Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Lễ cúng tầng khô của đồng bào Chăm Bà Ni
ID: 590194
Tác giả: Nguyễn Văn Anh
Lời giới thiệu: Lễ cúng tầng khô của đồng bào Chăm Bà Ni là lễ cúng người thân của gia đình chết được một khoảng thời gian nhất định. Khi chết, vì lý do nào đó như bệnh truyền nhiễm, thời gian bị Covid, các vị chức sắc đang trong thời gian tháng chay niệm trong thánh đường, hoặc vì lúc đó gia cảnh khó khăn, tử trận chiến tranh … thì các vị tu sĩ đồng ý cho “chôn tạm”, sau một thời gian rồi làm đám tang chính thức đúng nghi thức cúng lễ. Khi làm lễ cúng tầng khô, bà con giết trâu cúng, làm nhà hành lễ ở nhà, các vị tu sĩ ra mộ làm lễ cúng và về nhà làm lễ đọc kinh cầu nguyện cho người chết. Khi ra mộ cúng, các vị tu sĩ (Po Acar) ngồi xung quanh mộ người mất đọc kinh cầu nguyện, người thân ngồi xung quanh lạy. Đồ cúng ngoài thức ăn, ta thấy rất nhiều đồ dùng sinh hoạt hằng ngày của người sống như : võng, quạt, va li, tủ lạnh, chiếu, chăn, quần áo, xe đạp, xe máy, giỏ xách, gối v.v… Tuy nhiên, sau khi hơ nóng lễ vật (theo tâm linh là để cho người mất thụ hưởng) xong rồi bà con đem về xài lại. Ngoài ra, lễ cúng tầng khô có trường hợp được xem như một lễ tạ ơn, vì khi trước người thân người chết, gia đình nghèo túng không cúng lớn, đến nay họ làm ăn khấm khá, thành đạt thì gia đình làm lễ cúng tầng khô lớn, giết nhiều trâu đãi dân làng. Đây là một nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Chăm Bà ni.

0 Votes


Tác phẩm: Văn hoá truyền thống của cộng đồng dân tộc vùng Tây Nguyên khoe sắc
ID: 607950
Tác giả: Trần Văn Huấn
Lời giới thiệu: Bộ ảnh được thực hiện tại Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I diễn ra từ ngày 29.11 đến 1.12.2023 tại thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Bộ ảnh thể hiện sinh động, chân thức và toàn diện nét văn hoá truyền thống đặc sắc của các dân tộc bản địa sinh sống lâu đời trên đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ. Các sinh hoạt hàng ngày, lễ hội truyền thống, truyền dạy di sản văn hóa cho các thế hệ trẻ, bảo tồn nghề truyền thống, giới thiệu ẩm thực phong phú luôn được cộng đồng các dân tộc bảo tồn, dìn giữ và phát huy, là điểm nhấn để gắn kết cộng đồng, mang đến những trải nghiệm phong phú về đời văn hóa tinh thần, thu hút du khách đến khám phá, trải nghiệm, được hoà mình vào với không gian của lễ hội. Ngày hội được đón Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã đến dự, ân cần thăm hỏi, động viên, giao lưu với các nghệ nhân tham gia Ngày hội. Thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong việc bảo tồn, dìn giữ và phát huy bản săc, giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc, đời sống tinh thần của người dân.

1 Vote


Tác phẩm: TUOR ĐÊM VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM “TINH HOA ĐẠO HỌC”
ID: 600061
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Lời giới thiệu: Chương trình trải nghiệm đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám với chủ đề "Tinh hoa đạo học"sẽ chính thức phục vụ khách tham quan từ 19 giờ - 22 giờ, bắt đầu từ ngày 1/11/2023. Tour đêm Văn Miếu – Quốc Tử Giám mang đến cho du khách những trải nghiệm mới, khác biệt so với việc tham quan di tích ban ngày. Cả không gian di tích được thay đổi bởi hệ thống ánh sáng và công nghệ 3D Mapping tạo nên một diện mạo mới, lung linh, huyền ảo và mang lại nhiều cảm xúc cho khách. Những công trình đặc trưng của di tích như Khuê Văn Các, vườn bia Tiến sỹ, giếng Thiên Quang, khu Bái đường… được khai thác hiệu quả trong việc chuyển tải những giá trị, ý nghĩa của đạo học. Khu vực Khuê Văn Các cũng sẽ trở thành nơi trình diễn âm nhạc truyền thống. Đặc biệt, show trình chiếu Mapping 3D theo chủ đề “Tinh hoa đạo học” tại khu Thái học giúp cho khách tham quan khám phá những giá trị tinh túy nhất trong đạo học của người Việt. Tất cả cùng hòa quyện tạo nên một bữa tiệc của ánh sáng, âm thanh và cảm xúc. Theo Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu cho biết, công nghệ trình chiếu mapping 3D không làm ảnh hưởng tới không gian trên mái nhà sân Thái học hay cảnh quan Văn Miếu nhưng làm nổi bật lên vẻ đẹp kiến trúc, truyền tải những giá trị văn hóa, lịch sử quý giá. Theo chuyên gia nghiên cứu về lịch sử, Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện có hai chức năng kép, vừa là khu di tích, vừa là trung tâm đổi mới sáng tạo của Hà Nội. Văn Miếu - Quốc Tử Giám xuất hiện đầy ấn tượng trong mắt du khách nhờ sự đổi mới, sáng tạo, tận dụng thế mạnh của công nghệ số. Đây là một mô hình hợp tác hiệu quả giữa những nhà làm công nghệ và những nhà làm di sản văn hóa, là điển hình trong hợp tác công tư. Chú thích ảnh bài: Tour đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám "Tinh hoa đạo học", giá vé, thời gian, địa điểm 1. Mong muốn mang đến cho khách tham quan một diện mạo mới hoàn toàn của khu di tích, tạo nên những trải nghiệm mới, những cảm xúc khác biệt so với các nội dung tham quan và khám phá ban ngày, Chương trình trải nghiệm đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám với chủ đề "Tinh hoa đạo học" sẽ chính thức phục vụ khách tham quan từ 19 giờ - 22 giờ, bắt đầu từ ngày 1/11/2023. 2. Chương trình Trải nghiệm đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, mọi di tích kiến trúc và không gian di sản đều trở nên ấn tượng hơn, lung linh hơn thường ngày, song vẫn giữ được nét thâm trầm, tinh tế. 3. Nhằm phát huy giá trị di sản,một sản phẩm du lịch có sự ứng dụng công nghệ hiện đại khoa học và nghệ thuật đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng và du khách. 4. Các hạng mục đều mở ra một không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám vừa quen, vừa lạ. 5. Bốn từ “Tinh Hoa Đạo Học” xếp thành hàng dọc thể hiện thông điệp rằng trục đường chính dẫn vào Văn Miếu - Quốc Tử Giám chính là con đường dẫn đến tinh hoa đạo học của người Việt. 6. Viền quanh thành giếng là một dải đèn led với hai gam màu trang nhã in bóng xuống mặt nước tạo nên những cảm xúc vô cùng đặc biệt nổi bật hình ảnh đôi cá chép chầu bình móc. 7. Khu Đại thành hay còn gọi là khu Bái đường là không gian trưng bày Quốc Tử Giám - ngôi trường đầu tiên của nền quốc học Việt Nam. Lịch sử hình thành và phát triển của cái nôi đào tạo nhân tài cho đất nước trong suốt gần 800 năm dưới thời phong kiến được thể hiện với phong cách thiết kế mang hơi thở đương đại, in đậm dấu ấn của các giá trị truyền thống đã rèn đúc nên hàng ngàn danh nhân cho đất Việt. 8. Điểm nhấn của tour đêm nằm ở phần sân Thái Học là Show 3D mapping “Tinh hoa đạo học” lấy cảm hứng từ những yếu tố đặc thù tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Mặt tiền của nhà Tiền đường trên sân Thái học biến thành một màn hình khổng lồ giúp cho khách tham quan khám phá những giá trị tinh túy nhất trong đạo học của người Việt. 9. Các hình thức trải nghiệm, tương tác hứa hẹn mang đến cho khách tham quan những cảm xúc đặc biệt như: Học với thầy đồ, tập làm nho sinh, tham quan trưng bày, trải nghiệm thực tế ảo Viết chữ. 10. Các hạng mục được chăm chút một cách tỉ mỉ mang lại cho khách tham quan một buổi tối khám phá trọn vẹn những giá trị đặc trưng không chỉ của riêng khu di tích quốc gia đặc biệt này mà còn cảm nhận được những giá trị nền tảng của đạo học Việt Nam.

1 Vote


Tác phẩm: Rối chầu chùa Cổ Lễ
ID: 599650
Tác giả: Phạm Quốc Dũng
Lời giới thiệu: Múa Chầu rối là mô phỏng những sinh linh được Hoàng hậu nước Lương sinh ra bị ruồng bỏ được Đức Phật Như Lai độ trì và Đức Thánh Tổ cứu vớt. Các vẻ mặt của đầu rối có khóc, cười, trách móc. Có tất cả 9 đầu rối, mỗi nghệ nhân khi múa chầu tay dâng hai đầu rối, chân nhảy theo nhịp 5 bước viết lên chữ Khẩu. Khi chân nhảy theo nhịp thì tay dâng đầu rối được đưa vòng từ ngoài vào trước ngực. Có 3 động tác, mỗi động tác được thực hiện 3 hồi. Sau đó hai nghệ nhân chầu rối chuyển vị trí cho nhau tiếp tục thực hiện 3 hồi các động tác 1-2-3. Cuối cùng hai nghệ nhân giáp lưng xoay vòng thể hiện sự vui mừng biết ơn Đức Phật Như Lai độ trì và Đức Thánh Tổ cứu sinh. Mỗi cặp đôi nhảy chầu rối đều có các động tác và nhịp điệu giống nhau, đều thể hiện sự sung sướng, vui mừng khi được cứu sinh và được tắm mát trong dòng sông thanh tịnh của phép Phật nhiệm màu. Cùng với đó, múa ông Tràng thường là do Hội trưởng (anh trưởng) đảm nhận, như trên đã mô tả có 2 cặp đôi với 8 đầu Rối đã xuất hiện còn lại múa ông Tràng nghệ nhân nhảy Chầu một mình với 1 đầu Rối. Động tác chân nhảy vẫn theo nhịp 5 nhưng được thực hiện 5 lần động tác giống nhau vì chỉ có một đầu Rối lên tay dâng lên xuống trước ngực, nhịp điệu nhảy Ông Tràng chậm rãi khoan thai điềm tĩnh đúng với tác phong anh trưởng. Sau 5 lần nhảy Chầu thì Ông Tràng theo nhịp trống điều khiển tiến lên, dùng chân viết lên từng nét của các chữ nho: Đầu tiên là Chữ Vạn (Vạn Năng) biểu tượng của Nhà Phật, sau đó là Chữ Thánh cung Vạn Tuế - Thiên hạ Thái bình.

0 Votes


Tác phẩm: F1H2O Bình Định-Việt Nam tự hào hình ảnh cờ đỏ sao vàng
ID: 597131
Tác giả: Nguyễn Phước Hoài
Lời giới thiệu: Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức giải đua thuyền máy nhà nghề quốc tế UIM F1H2O với quy mô quốc tế tại đầm Thị Nại, Quy Nhơn, Bình Định từ ngày 29 đến 31/3 . Tại chặng đua ở Bình Định sẽ có 9 đội đua với 19 tay đua đăng ký tham gia .Chặng đua ở Bình Định không chỉ có ý nghĩa mở màn cho giải đua có mặt tại Việt Nam mà còn mang nhiều ý nghĩa lớn hơn. Trong đó, lần đầu tiên Việt Nam có đội đua tham gia giải mang tên Bình Định - Việt Nam với 2 chiếc thuyền máy mang bản sắc đất nước Việt Nam với hình ảnh cờ đỏ sao vàng . Thuyền máy F1H2O lấy hình ảnh cờ Việt Nam làm chủ đạo, toàn bộ con thuyền được phủ lên một màu đỏ rực rỡ với hình ảnh ngôi sao năm cánh ngay chính giữa mũi thuyền. Qua đó giúp dễ dàng nhận diện đội chủ nhà trên đường đua, hứa hẹn sẽ mang lại nhiều cảm xúc và tự hào cho toàn thể cổ động viên đội đua của Việt Nam chúng ta. Những chiếc thuyền máy F1H2O Việt Nam với sẽ tiếp tục thi đấu ở các chặng đua trên nhiều quốc gia trên thế giới. Dưới sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả, tay đua Jonas Andersson về nhì ở chặng này nhưng trên bảng xếp hạng chung cuộc đội Bình Định - Việt Nam vẫn dẫn đầu với tổng điểm 72 điểm .

0 Votes


Tác phẩm: lễ Phong phẩm Phó cả sư (Lễ Pok Tapah)
ID: 590169
Tác giả: Nguyễn Văn Anh
Lời giới thiệu: Đây là những hình ảnh Lễ Pok Tapah (Phong phẩm Phó Cả sư) của sư cả chức sắc Huỳnh Cạn thôn Phan Hiệp - huyện Bắc Bình, nghi lễ này ghi nhận một bước trưởng thành của một tu sĩ người Chăm Bà-la-môn giáo. Đây là một nghi lễ phong phú, nhiều màu sắc rực rỡ. Có rất nhiều nghi thức được thực hiện trong nhiều ngày, quy tụ nhiều con người để làm nên một cuộc lễ. Và cũng thật khó để chụp lại những hình ảnh này. Trải qua nhiều năm tháng, nhiều biến động thăng trầm trong lịch sử, cùng với những tác động bất lợi của các nền văn hóa khác trong cuộc sống hiện tại, nhưng họ âm thầm, miệt mài gìn giữ màu sắc của tổ tiên, hình như (theo tôi) không sót một ly nào. Nhìn những hình ảnh bạn sẽ thấy rõ những nghi lễ của họ thật độc đáo, đầy bản sắc dân tộc Chăm và có nhiều nét nghệ thuật trong đó nữa. Ai chứng kiến những nghi lễ của họ, mới hiểu được chiều sâu, cũng như nội lực của nền văn hóa Chămpa. Cũng phải nói thêm rằng, để duy trì nền tảng văn hóa tổ tiên để lại, mọi người cũng phải ghi nhận sự gánh chịu của đồng bào, tuy rằng cuộc sống của họ vẫn còn nghèo khó. Mình tin rằng văn hóa Champa sẽ trường tồn theo năm tháng, cũng giống như những ngôi tháp Chăm đẹp đẽ và cổ kính kéo dài từ Quảng bình đến Phú Hài – Phan Thiết vậy. Những ngôi tháp Chăm sừng sững, hiên ngang giữa bầu trời đã chứng minh rõ nét nhất cho sự bất diệt của nền văn hóa Champa.

0 Votes


Tác phẩm: Một thời hồn nhiên
ID: 592280
Tác giả: Đội Truyền thông - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
Lời giới thiệu: Nhớ chiều nào tung tăng bên cánh đồng bát ngát trào dâng, ôi nhớ lắm cái vẻ mộc mạc, bình dị của thôn quê, nhớ lắm cái màu vàng úa của mùa lúa chín vàng nuôi ta khôn lớn, nhớ lắm cái bọn trẻ thơ ngày ấy tíu tít, vi vu cùng cánh diều năm nào. Ta nói, tiếng cười, tiếng hò reo của bọn trẻ vang lên rộn ràng khắp cánh đồng, làm tan biến những mệt mỏi và lo toan trong cuộc sống. Những đứa trẻ hồn nhiên, tay nắm chặt dây diều, mắt hướng lên bầu trời với niềm hân hoan. Đối với người trưởng thành, cánh diều có thể đơn thuần là một trò chơi, nhưng với bọn trẻ lúc bấy giờ đó là biểu tượng của sự tự do, sự khát khao để vươn lên trong cuộc sống. Remembering carefree afternoons in the vast fields, oh how we miss the simplicity and rustic charm of the countryside, the golden hue of ripe rice fields that raised us, and the children who used to play joyfully with their kites. The sound of their laughter and cheers echoed across the fields, melting away the fatigue and worries of life. These innocent children, holding the kite strings tightly, eyes fixed on the sky with joy. For adults, kites might just be a game, but for children back then, it symbolized freedom and the aspiration to rise in life.

3 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tiếp