Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: HÀ NỘI -- ĐẾN ĐỂ YÊU
ID: 600049
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Lời giới thiệu: Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2023 với chủ đề “Hà Nội - Đến để yêu” được tổ chức mới đây tại phố đi bộ Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng. Theo lãnh đạo Sở Du lịch Hà Nội, Hà Nội vốn được mệnh danh là mảnh đất trăm nghề, có khu phố cổ, có hệ thống di tích lịch sử cách mạng cùng kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú… Những vốn quý này đều chứa đựng rất nhiều chất liệu văn hóa, những câu chuyện hay để truyền tải một cách mạnh mẽ thông qua từng sản phẩm. Với khoảng 1.350 làng nghề, lớn nhất cả nước hiện nay, Hà Nội có nguồn tài nguyên phong phú và cơ hội lớn để phát triển ngành công nghiệp sản xuất quà tặng hấp dẫn, đa dạng, đầy bản sắc văn hóa và mang tính đặc trưng của Thủ đô. Chú thích ảnh bài: HÀ NỘI – ĐẾN ĐỂ YÊU 1. Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2023 là sự kiện được tổ chức thường niên nhằm thúc đẩy, hỗ trợ các nghệ nhân, làng nghề trong việc sản xuất các sản phẩm quà tặng phục vụ khách du lịch, đồng thời kết nối làng nghề, đơn vị sản xuất quà tặng với các đơn vị lữ hành, đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch để gia tăng mức tiêu thụ sản phẩm quà tặng góp phần phát triển kinh tế du lịch. 2. Lễ hội còn là dịp để tăng cường kết nối du lịch, văn hóa và con người từ các hoạt động có trong sự kiện, qua đó gia tăng nhu cầu đi và trải nghiệm, khuyến khích phát triển du lịch. 3. Các sản phẩm truyền thống mang đậm nét văn hóa được nhiều người dân đón nhận và yêu thích. 4. "Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2023" quy tụ nhiều điểm nhấn như: Lễ khai mạc diễn ra tối ngày 3 /11 tại cổng Công viên Thống Nhất; triển lãm ảnh "Hẹn Yêu Hà Nội"; chuỗi hoạt động mang đậm văn hoá, truyền thống Hà Nội, như trò chơi dân gian, ô ăn quan, nhảy sạp, cà kheo, diễu hành xích lô, biểu diễn trống hội, đặc biệt là màn trình diễn điệu múa cổ đất Thăng Long "con đĩ đánh bồng"… 5. Nhảy đồng diễn Tâm hồn Việt với thông điệp “ Hà Nội đến để yêu”. 6. Trình diễn đường phố đi cà kheo đầy sắc màu khiến cho đường phố thêm phần náo nhiệt. 7. Nón lá thể hiện sự gần gũi và thân thuộc là biểu trưng cho nền văn hóa Việt Nam, được trang trí thêm thông điệp “ Hà Nội đến để yêu”. 8. Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội, đã thu hút du khách trong nước và quốc tế đến tham quan và trải nghiệm. 9. Lễ hội đã nhận được nhiều phản hồi tích cực của du khách và nhân dân Thủ đô đối với chương trình.

1 Vote


Tác phẩm: Độc đáo Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn
ID: 597560
Tác giả: Nguyen Quy Hoai
Lời giới thiệu: Ngày 26/9/2023, Lễ hội nhảy lửa - một nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Pà Thẻn ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đó là Nghi lễ đón thần thánh xuống trần gian, phù hộ cho dân làng thêm sức khoẻ, đẩy lùi bệnh tật, mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt. Sau khi thầy cúng làm lễ gọi mời thần linh, những người đàn ông Pà Thẻn khỏe mạnh được chọn sẽ tham gia nhảy lửa trên đống than đỏ rực. Năm 2024, Lễ hội được tổ chức tại thôn Nà Nghè, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình. Chú thích ảnh: • Ảnh 02_Nhay_lua_Pa_Then_LP5A0240 / 03_Nhay_lua_Pa_Then_LP5A0143 / 04_Nhay_lua_Pa_Then_LP5A0167: Lễ vật cúng thần có chiếc đàn gõ, chiếc vòng lắc, bát hương, thủ lợn và năm chén rượu, gạo và chút tiền âm, tiền dương. • Ảnh 06_Nhay_lua_Pa_Then_LP5A0476: Không chỉ giúp xua đi tà ma, quỷ dữ và cái lạnh lẽo của mùa đông, thần lửa mang lại sự may mắn, ấm no, hạnh phúc cho họ. • Ảnh 01_Nhay_lua_Pa_Then_LP5A0672: Một khung cảnh thiêng liêng: Các chàng trai Pà Thẻn như có được sức mạnh kỳ lạ khi có thể nhảy vào lửa, di chuyển trên than hồng với chân, tay trầnnhững đôi chân trần tung trong đống lửa, những chùm hoa lửa rực hồng rơi trên đất... Điều kỳ diệu là, sau lễ hội, tay chân hoàn toàn nguyên vẹn, không bị cháy bỏng hay xước sát gì. • Ảnh 05_Nhay_lua_Pa_Then_LP5A0586: Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn nay đã thành sản phẩm du lịch đặc thù thu hút khách. du lịch trong và ngoài nước. Maket_Layout: Nhay_lua_Pa_Then_Layout.jpg

0 Votes


Tác phẩm: BỘI THU MÙA LƯỚI CÁ MAI CÁ TRÍCH
ID: 593442
Tác giả: Nguyễn Văn Khởi
Lời giới thiệu: Khi những cơn gió mùa Tây Nam mang theo hơi nước thổi vào đất liền báo hiệu mùa mưa đến cũng là lúc ngư dân đánh bắt gần bờ ở Bà Rịa - Vũng Tàu bước vào mùa đánh bắt cá mai - cá trích... Theo các ngư dân mùa cá mai, cá trích ở Bà Rịa Vũng Tàu kéo dài từ tháng 03 đến tháng 09 hàng năm, nhưng thời điểm rộ nhất là tháng 6, tháng 7 và tháng 8 âm lịch và ngư trường có cá mai, cá trích chỉ cách gần bờ khoảng 10 đến 12 hải lý. Vào thời gian này, chỉ mất khoảng 2-3 giờ mỗi chiếc thuyền với 3-4 lao động, có thể kéo được hàng trăm kg cá mai, cá trích, thuyền nào ít thì cũng được vài chục kg. Thời gian đánh bắt cá mai, cá trích thường từ khoảng 3 giờ sáng đến khi mặt trời nhô lên khỏi biển cũng là lúc đoàn thuyền vào bờ. Quang cảnh bãi biển trở nên nhộn nhịp, chỗ kéo thuyền, chỗ rũ lưới, nhặt cá, chỗ mua bán... Cá đánh bắt lên được bán tại chỗ cho khách du lịch và các thương lái. Khách du lịch ghé thăm TP. Vũng Tàu trong thời gian này hoặc các khu du lịch ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu như bãi biển Phước Hải (Đất Đỏ), bãi biển Bình Châu (Xuyên Mộc) hoặc Bãi Biển cạnh Dinh Cô (Long Hải), Bãi Sau và Bãi Trước TP Vũng Tàu ... du khách được thăm quan, trải nghiệm và hòa vào nhịp sống sinh hoạt của Ngư dân nơi đây cùng những tia nắng Ban Mai rực rỡ đón chào một ngày mới đang bắt đầu.

1 Vote


Tác phẩm: VƯỢT NẮNG THẮNG MƯA GẤP RÚT HOÀN THÀNH ĐƯỜNG DÂY 500KV MẠCH 3
ID: 592779
Tác giả: Lê Kinh Thăng
Lời giới thiệu: Dự án đường dây 500 KV mạch 3 được khởi công từ tháng 10/2023 trên suốt chiều dài 519 km, từ Quảng Trạch ( Quảng Bình) đến Phố Nối ( Hưng Yên), đi qua 211xã, phường của 43 huyện, thị thuộc địa bàn 9 tỉnh: Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương và Hưng Yên do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia ( EVNNPT) thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư, đến nay cơ bản đã hoàn thành. Thời gian qua, đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân đã làm việc trong điều kiện rất khó khăn, khắc nghiệt. Được chứng kiến một vài nơi xây dựng tuyến 500 kv mạch 3 rất khó khăn như Nam Đàn ( Nghệ An) gặp nhiều đồi núi và phải vượt sông......, hay tại trị cột số 299 thuộc Mỹ Hào Hưng Yên là nơi có vị trí thi công không kém phức tạp, hầu hết là ao hồ...Thời tiết hầu hết trên 40 độ, nhưng với tinh thần quyết tâm về đích sớm, đúng tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ anh em công nhân đã " Vượt nắng thắng mưa" miệt mài làm việc. Hy vọng toàn tuyến 500kv mạch 3 sẽ được "xông điện" đúng tiến độ.

0 Votes


Tác phẩm: Những chú "ong thợ" vượt nắng, thắng mưa dệt dải lụa cao tốc Bắc - Nam
ID: 608318
Tác giả: Trần Văn Huấn
Lời giới thiệu: Dự án đầu tư xây dựng cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017-2020 dài 652,9 km, được chia thành 11 dự án thành phần. Dự án trải dài trên 13 tỉnh, thực tế quá trình thực hiện phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc. Tuy nhiên, với tinh thần chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, trách nhiệm cao của các bộ ngành, nỗ lực của địa phương, nhà thầu, kỹ sư, công nhân, sự giúp đỡ của nhân dân có dự án đi qua. Đặc biệt Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhiều lần đi thị sát, đôn đốc, kiểm tra và xử lý những vướng mắc cũng như chỉ đạo công tác thi công với tinh thần "vượt nắng thắng mưa, ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, ý chí kiến cường, làm việc xuyên Tết, xuyên ngày nghỉ". Với niềm vui hạnh phúc được lao động, phục vụ trên công trình trọng điểm quốc gia, mong muốn vì một Việt Nam hùng cường, hàng chục nghìn cán bộ, chiến sĩ, kỹ sư, công nhân trên các công trường như những chú “ong thợ” chăm chỉ ngày đêm miệt mài, không quản nắng mưa, giá rét, điều kiện sinh hoạt khó khăn thiếu thốn đào hầm, phá đá, sẻ núi, đắp đường dệt lên tuyến đường cao tốc Bắc - Nam theo chiều dài đất nước góp phần rất lớn thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa xã hội.

0 Votes


Tác phẩm: Ngày Hội Toàn Dân Bảo Vệ An Ninh Tổ Quốc
ID: 596705
Tác giả: Nguyễn Nhất Tư
Lời giới thiệu: Tại Quảng Nam diễn ra nhiều phong trào Toàn Dân bảo vệ An Ninh Tổ Quốc. Một trong những hoạt động đó, có kỷ niệm ngày truyền thống lực lượng Công An Nhân Dân (19/8/1945- 19/8/2024). Tổ chức "Ngày Hội Toàn Dân Bảo Vệ An Ninh Tổ Quốc". Quảng Nam là địa phương có môn thể thao đua thuyền truyền thống được Bà Con Nhân Dân chọn lựa tham gia thể dục thể thao mỗi ngày, và được Chính Quyền quan tâm. Đua thuyền truyền thống là món ăn tinh thần của Bà Con Nhân Dân vùng sông nước Việt Nam với địa hình có nhiều sông suối và có bờ biển kéo dài. Giúp Nhân Dân rèn luyện được sức khoẻ phòng chống Tội Phạm, tệ nạn xã hội, xây dựng phong trào Toàn Dân bảo vệ an ninh Tổ Quốc. Bên cạnh đó tổ chức môn đua thuyền truyền thống còn có tác dụng giúp Nhân Dân vùng thiên tai, phòng chống lũ lụt hiệu quả. Gia tăng tinh thần đoàn kết Dân Tộc, tạo ra được nhiều niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống. Ngày nay trong những dịp kỷ niệm những ngày trọng đại của đất nước. Bộ môn đua thuyền truyền thống, được chọn để tổ chức cho Bà Con Nhân Dân tham gia vui chơi để quảng bá hình ảnh đẹp của đất nước Việt Nam.

0 Votes


Tác phẩm: Ngang trời rực rỡ
ID: 603365
Tác giả: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Lời giới thiệu: Ngang trời rực rỡ... ----------------------------------------------------------------------- Đồi Ba Quáng... Việt Nam ta được trời đất ban tặng cho biết bao khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp khiến bạn bè quốc tế phải say đắm trước vẻ đẹp của đất nước hình chữ S. Từ Bắc xuống Nam, mỗi một vùng miền đều mang trong mình những nét đẹp riêng biệt. Nếu miền Nam có vẻ đẹp của sông nước thì khi đi du lịch miền Bắc bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những đồi núi cao mênh mông. Và trong bài viết này, Ba Quáng (Vinh Quý) có view triệu đô tuyệt đẹp miền Bắc. Nhắc đến săn mây chắc hẳn du khách sẽ nghĩ ngay đến Đà Lạt. Nhưng chẳng cần đi Đà Lạt nữa, tại đồi cỏ Ba Quáng bạn cũng sẽ có cơ hội trải nghiệm thú vui săn mây, ngắm nhìn những đám mây trắng bồng bềnh trôi nhẹ lưng chừng đồi. Thời điểm để bạn có thể nhìn thấy mây nhiều là vào sáng sớm bình minh vừa ló rạng. Bạn có thể di chuyển đến đồi thông Vinh Quý nằm cạnh đồi cỏ cháy để có thể ngắm mây rõ hơn. Lúc này những tia nắng sớm chiếu xuyên qua những màn mây tạo nên một khung cảnh vô cùng thơ mộng, huyền ảo không thua gì thiên đường săn mây Đà Lạt. Ngựa và người Tày... Từ xa xưa, với người dân tộc Tày ở tỉnh ta, ngựa không chỉ gắn bó mật thiết trong đời sống mà còn đi vào tục ngữ mang giá trị giáo dục sâu sắc. Chuyện kể rằng, ở châu Tư Lang xưa (nay là huyện Trùng Khánh) có Thổ quan Hoàng Nghệ bắt được A Thai - Phó tướng quân Nguyên Mông đem dâng vua Trần (theo Đại Việt sử ký toàn thư quyển II, trang 62). Thổ quan Hoàng Nghệ có con ngựa trắng như tuyết rất đẹp, nhưng lại là con ngựa cái nên ai cũng chê cười vì quan cưỡi ngựa cái, trái với thời đó, các quan lại phải cưỡi ngựa đực to, đẹp. Nhưng con ngựa trắng của Hoàng Nghệ đẹp khác thường, tinh khôn, chỉ cần cưỡi lên lưng, nói nhỏ vào tai là nó tự biết đường đi không cần cầm cương điều khiển. Hiện nay cuộc sống hiện đại, ngựa không còn là “đầu cơ nghiệp” của đồng bào vùng cao, nhưng tại các bản làng vùng cao người Tày, Nùng vẫn duy trì nuôi ngựa. Bởi với đồng bào, ngựa là con vật quan trọng trong đời sống sinh hoạt và sản xuất. Ngựa theo chân người xuống núi, chở nông sản xuống các phiên chợ để trao đổi. Tại một số diểm, khu du lịch, ngựa được sử dụng để du khách trải nghiệm, trở thành một dịch vụ du lịch khá hấp dẫn.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tiếp