Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam!

Sắp xếp theo

Tác phẩm: PHỐ CỔ HỘI AN TOÀN CẢNH
ID: 11878
Tác giả: Huỳnh Mỹ Thuận
Lời giới thiệu: Phố cổ Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam, năm 1999 Hội An được UNESCO công nhận là Di Sản Văn Hóa Thế Giới ,nơi thu hút hàng triệu lượt du khách tìm về mỗi năm.Đến Phố cổ điểm thu hút nhất là kiến trúc các Ngôi Chùa vừa mang nét văn hóa Việt pha lẫn văn hóa Nhật Bản và Trung hoa, nơi nổi tiếng nhất là Chùa Cầu hay Chùa Nhật Bản, một công trình kiến trúc độc đáo thu hút du khách viến thăm khi đến phố cổ .Một tam quan ngôi chùa có kiến trúc độc đáo là gọi là Cổng chùa Bà mụ . Một ngôi chùa cổ kính được xây dựng vào năm 1626 , theo dòng thời gian lâu dài, sự hủy hoại của thiên nhiên hơn 300 năm di tích ch3 còn lại là cổng chùa .. cổng chùa Bà Mụ soi bóng xuống hồ trông như một bức tranh thủy mặc. nơi nhiều du khách tìm đến , nhất là các thiếu nữ với chiếc áo dài truyền muôn màu thống đến chụp ảnh lưu niệm tạo nên một búc tranh muôn màu từ lúc bình minh đến khi hoàng hôn buông xuống. Một phố cổ thanh bình cùng với những người dân vui vẻ, hiến hòa mến khách là một nét văn hóa riêng khi đón tiếp những du khách phương xa là cho du khách có cảm giác thân thiện, thoải mái như về đến nhà.

0 Votes


Tác phẩm: Lễ Tẩu Sai của người Dao đỏ Văn Yên - Yên Bái
ID: 27279
Tác giả: Phan huy Thiệp
Lời giới thiệu: Theo tín ngưỡng người Dao, lễ cấp sắc là một phong tục bắt buộc đối với người đàn ông. Nếu chưa trải qua cấp sắc thì người đàn ông dù sống tới già vẫn bị coi là trẻ con vì chưa được thầy cấp đạo sắc, chưa được đặt tên âm... Người đã được cấp sắc dù là trẻ tuổi vẫn được tham gia các nghi lễ quan trọng của gia đình hay cộng đồng. Người Dao quan niệm, chỉ người đã thụ lễ mới có đủ tâm, đức để phân biệt phải trái ở đời, mới được công nhận là con cháu của Bàn Vương, khi chết hồn mới được về với tổ tiên. Trong tiếng Dao, Tẩu Sai là sắc phong cấp bậc thầy - chứng minh cho sự trưởng thành đã đạt đến cấp cao. Người được cấp sắc Tẩu Sai sẽ được cộng đồng trọng vọng, trở thành thầy cúng cấp cao, đủ uy tín để đứng ra tổ chức các nghi lễ quan trọng cho bản làng. Lễ Tẩu Sai là một trong những nghi lễ độc đáo và được lưu truyền từ nhiều đời nay trong cộng đồng dân tộc Dao Đỏ. Thông qua Lễ Tẩu Sai có thể thấy được một kho tàng văn hóa cổ truyền của người Dao với giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc, qua những câu chuyện cổ, những làn điệu hát, múa... nhiều tranh vẽ, hình cắt giấy trang trí mang tính thẩm mỹ cao. Lễ cấp sắc của người Dao có giá trị nhân văn cao, tôn vinh đạo lý về hôn nhân, hạnh phúc gia đình, gắn kết cộng đồng, dòng họ thể hiện ở các điều giáo huấn ghi trong sắc cấp cho người thụ lễ.

0 Votes


Tác phẩm: Lâm Bình Ngày Hội Du Lịch
ID: 19669
Tác giả: Dương Công Sơn
Lời giới thiệu: Lâm Bình Là một huyện của tỉnh Tuyên Quang, Lâm Bình là nơi được đánh giá rất có tiềm năng về phát triển kinh tế. Đây là một trong những địa điểm du lịch đang có rất nhiều bước đột phá khác nhau. Hiện nay, nơi đây đã được đưa vào khai thác rất nhiều để xúc tiến và đẩy mạnh phát triển kinh tế và du lịch. Cứ mỗi độ xuân về, Lâm Bình lại là nơi được rất nhiều Du khách chọn lựa khi tới tham quan Tuyên Quang. Nơi đây có cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Bởi bao quanh khu vực này là 99 ngọn núi Thượng Lâm hùng vĩ. Đây chính là sự ưu ái mà thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây. Cảm giác khi đặt chân tới vùng đất này thật tuyệt. Du Khách sẽ được hít hà bầu không khí xanh trong, mát mẻ và được thảnh thơi khám phá cảnh đẹp. Tại khu du lịch Lâm Bình Tuyên Quang, Du Khách sẽ được tham quan hồ nước sinh thái, được ngắm những cánh rừng nguyên sinh xanh bạt ngàn. Tất cả đều góp phần tạo nên một bức tranh thiên nhiên vô cùng cuốn hút mà chỉ cần nhìn thấy là đã cảm thấy thích thú, bên cạnh đó Du Khách còn được tham gia lễ hội khinh khí cầu ,và xem các trò chơi dân gian thật thú vị.

0 Votes


Tác phẩm: Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây
ID: 6567
Tác giả: Kim Hoài Nam
Lời giới thiệu: Đồng bào Khmer ở Nam Bộ có tôn giáo chính là Phật giáo. Những lễ hội của họ mang màu sắc tôn giáo và gắn liền với sinh hoạt chùa chiền. Chôl Chnăm Thmây là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer. Đây là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Khmer. Trước ngày lễ, bà con Khmer lo chuẩn bị rất chu đáo. Trước tiên, gia đình nào cũng tập trung cho việc ăn mặc đẹp. Các cháu nhỏ được may sắm những bộ quần áo mới. Các nhà sư ở chùa làm lễ, tụng kinh cầu an rồi lấy nước thơm để tắm tượng Phật. Ở khắp nơi, bà con cũng tắm nước thơm để rửa sạch những cái không tốt của năm cũ, chào đón những cái may mắn trong năm mới. Tết Chôl Chnăm Thmây thường tổ chức khoảng đầu tháng Chét của lịch Phật giáo Khmer (khoảng giữa tháng 4 dương lịch), kéo dài trong 3 ngày 14, 15, 16 tháng 4 dương lịch. - Ngày đầu tiên có tên là Maha Songkran (Chôl Sangkran Thmây) - Ngày thứ hai có tên là Wanabat (Wonbơf) - Ngày thứ ba có tên là Tngai Laeung Saka (Lơng Săk) Trong các ngày này mọi người đi thăm hỏi lẫn nhau, chúc nhau tài lộc, sức khoẻ, phát đạt và cùng nhau tham gia các trò vui chơi mang đậm nét văn hóa truyền thống.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 Tiếp