Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Một thời hồn nhiên
ID: 592280
Tác giả: Đội Truyền thông - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
Lời giới thiệu: Nhớ chiều nào tung tăng bên cánh đồng bát ngát trào dâng, ôi nhớ lắm cái vẻ mộc mạc, bình dị của thôn quê, nhớ lắm cái màu vàng úa của mùa lúa chín vàng nuôi ta khôn lớn, nhớ lắm cái bọn trẻ thơ ngày ấy tíu tít, vi vu cùng cánh diều năm nào. Ta nói, tiếng cười, tiếng hò reo của bọn trẻ vang lên rộn ràng khắp cánh đồng, làm tan biến những mệt mỏi và lo toan trong cuộc sống. Những đứa trẻ hồn nhiên, tay nắm chặt dây diều, mắt hướng lên bầu trời với niềm hân hoan. Đối với người trưởng thành, cánh diều có thể đơn thuần là một trò chơi, nhưng với bọn trẻ lúc bấy giờ đó là biểu tượng của sự tự do, sự khát khao để vươn lên trong cuộc sống. Remembering carefree afternoons in the vast fields, oh how we miss the simplicity and rustic charm of the countryside, the golden hue of ripe rice fields that raised us, and the children who used to play joyfully with their kites. The sound of their laughter and cheers echoed across the fields, melting away the fatigue and worries of life. These innocent children, holding the kite strings tightly, eyes fixed on the sky with joy. For adults, kites might just be a game, but for children back then, it symbolized freedom and the aspiration to rise in life.

3 Votes


Tác phẩm: Ngang trời rực rỡ
ID: 603365
Tác giả: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Lời giới thiệu: Ngang trời rực rỡ... ----------------------------------------------------------------------- Đồi Ba Quáng... Việt Nam ta được trời đất ban tặng cho biết bao khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp khiến bạn bè quốc tế phải say đắm trước vẻ đẹp của đất nước hình chữ S. Từ Bắc xuống Nam, mỗi một vùng miền đều mang trong mình những nét đẹp riêng biệt. Nếu miền Nam có vẻ đẹp của sông nước thì khi đi du lịch miền Bắc bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những đồi núi cao mênh mông. Và trong bài viết này, Ba Quáng (Vinh Quý) có view triệu đô tuyệt đẹp miền Bắc. Nhắc đến săn mây chắc hẳn du khách sẽ nghĩ ngay đến Đà Lạt. Nhưng chẳng cần đi Đà Lạt nữa, tại đồi cỏ Ba Quáng bạn cũng sẽ có cơ hội trải nghiệm thú vui săn mây, ngắm nhìn những đám mây trắng bồng bềnh trôi nhẹ lưng chừng đồi. Thời điểm để bạn có thể nhìn thấy mây nhiều là vào sáng sớm bình minh vừa ló rạng. Bạn có thể di chuyển đến đồi thông Vinh Quý nằm cạnh đồi cỏ cháy để có thể ngắm mây rõ hơn. Lúc này những tia nắng sớm chiếu xuyên qua những màn mây tạo nên một khung cảnh vô cùng thơ mộng, huyền ảo không thua gì thiên đường săn mây Đà Lạt. Ngựa và người Tày... Từ xa xưa, với người dân tộc Tày ở tỉnh ta, ngựa không chỉ gắn bó mật thiết trong đời sống mà còn đi vào tục ngữ mang giá trị giáo dục sâu sắc. Chuyện kể rằng, ở châu Tư Lang xưa (nay là huyện Trùng Khánh) có Thổ quan Hoàng Nghệ bắt được A Thai - Phó tướng quân Nguyên Mông đem dâng vua Trần (theo Đại Việt sử ký toàn thư quyển II, trang 62). Thổ quan Hoàng Nghệ có con ngựa trắng như tuyết rất đẹp, nhưng lại là con ngựa cái nên ai cũng chê cười vì quan cưỡi ngựa cái, trái với thời đó, các quan lại phải cưỡi ngựa đực to, đẹp. Nhưng con ngựa trắng của Hoàng Nghệ đẹp khác thường, tinh khôn, chỉ cần cưỡi lên lưng, nói nhỏ vào tai là nó tự biết đường đi không cần cầm cương điều khiển. Hiện nay cuộc sống hiện đại, ngựa không còn là “đầu cơ nghiệp” của đồng bào vùng cao, nhưng tại các bản làng vùng cao người Tày, Nùng vẫn duy trì nuôi ngựa. Bởi với đồng bào, ngựa là con vật quan trọng trong đời sống sinh hoạt và sản xuất. Ngựa theo chân người xuống núi, chở nông sản xuống các phiên chợ để trao đổi. Tại một số diểm, khu du lịch, ngựa được sử dụng để du khách trải nghiệm, trở thành một dịch vụ du lịch khá hấp dẫn.

0 Votes


Tác phẩm: GÓI BÁNH CHƯNG TRONG NGÔI NHÀ DI SẢN CỦA HÀ NỘI
ID: 600026
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Lời giới thiệu: Không khí ấm áp, Tết sum vầy cùng gói bánh chưng dịp Tết Nguyên đán được tái hiện tại ngôi nhà di sản 87 Mã Mây (quận Hoàn Kiếm) thu hút đông đảo người dân và du khách quốc tế tham gia. Chú thích ảnh bài: Gói bánh chưng trong ngôi nhà di sản của Hà Nội 1. Mỗi dịp Tết đến xuân về, chiếc bánh chưng xanh không chỉ nhắc nhở mỗi người về một sản vật biểu trưng cho văn hóa dân tộc, mà còn khiến mỗi người dân đất Việt trân quý hơn một phong tục đẹp và lâu đời trong Tết cổ truyền Việt. 2. Nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa Mừng Đảng - Mừng Xuân với chủ đề “Tết Việt – Tết Phố 2024”,sáng 4/2/2024 (24 tháng Chạp), tại Ngôi nhà Di sản (87 phố Mã Mây, Hoàn Kiếm, Hà Nội), Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp CLB Đình làng Việt tổ chức không gian gói, luộc bánh chưng đón Tết cổ truyền như cách của người "Hà Nội xưa". 3. Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội mong muốn truyền tải đến nhân dân, du khách một số nét đặc trưng của ngày Tết truyền thống tại khu phố cổ Hà Nội. Bánh chưng làm từ những nguyên liệu gần gũi với đời sống người nông dân như gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh, hành, hạt tiêu, lá dong, lạt giang... 4. Bánh chưng được gói bằng tay, không dùng khuôn gói bánh. Trong xã hội hiện đại nhiều phong tục truyền thống dần bị mai một, nhưng một tập quán xa xưa vẫn được người Việt lưu giữ tới nay là tục gói bánh chưng dâng cúng tổ tiên ngày Tết Nguyên đán. 5. Tục gói bánh chưng, bánh tét ngày Tết đã trở thành nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Bánh chưng, bánh tét dùng để cúng lễ thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên và nói lên ước mơ mọi người, mọi nhà về một năm mới sung túc, an lành, hạnh phúc. 6. Nhắc đến bánh chưng, bánh giầy, bánh tét là nhắc đến những phong tục, truyền thống thờ cúng tổ tiên, cảm ơn trời đất cho một năm mùa màng bội thu bằng những món ăn được làm từ nếp, xuất phát từ nền văn hóa lúa nước, nông nghiệp lâu đời. Mỗi dịp Tết đến xuân về, chỉ cần thoáng nghe mùi nếp lan toả từ những chiếc bánh chưng, đòn bánh tét là những người con xa quê bỗng thấy rưng rưng nhớ về nguồn cội, ông bà cha mẹ. Đêm giao thừa, cả gia đình quây quần bên nhau xếp lá, gói bánh, nấu bánh… đã trở thành một hình ảnh thân thương, không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền. 7. Ông Nguyễn Xuân Nguyên (quận Tây Hồ) chia sẻ: “Rất lâu rồi tôi chưa được tự tay gói bánh chưng. Tôi thấy xúc động khi tham gia hoạt động này, bởi nó gợi lại những ký ức xưa cùng gia đình quây quần bên nồi bánh chưng ngày Tết”. 8. Du khách đến đây sẽ được cảm nhận không gian Tết của một gia đình Hà Nội xưa với mâm cỗ Tất niên, cảnh quây quần bên nồi bánh chưng, thưởng thức các món ăn đặc sản Tết của Hà Thành... 9. Những làn khói nghi ngút bốc lên từ nồi luộc bánh chưng, cùng mùi hương của lá dong, gạo nếp. Cứ như thế, năm nào cũng vậy, Tết đã cận kề.

0 Votes


Tác phẩm: Lễ cúng tầng khô của đồng bào Chăm Bà Ni
ID: 590194
Tác giả: Nguyễn Văn Anh
Lời giới thiệu: Lễ cúng tầng khô của đồng bào Chăm Bà Ni là lễ cúng người thân của gia đình chết được một khoảng thời gian nhất định. Khi chết, vì lý do nào đó như bệnh truyền nhiễm, thời gian bị Covid, các vị chức sắc đang trong thời gian tháng chay niệm trong thánh đường, hoặc vì lúc đó gia cảnh khó khăn, tử trận chiến tranh … thì các vị tu sĩ đồng ý cho “chôn tạm”, sau một thời gian rồi làm đám tang chính thức đúng nghi thức cúng lễ. Khi làm lễ cúng tầng khô, bà con giết trâu cúng, làm nhà hành lễ ở nhà, các vị tu sĩ ra mộ làm lễ cúng và về nhà làm lễ đọc kinh cầu nguyện cho người chết. Khi ra mộ cúng, các vị tu sĩ (Po Acar) ngồi xung quanh mộ người mất đọc kinh cầu nguyện, người thân ngồi xung quanh lạy. Đồ cúng ngoài thức ăn, ta thấy rất nhiều đồ dùng sinh hoạt hằng ngày của người sống như : võng, quạt, va li, tủ lạnh, chiếu, chăn, quần áo, xe đạp, xe máy, giỏ xách, gối v.v… Tuy nhiên, sau khi hơ nóng lễ vật (theo tâm linh là để cho người mất thụ hưởng) xong rồi bà con đem về xài lại. Ngoài ra, lễ cúng tầng khô có trường hợp được xem như một lễ tạ ơn, vì khi trước người thân người chết, gia đình nghèo túng không cúng lớn, đến nay họ làm ăn khấm khá, thành đạt thì gia đình làm lễ cúng tầng khô lớn, giết nhiều trâu đãi dân làng. Đây là một nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Chăm Bà ni.

0 Votes


Tác phẩm: LĂNG ÔNG-DỰNG NÊU ĐÓN TẾT-NÉT ĐẸP VĂN HÓA CỔ TRUYỀN DUY NHẤT CÒN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ID: 35993
Tác giả: Kiều Anh Dũng
Lời giới thiệu: Theo quan niệm của người dân Việt từ bao đời nay,cây nêu được dựng vào dịp Tết Nguyên Đán mang ý nghĩa rất thiêng liêng,tránh những xui xẻo & mang lại một năm mới may mắn cho gia chủ. Gần đây, người ta dường như có xu hướng tối giản đi những tập tục ngày Tết.Những phong tục cổ truyền đã không còn xuất hiện nhiều ở các thành phố lớn,nơi nhịp sống luôn vội vã từng ngày.Đặc biệt phải nhắc tới phong tục dựng cây nêu-một hình ảnh có tính biểu tượng gắn liền với TẾT NGUYÊN ĐÁN Nghi lễ dựng cây nêu được thực hiện theo đúng truyền thống từ lâu đời trong văn hóa của người dân nước Việt.Đó là dùng cây tre già,lóng tre đều và còn nguyên lá tươi trên ngọn ,được treo cờ hội ngay ngắn bên dưới lá tre,trang trí thêm lồng đèn tạo màu sắc,lá phướn mang câu chữ với ý nghĩa chúc mừng năm mới cùng những vật dụng trang trí tạo âm thanh như chuông ... Hiện tại ở Thành phố Hồ Chí Minh chỉ còn một nơi duy nhất thực hiện nghi lể Dựng Nêu đón Tết đó là Lăng Đức Thượng Công Tả Quân Lê Văn Duyệt vào ngày 30 (29)tháng chạp hàng năm trong sân sau lối vào cổng Tam Quan. Nghi lể DỰNG NÊU được thực hiện và duy trì hơn 200 năm qua của Ban trị sự,Chính quyền địa phương cùng người dân cả nước,đặc biệt là cộng đồng người Việt gốc Hoa Thành phố khi mỗi dịp Tết đến Xuân về.Đây là một nét văn hóa có ý nghĩa trong đời sống tâm thức của người Việt từ xa xưa

0 Votes


Tác phẩm: BỘI THU MÙA LƯỚI CÁ MAI CÁ TRÍCH
ID: 593442
Tác giả: Nguyễn Văn Khởi
Lời giới thiệu: Khi những cơn gió mùa Tây Nam mang theo hơi nước thổi vào đất liền báo hiệu mùa mưa đến cũng là lúc ngư dân đánh bắt gần bờ ở Bà Rịa - Vũng Tàu bước vào mùa đánh bắt cá mai - cá trích... Theo các ngư dân mùa cá mai, cá trích ở Bà Rịa Vũng Tàu kéo dài từ tháng 03 đến tháng 09 hàng năm, nhưng thời điểm rộ nhất là tháng 6, tháng 7 và tháng 8 âm lịch và ngư trường có cá mai, cá trích chỉ cách gần bờ khoảng 10 đến 12 hải lý. Vào thời gian này, chỉ mất khoảng 2-3 giờ mỗi chiếc thuyền với 3-4 lao động, có thể kéo được hàng trăm kg cá mai, cá trích, thuyền nào ít thì cũng được vài chục kg. Thời gian đánh bắt cá mai, cá trích thường từ khoảng 3 giờ sáng đến khi mặt trời nhô lên khỏi biển cũng là lúc đoàn thuyền vào bờ. Quang cảnh bãi biển trở nên nhộn nhịp, chỗ kéo thuyền, chỗ rũ lưới, nhặt cá, chỗ mua bán... Cá đánh bắt lên được bán tại chỗ cho khách du lịch và các thương lái. Khách du lịch ghé thăm TP. Vũng Tàu trong thời gian này hoặc các khu du lịch ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu như bãi biển Phước Hải (Đất Đỏ), bãi biển Bình Châu (Xuyên Mộc) hoặc Bãi Biển cạnh Dinh Cô (Long Hải), Bãi Sau và Bãi Trước TP Vũng Tàu ... du khách được thăm quan, trải nghiệm và hòa vào nhịp sống sinh hoạt của Ngư dân nơi đây cùng những tia nắng Ban Mai rực rỡ đón chào một ngày mới đang bắt đầu.

1 Vote


Tác phẩm: lễ Phong phẩm Phó cả sư (Lễ Pok Tapah)
ID: 590169
Tác giả: Nguyễn Văn Anh
Lời giới thiệu: Đây là những hình ảnh Lễ Pok Tapah (Phong phẩm Phó Cả sư) của sư cả chức sắc Huỳnh Cạn thôn Phan Hiệp - huyện Bắc Bình, nghi lễ này ghi nhận một bước trưởng thành của một tu sĩ người Chăm Bà-la-môn giáo. Đây là một nghi lễ phong phú, nhiều màu sắc rực rỡ. Có rất nhiều nghi thức được thực hiện trong nhiều ngày, quy tụ nhiều con người để làm nên một cuộc lễ. Và cũng thật khó để chụp lại những hình ảnh này. Trải qua nhiều năm tháng, nhiều biến động thăng trầm trong lịch sử, cùng với những tác động bất lợi của các nền văn hóa khác trong cuộc sống hiện tại, nhưng họ âm thầm, miệt mài gìn giữ màu sắc của tổ tiên, hình như (theo tôi) không sót một ly nào. Nhìn những hình ảnh bạn sẽ thấy rõ những nghi lễ của họ thật độc đáo, đầy bản sắc dân tộc Chăm và có nhiều nét nghệ thuật trong đó nữa. Ai chứng kiến những nghi lễ của họ, mới hiểu được chiều sâu, cũng như nội lực của nền văn hóa Chămpa. Cũng phải nói thêm rằng, để duy trì nền tảng văn hóa tổ tiên để lại, mọi người cũng phải ghi nhận sự gánh chịu của đồng bào, tuy rằng cuộc sống của họ vẫn còn nghèo khó. Mình tin rằng văn hóa Champa sẽ trường tồn theo năm tháng, cũng giống như những ngôi tháp Chăm đẹp đẽ và cổ kính kéo dài từ Quảng bình đến Phú Hài – Phan Thiết vậy. Những ngôi tháp Chăm sừng sững, hiên ngang giữa bầu trời đã chứng minh rõ nét nhất cho sự bất diệt của nền văn hóa Champa.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tiếp