Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Hành trình mới
ID: 605903
Tác giả: Huỳnh Lưu Bảo Trân
Lời giới thiệu: Thời khắc tốt nghiệp lớp 12 thật vô cùng quý giá. Thời khắc ấy, chắc hẳn niềm hạnh phúc sẽ dâng trào trong lòng của mỗi một bạn học sinh. Hạnh phúc vì những nổ lực miệt mài của 12 năm đèn sách cũng đã được đền đáp, chúng ta đã tốt nghiệp phổ thông. Hạnh phúc vì từ đây sẽ bắt đầu hành trình mới, đến với cánh cổng đại học để bồi đắp hành trang 4 năm chuẩn bị bước vào đời. Chặn đường mới này, chúng ta sẽ đi trên chính đôi chân của mình, tự chúng ta nuôi sống bản thân, nỗi lo cơm áo gạo tiền để nuôi nấng chúng nên người sẽ không còn đè lên vai của bố mẹ nữa mà chính chúng ta sẽ quay trở lại phụ giúp gia đình. Niềm hạnh phúc ấy không chỉ của riêng mỗi đứa học sinh mà còn là niềm hạnh phúc của bậc phụ huynh, bởi niềm vui của con chính là niềm hạnh phúc lớn nhất của bố mẹ. Và khi đã làm bố mẹ thì mọi điều mà họ chỉ vì mục tiêu lớn nhất là chăm sóc và dạy dỗ con, giúp con từng bước trưởng thành và khôn lớn. Hơn thế nữa, niềm hạnh phúc ấy còn là niềm hạnh phúc của cả một đất nước, học vấn của chúng ta không chỉ nuôi sống bản thân, gia đình, mà còn giúp ích cho xã hội, chúng ta đem kiến thức ấy phục vụ cho đất nước, cho sự phát triển phồn vinh của dân tộc.

1 Vote


Tác phẩm: NỤ CƯỜI CỦA EM
ID: 35778
Tác giả: Phạm Thị Cẩm Ly
Lời giới thiệu: Chụp được bức hình này cũng là một điều may mắn với tôi, bắt được khoảnh khắc của cô bé bán vé số tươi cười khi được nhận quà từ quán cà phê. Em vui khi nhận được món quà mà chưa bao giờ được, ước ao một lần được cầm trên tay một bông hoa xinh xắn có ly trà sữa kế bên. Em bé trông khoảng tám, chín tuổi với dáng vẻ mảnh khảnh, với làn da đen nhẻm. Em mặc chiếc thun hồng có vẻ đã qua sử dụng nhiều lần. Khuôn mặt của em lúc nào cũng tươi vui, đôi mắt sáng với một chút sự thông minh. Chụp xong cho em, tôi có tâm sự với em một số chuyện. Tôi hỏi em:”Em có đi học không?”. Em bảo:”Em có, nhưng không trong trường”. Tôi thắc mắc liền hỏi:”Vậy em đi học ở đâu ha?”. Em tươi cười với tôi và trả lời lại:”Em học ở nhà dòng và được các sơ dạy miễn phí”. Nghe xong tôi lặng người khoảng 2 - 3 phút, tôi không như em, tôi được đến trường, có bạn có bè, học xong là vội vàng đi về nằm chơi chờ đến giờ cơm thôi. Trái hoàn toàn với em bé đó, em chỉ đến nhà dòng, ít bạn bè, ít sự quan tâm, học xong là vội vã đi bán vé số kiếm tiền về cho mẹ. Em bé phải đi khắp quán mời mọi người mua vé số, 1 ngày em cầm khoảng 200 tờ vé 1 tờ vé số chỉ lời được 2 -3 ngàn đồng thôi. Em luôn muốn bán xong rồi về sớm, em mong sẽ được dùng tiền mua đồ chơi, mua đồ ăn vặt mà em thích, nhưng cuộc đời của em không cho phép. Em phải bươn chải, cạnh tranh bán từng tờ từng tờ một, gom góp để phụ mẹ kiếm tiền nuôi sống gia đình. Hôm 1/6 tui may mắn gặp em, tặng em 1 giỏ hoa kèm ly trà sữa và chụp cho em 1 bức hình ưng ý như vậy, mong sao trong tương lai em sẽ góp ích sức nhỏ nhoi của mình để cải thiện cuộc sống hơn. Mong rằng cuộc sống sẽ đối xử với em nhẹ nhàng hơn một phần nào đó. Tôi thương em vì nụ cười đó, nụ cười hồn nhiên của một đứa trẻ lên 8 lên 9, nụ cười của 1 đứa trẻ phải va chạm vào đời. Tôi cảm thấy lòng mình tràn đầy niềm vui và sự hạnh phúc khi thấy em bé tươi tắn hẳn do chính tôi chụp được. Rồi em nói với tôi: “Em cảm ơn chị nhiều lắm, quà xinh lắm ạ hihi”, câu nói của em đã khiến em cảm thấy xúc động và xém bật khóc. Mong sao cho em sẽ có cuộc sống tốt hơn bây giờ, được vui chơi, được học hành đàng hoàng, có bạn bè vui đùa. Thương em!

4 Votes


Tác phẩm: NHỮNG CHIẾN BINH KHIẾM THỊ CÂU LẠC BỘ CHẠY BLIND RUNNER
ID: 600015
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Lời giới thiệu: Vũ Tiến Mạnh đã thành lập CLB chạy cho người khiếm thị mang tên “Blind Runner”, với mong muốn không chỉ tạo ra một sân chơi thể thao mà còn là nơi giúp người khiếm thị có cơ hội vun đắp niềm vui sống. Vũ Tiến Mạnh (24 tuổi, Phú Thọ) là vận động viên chạy bộ chuyên nghiệp, tại ASEAN Para Games 12 diễn ra ở Campuchia, Mạnh đem về cho đoàn Việt Nam 3 huy chương bạc các nội dung 800m, 1.500m và tiếp sức. Nhận thấy nhiều người khiếm thị có mong muốn chạy bộ nhưng không có điều kiện, Vũ Tiến Mạnh đã thành lập CLB chạy cho người khiếm thị mang tên “Blind Runner”, với mong muốn không chỉ tạo ra một sân chơi thể thao mà còn là nơi giúp những người khiếm thị có cơ hội được giao lưu, vun đắp niềm vui sống. Chú thích ảnh bài: NHỮNG CHIẾN BINH KHIẾM THỊ CÂU LẠC BỘ CHẠY BLIND RUNNER 1. CLB Blind Runners không chỉ là nơi luyện tập, giao lưu thỏa sức đam mê chạy bộ mà còn tiếp thêm động lực giúp người khiếm thị chinh phục bản thân, vượt thoát khỏi cộng đồng khiếm thị, tự tin hòa nhập, giao tiếp với mọi người. 2. Với mong muốn phá bỏ rào cản định kiến xã hội về người khiếm thị, Blind Runners đã hoạt động như một ngôi nhà thực thụ, nơi không còn khoảng cách giữa các thành viên. 3. CLB Blind Runners của Tiến Mạnh và các cộng sự lấy khẩu hiệu “không gì là không thể”.Đến nay, CLB đã lên tới 30 thành viên, chia làm 2 nhóm mới tham gia và chạy đã lâu. Các nhóm này tập luyện theo chương trình giáo án do Mạnh soạn thảo. 4. Không còn đôi mắt, việc chạy bộ của những người khiếm thị có nhiều điểm đặc biệt. Mỗi người sẽ có một bạn đồng hành mắt sáng để dẫn đường. Các cặp chạy sẽ được kết nối bằng một sợi dây ở tay. 5. Thông qua sợi dây này, chân chạy khiếm thị sẽ kiểm soát được tốc độ theo người dẫn đường cũng như điều hướng cho phù hợp với đường chạy. 6. “Chạy trong bóng tối, đôi tai của người khiếm thị sẽ hoạt động 200% công suất. Chúng tôi sẽ lắng nghe guồng chân của các chân chạy khác để điều chỉnh guồng chân của mình. Bên cạnh đó, đôi tai cũng thay đôi mắt nắm bắt các thông tin quan trọng khác qua âm báo trên đồng hồ chạy hoặc trao đổi của người dẫn đường”, anh Mạnh chia sẻ. 7. Cứ mỗi sáng chủ nhật, ở công viên Bách Thảo (TP. Hà Nội), anh Vũ Tiến Mạnh và những người bạn của mình lại bắt đầu khởi động, luyện tập tại đây. 8. Sau thời gian tập luyện đến nay, gần như tất cả thành viên trong câu lạc bộ đều đã có thể chạy 10km trở lên. Điều đặc biệt với họ, không chỉ là quãng đường chạy được, mà còn đầy ắp sự tự tin, lạc quan. 9. “Ban đầu tôi chỉ chạy được 50m, sau đó cự ly tăng lên được 100m. Thành tích cứ nhích dần và đến hiện tại tôi đã chạy được 10km. Chạy giúp sức khỏe của tôi được cải thiện và hơn cả tôi được gặp, giao lưu với những người giống mình”, anh Hồ Minh Quang, Thành viên câu lạc bộ Blind Runner chia sẻ. 10. Với thông điệp “Không bỏ cuộc, tin vào chính mình, câu lạc bộ chạy cho người khiếm thị Blind Runner đang từng ngày lan tỏa những giá trị sống tích cực, lạc quan đến cộng đồng người yếu thế trong xã hội, giúp họ rèn luyện thể chất khoẻ mạnh, xây dựng lối sống lành mạnh, vui vẻ.

0 Votes


Tác phẩm: Người thổi hồn vào tò he
ID: 599983
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Lời giới thiệu: Tò he là đồ chơi dân gian thuần chất thôn quê đã đi vào đời sống tinh thần của biết bao thế hệ người dân đất Việt. Theo những người còn lưu giữ nghề tại làng Xuân La, nghề nặn tò he xuất hiện khoảng 400-500 năm trước.Trước đây, nặn tò he là một nét văn hoá dân gian ở các vùng quê Việt Nam, đặc biệt là Bắc Bộ. Ban đầu, tò he là sản phẩm để cúng lễ nên thường có hình thù các con vật. Cũng vì thế mà tò he trước đây còn có tên gọi khác là "đồ chơi chim cò". Chú thích ảnh bài: NGƯỜI THỔI HỒN VÀO TÒ HE 1. Nghệ nhân Đặng Văn Hậu, thôn Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội đã dành hơn 20 năm để học hỏi, nghiên cứu và cải tiến các sản phẩm tò he. 2. Nguyên liệu làm tò he là gạo nếp, gạo tẻ đem trộn đều, ngâm nước, sau đó đem xay hoặc giã thành bột; gạo nếp thì dễ làm và chất lượng sản phẩm tốt hơn. Bột thành phẩm được nhào kỹ đến khi không dính tay rồi mới nắm thành những nắm nhỏ, đem luộc chín. Nghệ nhân tò he Đặng Văn Hậu ở thôn Xuân La cho biết, quan trọng là kỹ thuật luộc bột và làm bột phải theo thời tiết. Mùa đông thì làm bột dẻo hơn mùa hè. 3. Nghệ nhân nặn tò he sẽ đem "đấu" màu và nặn hình. Màu sắc dùng để nhuộm bột cũng lấy từ nước màu có nguồn gốc thiên nhiên, từ các loại lá cây, rau củ ăn được. Chẳng hạn như màu đỏ từ quả gấc, màu đen từ cây nhọ nồi, màu xanh từ lá trầu không, lá riềng. Cần phải qua nhiều công đoạn công phu, đặc biệt khâu làm bột, thì mới làm ra được sản phẩm tò he bóng mượt và màu sắc tươi đẹp. 4. Không chỉ giữ lửa nghề truyền thống của làng tò he Xuân La, với tài năng và niềm đam mê, nghệ nhân trẻ Đặng Văn Hậu còn đưa nghề nặn những con giống bằng bột đến với đông đảo người dân và du khách trong và ngoài nước. 5. Đối với trẻ em cũng như người lớn, trong nước và quốc tế thì mọi người có thể giữ gìn những món đồ chơi đấy trong khoảng thời gian rất dài, có thể tồn tại được đến 3 năm và đồng thời là nghệ nhân Đặng Văn Hậu cũng đang tạo ra một bộ kit tò he. Đó là một bộ mà có thể tham gia vào quá trình tạo ra các sản phẩm đó và từ đó là sẽ kích thích sự sáng tạo của những người chơi, đặc biệt là trẻ em.” 6. Một số vùng tại miền Bắc, người ta còn gọi là "con bánh" vì bên cạnh hình thù các con vật, người ta còn nặn bột thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi... tạo thành mâm cỗ để đi chùa dâng cúng. Về sau, sản phẩm được gắn vào một chiếc kèn ống, ở đầu kèn có quét chút mạch nha, khi thổi phát ra âm thanh "tò te" thế nên có lẽ người ta gọi là "tò te", sau này nói trại thành "tò he".

1 Vote


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tiếp