Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Nhóm Sài Gòn Xanh - Chung tay bảo vệ môi trường.
ID: 600148
Tác giả: Nguyễn Mạnh Cường
Lời giới thiệu: Ô nhiễm môi trường vẫn luôn là vấn đề nhức nhối và là mối quan tâm chung của xã hội cũng như toàn cầu. Đặc biệt là ở những thành phố lớn , mọi người hay gọi vui là nơi “ đất chật người đông” nhưng ở nơi đó xã hội phát triển không đồng nghĩa với việc ý thức của tất cả người dân đều phát triển . Việc xã rác bừa bãi đã lên đến mức báo động và dường như đã trở thành thói quen của người dân , Nhưng cũng ở nơi đó đã có những con người “Sống Đẹp”. Sài Gòn Xanh là nhóm các bạn trẻ tình nguyện viên với slogan “Nhặt rác để sống khác”. Vì vấn đề nan giải của môi trường và vì sức khỏe của xã hội những bạn trẻ đã thành lập nhóm ban đầu chỉ có 5 thành viên , đến thời điểm hiện tại số tình nguyện viên đã vượt qua con số 500 . Thứ 5 và Chủ Nhật . Hai ngày trong tuần , đều đặn cứ thế các bạn trẻ cùng nhau “ngâm mình”. Dưới những dòng kênh đen ngòm đầy rác thải , xác động vật , kim tiêm , hôi thối và độc hại . Hiện có trên 500 tình nguyện viên thường trực. Ngoài ra còn có những mạnh thường quân tìm đến hỗ trợ về kinh phí. Tuy không nhiều nhưng cũng giúp các thành viên trong nhóm trang bị được những bộ quần áo bảo hộ tốt hơn, mua được bao tay chống cắt, ủng cao su dầy… và đặc biệt là tất cả thành viên đều được tiêm ngừa uốn ván, ngừa sốt xuất huyết, ngừa cảm… Sau hơn 1 năm hoạt động, nhóm Sài Gòn Xanh đã thực hiện dọn rác ở trên 100 khu vực kênh, rạch với khối lượng rác thải các loại lên đến trên 1.500 tấn, giao lại cho các địa phương vận chuyển đến điểm xử lý. Ngoài TP Hồ Chí Minh, nhóm cũng đã đến các tỉnh Tiền Giang, Bình Dương , vớt rác với mong muốn góp phần nâng cao ý thức của người dân vùng nông thôn; dọn rác ở các bãi biển thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhằm đánh thức ý thức giữ gìn vệ sinh của du khách. Hy vọng ngày càng có nhiều nhóm tình nguyện như các bạn để lan tỏa sâu rộng hơn nữa, giúp người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tránh gây ô nhiễm làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

0 Votes


Tác phẩm: Độc đáo Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn
ID: 597560
Tác giả: Nguyen Quy Hoai
Lời giới thiệu: Ngày 26/9/2023, Lễ hội nhảy lửa - một nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Pà Thẻn ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đó là Nghi lễ đón thần thánh xuống trần gian, phù hộ cho dân làng thêm sức khoẻ, đẩy lùi bệnh tật, mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt. Sau khi thầy cúng làm lễ gọi mời thần linh, những người đàn ông Pà Thẻn khỏe mạnh được chọn sẽ tham gia nhảy lửa trên đống than đỏ rực. Năm 2024, Lễ hội được tổ chức tại thôn Nà Nghè, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình. Chú thích ảnh: • Ảnh 02_Nhay_lua_Pa_Then_LP5A0240 / 03_Nhay_lua_Pa_Then_LP5A0143 / 04_Nhay_lua_Pa_Then_LP5A0167: Lễ vật cúng thần có chiếc đàn gõ, chiếc vòng lắc, bát hương, thủ lợn và năm chén rượu, gạo và chút tiền âm, tiền dương. • Ảnh 06_Nhay_lua_Pa_Then_LP5A0476: Không chỉ giúp xua đi tà ma, quỷ dữ và cái lạnh lẽo của mùa đông, thần lửa mang lại sự may mắn, ấm no, hạnh phúc cho họ. • Ảnh 01_Nhay_lua_Pa_Then_LP5A0672: Một khung cảnh thiêng liêng: Các chàng trai Pà Thẻn như có được sức mạnh kỳ lạ khi có thể nhảy vào lửa, di chuyển trên than hồng với chân, tay trầnnhững đôi chân trần tung trong đống lửa, những chùm hoa lửa rực hồng rơi trên đất... Điều kỳ diệu là, sau lễ hội, tay chân hoàn toàn nguyên vẹn, không bị cháy bỏng hay xước sát gì. • Ảnh 05_Nhay_lua_Pa_Then_LP5A0586: Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn nay đã thành sản phẩm du lịch đặc thù thu hút khách. du lịch trong và ngoài nước. Maket_Layout: Nhay_lua_Pa_Then_Layout.jpg

0 Votes


Tác phẩm: F1H2O Bình Định-Việt Nam tự hào hình ảnh cờ đỏ sao vàng
ID: 597131
Tác giả: Nguyễn Phước Hoài
Lời giới thiệu: Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức giải đua thuyền máy nhà nghề quốc tế UIM F1H2O với quy mô quốc tế tại đầm Thị Nại, Quy Nhơn, Bình Định từ ngày 29 đến 31/3 . Tại chặng đua ở Bình Định sẽ có 9 đội đua với 19 tay đua đăng ký tham gia .Chặng đua ở Bình Định không chỉ có ý nghĩa mở màn cho giải đua có mặt tại Việt Nam mà còn mang nhiều ý nghĩa lớn hơn. Trong đó, lần đầu tiên Việt Nam có đội đua tham gia giải mang tên Bình Định - Việt Nam với 2 chiếc thuyền máy mang bản sắc đất nước Việt Nam với hình ảnh cờ đỏ sao vàng . Thuyền máy F1H2O lấy hình ảnh cờ Việt Nam làm chủ đạo, toàn bộ con thuyền được phủ lên một màu đỏ rực rỡ với hình ảnh ngôi sao năm cánh ngay chính giữa mũi thuyền. Qua đó giúp dễ dàng nhận diện đội chủ nhà trên đường đua, hứa hẹn sẽ mang lại nhiều cảm xúc và tự hào cho toàn thể cổ động viên đội đua của Việt Nam chúng ta. Những chiếc thuyền máy F1H2O Việt Nam với sẽ tiếp tục thi đấu ở các chặng đua trên nhiều quốc gia trên thế giới. Dưới sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả, tay đua Jonas Andersson về nhì ở chặng này nhưng trên bảng xếp hạng chung cuộc đội Bình Định - Việt Nam vẫn dẫn đầu với tổng điểm 72 điểm .

0 Votes


Tác phẩm: Lễ cúng tầng khô của đồng bào Chăm Bà Ni
ID: 590194
Tác giả: Nguyễn Văn Anh
Lời giới thiệu: Lễ cúng tầng khô của đồng bào Chăm Bà Ni là lễ cúng người thân của gia đình chết được một khoảng thời gian nhất định. Khi chết, vì lý do nào đó như bệnh truyền nhiễm, thời gian bị Covid, các vị chức sắc đang trong thời gian tháng chay niệm trong thánh đường, hoặc vì lúc đó gia cảnh khó khăn, tử trận chiến tranh … thì các vị tu sĩ đồng ý cho “chôn tạm”, sau một thời gian rồi làm đám tang chính thức đúng nghi thức cúng lễ. Khi làm lễ cúng tầng khô, bà con giết trâu cúng, làm nhà hành lễ ở nhà, các vị tu sĩ ra mộ làm lễ cúng và về nhà làm lễ đọc kinh cầu nguyện cho người chết. Khi ra mộ cúng, các vị tu sĩ (Po Acar) ngồi xung quanh mộ người mất đọc kinh cầu nguyện, người thân ngồi xung quanh lạy. Đồ cúng ngoài thức ăn, ta thấy rất nhiều đồ dùng sinh hoạt hằng ngày của người sống như : võng, quạt, va li, tủ lạnh, chiếu, chăn, quần áo, xe đạp, xe máy, giỏ xách, gối v.v… Tuy nhiên, sau khi hơ nóng lễ vật (theo tâm linh là để cho người mất thụ hưởng) xong rồi bà con đem về xài lại. Ngoài ra, lễ cúng tầng khô có trường hợp được xem như một lễ tạ ơn, vì khi trước người thân người chết, gia đình nghèo túng không cúng lớn, đến nay họ làm ăn khấm khá, thành đạt thì gia đình làm lễ cúng tầng khô lớn, giết nhiều trâu đãi dân làng. Đây là một nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Chăm Bà ni.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tiếp