Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: DI TÍCH LỊCH SỬ NHÀ LAO TÂN HIỆP
ID: 596716
Tác giả: LUUVANHIEP
Lời giới thiệu: Nhà lao Tân Hiệp hay còn gọi là “Trung tâm huấn chính” hoặc “Trung tâm cải huấn” tọa lạc trên Quốc lộ 1, phường Tân Tiến, Biên Hoà (Đồng Nai), là một trong sáu nhà tù lớn nhất miền Nam Việt Nam và là nhà tù lớn nhất Đông Nam Bộ, được xây dựng ở vị trí quân sự quan trọng, án ngữ phía Đông Bắc Biên Hòa. Phía trước là quốc lộ 1; phía sau là đường xe lửa Bắc - Nam. Đây là vị trí biệt lập, thuận tiện trong giao thông , dễ dàng cho việc bảo vệ, canh gác, nhận tù từ nơi khác đến và chuyển tù đi Côn Đảo, Phú Quốc. Di tích như một chứng tích điển hình về tội ác của hai cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cùng chính quyền tay sai đối với dân tộc Việt Nam chúng ta. Nơi đây là một “chiến trường không ranh giới” mà người chiến sĩ cách mạng không vũ khí, không một tấc sắt trong tay, hàng ngày, hàng giờ phải đương đầu đối phó, chiến đấu vô cùng ác liệt dưới bàn tay tàn bạo của kẻ thù với biết bao tấm gương anh dũng, bất khuất kiên cường, giữ vững khí tiết, giữ trọn niềm tin với Đảng, trung thành với Tổ quốc cho dù địch tra tấn, giam cầm đến chết. Di tích là “địa chỉ đỏ” để thế hệ trẻ, những người dân trong và ngoài địa phương đến tham quan trong những dịp về nguồn. Tham quan di tích lịch sử nhà tù Tân Hiệp có lẽ ai cũng bồi hồi xúc động trước những mất mát, hy sinh lớn lao vượt sức tưởng tượng và chịu đựng của con người. Mỗi hiện vật được lưu giữ, trưng bày không chỉ là một số phận, một chứng tích tội ác của thực dân – đế quốc mà còn âm vang những trang sử hào hùng của cuộc đấu tranh trong tù, tỏa sáng chủ nghĩa nhân văn và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Nhà lao Tân Hiệp đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 2754/QĐ-BT ngày 15/10/1994, là một điểm du lịch về nguồn cho thế hệ trẻ tham quan tìm hiểu lịch sử.

0 Votes


Tác phẩm: Người thổi hồn vào tò he
ID: 599983
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Lời giới thiệu: Tò he là đồ chơi dân gian thuần chất thôn quê đã đi vào đời sống tinh thần của biết bao thế hệ người dân đất Việt. Theo những người còn lưu giữ nghề tại làng Xuân La, nghề nặn tò he xuất hiện khoảng 400-500 năm trước.Trước đây, nặn tò he là một nét văn hoá dân gian ở các vùng quê Việt Nam, đặc biệt là Bắc Bộ. Ban đầu, tò he là sản phẩm để cúng lễ nên thường có hình thù các con vật. Cũng vì thế mà tò he trước đây còn có tên gọi khác là "đồ chơi chim cò". Chú thích ảnh bài: NGƯỜI THỔI HỒN VÀO TÒ HE 1. Nghệ nhân Đặng Văn Hậu, thôn Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội đã dành hơn 20 năm để học hỏi, nghiên cứu và cải tiến các sản phẩm tò he. 2. Nguyên liệu làm tò he là gạo nếp, gạo tẻ đem trộn đều, ngâm nước, sau đó đem xay hoặc giã thành bột; gạo nếp thì dễ làm và chất lượng sản phẩm tốt hơn. Bột thành phẩm được nhào kỹ đến khi không dính tay rồi mới nắm thành những nắm nhỏ, đem luộc chín. Nghệ nhân tò he Đặng Văn Hậu ở thôn Xuân La cho biết, quan trọng là kỹ thuật luộc bột và làm bột phải theo thời tiết. Mùa đông thì làm bột dẻo hơn mùa hè. 3. Nghệ nhân nặn tò he sẽ đem "đấu" màu và nặn hình. Màu sắc dùng để nhuộm bột cũng lấy từ nước màu có nguồn gốc thiên nhiên, từ các loại lá cây, rau củ ăn được. Chẳng hạn như màu đỏ từ quả gấc, màu đen từ cây nhọ nồi, màu xanh từ lá trầu không, lá riềng. Cần phải qua nhiều công đoạn công phu, đặc biệt khâu làm bột, thì mới làm ra được sản phẩm tò he bóng mượt và màu sắc tươi đẹp. 4. Không chỉ giữ lửa nghề truyền thống của làng tò he Xuân La, với tài năng và niềm đam mê, nghệ nhân trẻ Đặng Văn Hậu còn đưa nghề nặn những con giống bằng bột đến với đông đảo người dân và du khách trong và ngoài nước. 5. Đối với trẻ em cũng như người lớn, trong nước và quốc tế thì mọi người có thể giữ gìn những món đồ chơi đấy trong khoảng thời gian rất dài, có thể tồn tại được đến 3 năm và đồng thời là nghệ nhân Đặng Văn Hậu cũng đang tạo ra một bộ kit tò he. Đó là một bộ mà có thể tham gia vào quá trình tạo ra các sản phẩm đó và từ đó là sẽ kích thích sự sáng tạo của những người chơi, đặc biệt là trẻ em.” 6. Một số vùng tại miền Bắc, người ta còn gọi là "con bánh" vì bên cạnh hình thù các con vật, người ta còn nặn bột thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi... tạo thành mâm cỗ để đi chùa dâng cúng. Về sau, sản phẩm được gắn vào một chiếc kèn ống, ở đầu kèn có quét chút mạch nha, khi thổi phát ra âm thanh "tò te" thế nên có lẽ người ta gọi là "tò te", sau này nói trại thành "tò he".

1 Vote


Tác phẩm: Sin Suối Hồ - nơi hạnh phúc khi đạo hòa đời
ID: 589298
Tác giả: Nguyễn Tất Sơn
Lời giới thiệu: Bản Sin Suối Hồ (xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) là nơi có 149 hộ gia đình đồng bào Mông với hơn 650 nhân khẩu, trong đó có hơn 500 người theo đạo Tin Lành. Đây là địa điểm du lịch hấp dẫn nhất của tỉnh Lai Châu. Năm 2023, tại diễn đàn Hội chợ Du lịch quốc tế ở Indonesia, điểm bản Sin Suối Hồ được vinh danh là điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn nhất ASEAN năm 2022. Nói đến sự đổi thay của Sin Suối Hồ nhiều người thường nhắc đến những cụm từ như: “kì tích Sin Suối Hồ”, “phép lạ Sin Suối Hồ”, hay “chuyện lạ ở bản nghiện Sin Suối Hồ”… bởi trước đây Sin Suối Hồ là bản đói nghèo, chuyên trồng cây thuốc phiện và khoảng hơn 90% dân bản là người nghiện. Thuốc phiện đã làm cuộc sống của người dân trở lên mờ mịt, đói rách, khốn khổ, bệnh tật và nhiều tệ nạn khác. Với những nỗ lực trong việc tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và đoàn kết vươn lên phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là trong việc đóng góp công sức xây dựng bản Sin Suối Hồ trở thành bản du lịch cộng đồng nổi tiếng nhất ASEAN, năm 2023 mục sư Hảng A Xà vinh dự là một trong 75 gương điển hình tiên tiến toàn quốc được Thủ tướng tặng bằng khen. Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, từ năm 2012, nhờ phong trào xây dựng nông thôn mới mà những con đường vào bản Sin Suối Hồ đã được đổ bê tông, các chuồng bò, chuồng lợn, nhà vệ sinh cũng được di dời ra xa nơi ở giúp cho những ngôi nhà của đồng bào dân tộc Mông trở nên gọn gàng, sạch sẽ và vệ sinh hơn trước, cùng với đó người dân còn phát triển thêm nghề trồng địa lan, đào, mận… để phát triển kinh tế nên bản làng giờ đây trông sạch đẹp, trù phú hơn xưa. Đáng chú ý, nhiều người dân trong bản còn đi học tập kiến thức về làm du lịch để mở mô hình du lịch cộng đồng, phục vụ phát triển kinh tế gia đình và du lịch ở địa phương. Với những nỗ lực không ngừng, năm 2015, UBND tỉnh Lai Châu đã công nhận bản Sin Suối Hồ là bản du lịch cộng đồng. Kể từ đây dân bản Sin Suối Hồ có thêm cơ sở và động lực để theo đuổi nghề làm du lịch và trồng địa lan để phát triển kinh tế, nhờ đó tính sơ qua mỗi năm tất cả các hộ làm mô hình này cũng thu về hàng tỉ đồng. Bản Sin Suối Hồ nói chung và điểm nhóm Tin Lành Sin Suối Hồ nói riêng trong thời gian qua đã được Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm. Điến hình như việc Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Tôn giáo tỉnh và chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện hướng dẫn người dân làm các thủ tục đăng kí sinh hoạt tôn giáo. Và vào những dịp lễ trọng của giáo dân, chính quyền các cấp luôn tới chúc mừng, khích lệ và động viên các tín hữu trong điểm nhóm./.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tiếp