn xưa. Đáng chú ý, nhiều người dân trong bản còn đi học tập kiến thức về làm du lịch để mở mô hình du lịch cộng đồng, phục vụ phát triển kinh tế gia đình và du lịch ở địa phương. Với những nỗ lực không ngừng, năm 2015, UBND tỉnh Lai Châu đã công nhận bản Sin Suối Hồ là bản du lịch cộng đồng. Kể từ đây dân bản Sin Suối Hồ có thêm cơ sở và động lực để theo đuổi nghề làm du lịch và trồng địa lan để phát triển kinh tế, nhờ đó tính sơ qua mỗi năm tất cả các hộ làm mô hình này cũng thu về hàng tỉ đồng. Bản Sin Suối Hồ nói chung và điểm nhóm Tin Lành Sin Suối Hồ nói riêng trong thời gian qua đã được Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm. Điến hình như việc Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Tôn giáo tỉnh và chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện hướng dẫn người dân làm các thủ tục đăng kí sinh hoạt tôn giáo. Và vào những dịp lễ trọng của giáo dân, chính quyền các cấp luôn tới chúc mừng, khích lệ và động viên các tín hữu trong điểm nhóm./.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tiếp